Cách hạch toán cá nghiệp vụ nhập khẩu năm 2024

Một trong những bút toán thường gặp của kế toán công ty xuất nhập khẩu là hạch toán hàng nhập khẩu. Vậy cách hạch toán hàng nhập khẩu như thế nào? Cách tính thuế nhập khẩu ra sao? Đây chính là những câu hỏi thường được mọi người quan tâm đến nhất. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Cách hạch toán hàng nhập khẩu, thuế nhập khẩu

Nội Dung Chính

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
  • Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

Vấn đề tỷ giá hàng nhập khẩu

Không giống như các bút toán hạch toán mua hàng thông thường, khi thực hiện bút toán hạch toán hàng nhập khẩu, kế toán viên phải đặc biệt chú ý đến các vấn đề tỷ giá được sử dụng

Áp dụng từ điều 51 Thông tư 200/2014/TT-BTC, tỷ giá hàng nhập khẩu sẽ áp dụng theo nguyên tắc:

  • Khi phát sinh khoản phải trả người bán từ hoạt động nhập khẩu (bên Có tài khoản 331), kế toán sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch);
  • Khi thanh toán cho người bán (bên Nợ tài khoản 331), kế toán ghi theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó);
  • Trường hợp ứng trước cho bên bán bằng ngoại tệ;
  • Khi thực hiện ứng trước (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ: áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước;
  • Khi khoản ứng trước đã đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí (bên Có TK 331): áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.

Lưu ý:

Cuối kỳ, kế toán phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ.

Cách hạch toán hàng nhập khẩu

Theo Khoản 5, Điều 1, Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 4.1 Điều 69, Thông tư số 200/2014/TT-BTC:

Trường hợp 1: Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán ngay bằng ngoại tệ

Bạn phải ghi như sau:

  • Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 211… (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
  • Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính ( Nếu lãi tỷ giá hối đoái).

Trường hợp 2: Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán ngay tiền

Căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211…
  • Có các TK 331,…

Sau đó, khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ:

  • Nợ các TK 331 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
  • Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

Trường hợp 3: Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ

Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm ứng trước, ghi:

  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bản (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
  • Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

Sau đó, khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:

Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm ứng trước, ghi:

  • Nợ TK 151, 152,153, 156, 211
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bản (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).

Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:

  • Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).

Cuối cùng, khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ

  • Nợ TK 331, … (tỷ giá ghi sổ kế toán)
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
  • Có TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

Hạch toán các loại thuế đối với hàng nhập khẩu

Khi mua hàng hóa nhập khẩu thì các doanh nghiệp phải làm tờ khai hải quan đồng thời đóng các loại thuế vào Ngân sách Nhà nước (Thuế Nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng).

Kế toán lưu ý:

  • Các loại thuế hàng nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan tính căn cứ vào tờ khai Hải quan nên doanh nghiệp chỉ cần dựa vào tờ khai để hạch toán tiền thuế.
  • Các khoản thuế phát sinh được tính vào giá trị của hàng nhập khẩu

Doanh nghiệp khai thuế theo phương pháp khấu trừ có thể được kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; Doanh nghiệp khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì thuế giá trị gia tăng đầu vào được tính vào giá trị hàng nhập khẩu

Dựa trên tờ khai hải quan, kế toán định khoản:

  • Nợ TK 152, 153,156, 211
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
  • Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu
  • Có TK 333… (thuế khác nếu có)

Nếu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, kế toán ghi

  • Nợ TK 133
  • Có TK 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Nếu thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ hoặc doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:

  • Nợ TK 152, 153,156, 211
  • Có TK 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Khi nộp thuế, kế toán ghi:

  • Nợ TK 33312, TK 3332, TK 3333, TK 33381
  • Có TK 111, TK 112

Hạch toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tương đối khó khăn nên việc cần đến sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ là điều dễ hiểu. Hiện nay, trên thị trường có nhiều phần mềm công nghệ, trong đó nổi bật có phần mềm kế toán online MISA AMIS đáp ứng tối các nghiệp vụ xuất nhập khẩu:

Tính giá vốn cho từng đơn hàng, hợp đồng:

  • Tự động tổng hợp các chi phí trực tiếp cho từng đơn hàng, hợp đồng;
  • Tự động phân bổ chi phí chung cho từng đơn hàng, hợp đồng dựa trên nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí trực tiếp hay doanh thu;
  • Tự động kết chuyển chi phí từng đơn hàng, hợp đồng để ghi nhận giá vốn của từng đơn hàng, hợp đồng.

Quản lý tình hình nhập – xuất – tồn kho theo từng hợp đồng

Hạch toán đa ngoại tệ;

  • Hạch toán các chứng từ doanh thu, chi phí theo nhiều loại ngoại tệ;
  • Tự động tính các tỷ giá xuất quỹ ngoại tệ và hạch toán chênh lệch tỷ giá xuất quỹ theo một trong hai phương pháp bình quân tức thời và bình quân cuối kỳ;
  • Khi phát sinh nghiệp vụ thu tiền khách hàng hay trả tiền nhà cung cấp bằng ngoại tệ mà có phát sinh chênh lệch tỷ giá thì phần mềm sẽ tự động hạch toán;
  • Tự động đánh giá lại ngoại tệ cuối năm và tổng hợp lên các BCTC. Cách tính thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu được tính theo công thức sau:

Thuế nhập khẩu = Số lượng x Giá tính thuế x Thuế suất thuế nhập khẩu

Trong đó:

Giá tính thuế nhập khẩu

Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF.

Thường được xác định bằng cách áp dụng theo thứ tự 3 phương pháp và dừng lại ở phương pháp xác định được giá tính thuế.

  • Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch;
  • Phương pháp 2: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
  • Phương pháp 3: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

Lưu ý khi xác định giá tính thuế nhập khẩu:

  • Ðối với hàng hoá nhập khẩu, nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ, đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng;
  • Trong trường hợp hàng hoá nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu, thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định.
  • Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.

Thuế suất thuế nhập khẩu

Thuế suất thuế nhập khẩu sử dụng thuế suất tỷ lệ %, mức tuyệt đối, phân biệt cho từng mặt hàng nhằm hướng dẫn hoạt động nhập khẩu. Ngoài ra còn phân biệt theo khu vực thị trường, nhằm thực hiện chính sách thương mại của Nhà nước. Bao gồm:

Thuế suất ưu đãi

  • Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
  • Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt

  • Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do (FTA), liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác;
  • Áp dụng cho mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với các bước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận. Hàng hóa phải có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó.

Thuế suất thông thường

  • Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam;
  • Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định. Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%

Thuế bổ sung: Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau, ngoài việc chịu thuế theo quy định còn phải chịu thuế bổ sung.

  • Giá bán của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá hoặc được nhận trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam;
  • Hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam.

Hạch toán các loại thuế đối với hàng nhập khẩu

Khi mua hàng hóa nhập khẩu thì các doanh nghiệp phải làm tờ khai hải quan đồng thời đóng các loại thuế vào Ngân sách Nhà nước (Thuế Nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng).

Kế toán lưu ý:

Các loại thuế hàng nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan tính căn cứ vào tờ khai Hải quan nên doanh nghiệp chỉ cần dựa vào tờ khai để hạch toán tiền thuế.

Các khoản thuế phát sinh được tính vào giá trị của hàng nhập khẩu

Doanh nghiệp khai thuế theo phương pháp khấu trừ có thể được kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; Doanh nghiệp khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì thuế giá trị gia tăng đầu vào được tính vào giá trị hàng nhập khẩu

Dựa trên tờ khai hải quan, kế toán định khoản:

  • Nợ TK 152, 153,156, 211
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
  • Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu
  • Có TK 333… (thuế khác nếu có)

Nếu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, kế toán ghi

  • Nợ TK 133
  • Có TK 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Nếu thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ hoặc doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:

  • Nợ TK 152, 153,156, 211
  • Có TK 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Khi nộp thuế, kế toán ghi:

  • Nợ TK 33312, TK 3332, TK 3333, TK 33381
  • Có TK 111, TK 112

Hạch toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tương đối khó khăn nên việc cần đến sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ là điều dễ hiểu. Hiện nay, trên thị trường có nhiều phần mềm công nghệ, trong đó nổi bật có phần mềm kế toán online MISA AMIS đáp ứng tối các nghiệp vụ xuất nhập khẩu:

Tính giá vốn cho từng đơn hàng, hợp đồng:

  • Tự động tổng hợp các chi phí trực tiếp cho từng đơn hàng, hợp đồng;
  • Tự động phân bổ chi phí chung cho từng đơn hàng, hợp đồng dựa trên nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí trực tiếp hay doanh thu;
  • Tự động kết chuyển chi phí từng đơn hàng, hợp đồng để ghi nhận giá vốn của từng đơn hàng, hợp đồng.

Quản lý tình hình nhập – xuất – tồn kho theo từng hợp đồng

Hạch toán đa ngoại tệ;

  • Hạch toán các chứng từ doanh thu, chi phí theo nhiều loại ngoại tệ;
  • Tự động tính các tỷ giá xuất quỹ ngoại tệ và hạch toán chênh lệch tỷ giá xuất quỹ theo một trong hai phương pháp bình quân tức thời và bình quân cuối kỳ;
  • Khi phát sinh nghiệp vụ thu tiền khách hàng hay trả tiền nhà cung cấp bằng ngoại tệ mà có phát sinh chênh lệch tỷ giá thì phần mềm sẽ tự động hạch toán;
  • Tự động đánh giá lại ngoại tệ cuối năm và tổng hợp lên các BCTC.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Cách hạch toán hàng nhập khẩu, thuế nhập khẩu do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.