Cách hạch toán chi nhánh hạch toán độc lập năm 2024

Chi nhánh hạch toán độc lập là gì? Quy Định Về Chi Nhánh Hạch Toán Độc Lập sẽ bao gồm những nội dung gì? Tất cả sẽ được Phần mềm kế toán Online EasyBooks phân tích chi tiết tại bài viết dưới đây!

Cách hạch toán chi nhánh hạch toán độc lập năm 2024

Mặc dù chi nhánh hạch toán độc lập là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp nhưng chế độ tài chính của chi nhánh sẽ hoàn toàn độc lập với công ty chủ quản. Cụ thể, chi nhánh độc lập sẽ:

  • Tự xác định chi phí và thu nhập tính thuế;
  • Tự thực hiện mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi lại trong sổ kế toán riêng;
  • Tự kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNCN và lệ phí môn bài;
  • Tự kê khai và quyết toán thuế TNDN;
  • Tự lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm tại chi nhánh;
  • Có con dấu riêng, mã số thuế 13 số, sử dụng hóa đơn và tài khoản ngân hàng riêng;
  • Phòng kế toán hoặc bộ phần kế toán tại chi nhánh hạch toán độc lập là đơn vị kế toán theo Luật Kế toán.

\>>>>>Tìm hiểu thêm: Đối Tượng Của Hạch Toán Kế Toán Là Gì?

2. Quy định về chi nhánh hạch toán độc lập thế nào?

Cách hạch toán chi nhánh hạch toán độc lập năm 2024

Vấn đề này hiện nay được hiểu là: Chi nhánh của công ty là một bộ phận của công ty, không có tư cách pháp nhân, theo quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
  3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
  4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
  6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Do đó, chi nhánh của công ty không thể có vốn điều lệ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 được hiểu là:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:…

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Về khoản vốn chi cho hoạt động của chi nhánh sẽ được điều chuyển từ công ty mẹ. Công ty mẹ điều chuyển vốn cho chi nhánh để kinh doanh, không thể coi là hoạt động thay đổi vốn điều lệ nên không thể báo giảm vốn điều lệ. Chi nhánh hoạt động độc lập, hạch toán độc lập nhưng cuối cùng lỗ , lãi đều tính vào doanh thu của công ty.

Khi nhận vốn từ công ty mẹ, theo quy định tại chế độ kế toán, ban hành kèm quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính quy định:

* Hạch toán ở công ty chính: khi công ty chuyển nhượng vốn cho chi nhánh:

– Nợ TK (136) ( vốn KD ở đơn vị trực thuộc)

– Có các TK 111,112 ( giảm vốn ở công ty chính)

* Hạch toán ở chi nhánh: Khi chi nhánh nhận được vốn từ công ty chính chuyển xuống thì hạch toán như sau:

– Nợ các TK 111, 112

– Có các Tk 411

\>>>>>>Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Hạch Toán Thu Hộ Chi Hộ

3. Những ưu điểm và nhược điểm của chi nhánh hạch toán độc lập hiện nay thế nào?

Cách hạch toán chi nhánh hạch toán độc lập năm 2024

Để có thể lựa chọn được hình thức chi nhánh hạch toán độc lập hay chi nhánh hạch toán độc lập phụ thuộc thì phải hiểu được những ưu điểm và nhược điểm của loại hình này. Vậy có những ưu điểm nào đáng được chú ý của chi nhánh hạch toán độc lập? Bên cạnh đó chúng ta cũng cần có những hiểu biết toàn diện hơn đối với mỗi vấn đề, ví dụ như nhược điểm của chi nhánh hạch toán độc lập. Nội dung cơ bản về các ưu điểm và nhược điểm gồm có:

Ưu điểm:

Sổ sách, chứng từ độc lập, rõ ràng nên dễ dàng trong việc quản lý chi phí và phân tích tình hình lỗ lãi của chi nhánh cũng như của công ty.

Nhược điểm:

  • Phải tự kê khai, tự thực hiện các loại báo cáo: BCTC, báo cáo thuế và các loại báo cáo khác cho cơ quan chức năng.
  • Mọi hồ sơ, sổ sách kế toán đều phải được làm và lưu trữ riêng.
  • Phát sinh chi phí quản lý, tổ chức nhân sự ở bộ phận kế toán.

\>>>>>>Tìm hiểu thêm: Nhiệm Vụ Của Kế Toán Ngân Hàng Trong Doanh Nghiệp

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Quy Định Về Chi Nhánh Hạch Toán Độc Lập. Mới Nhất 2024“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

———————————

EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.