Cách giao tiếp với trẻ 1 tuổi

Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn giải như đạp chân. Ba mẹ luôn cảm thấy thật thú vị với những hành động đáng yêu này của con. Thế nhưng mẹ đã biết cách nói chuyện với trẻ sơ sinh chưa?

Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để bé thông minh và giàu cảm xúc

Bộ não non nớt của bé hấp thụ âm thanh, giai điệu và ngôn ngữ để chuẩn bị bập bẹ cất tiếng nói đầu đời. Những bé có ba mẹ thường xuyên trò chuyện có xu hướng hình thành kỹ năng ngôn ngữ và đàm thoại thành thạo hơn. Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh tốt nhất là ba mẹ bắt chước cách bé bập bẹ như ma-ma hay ba-ba để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Bạn hãy cùng tìm hiểu những lý do tại sao ba mẹ nên nói chuyện với trẻ sơ sinh và những cách nói chuyện với bé theo từng độ tuổi để phát triển cảm xúc và trí não của trẻ nhé.

Tại sao ba mẹ nên nói chuyện với trẻ sơ sinh?

Trẻ nhỏ có xu hướng chú ý nhiều và đáp lại háo hức khi mẹ bắt chước cách bé bập bẹ. Âm thanh cao vút và cường điệu từ ngữ của ba mẹ sẽ kích thích trí não của con phát triển.

Theo nghiên cứu, 80% sự phát triển thể chất của não bộ sẽ diễn ra trong 3 năm đầu đời. Khi bộ não bé bắt đầu lớn dần sẽ hình thành những sự liên kết để suy nghĩ, học hỏi và xử lý thông tin. Tất cả kết nối này gọi là khớp thần kinh, hình thành với tốc độ siêu nhanh trong vài năm đầu đời của trẻ.

Ba mẹ nói chuyện với con thường xuyên sẽ giúp kích hoạt các khớp thần kinh quan trọng trong phần não mang chức năng ngôn ngữ. Bé nghe được càng nhiều từ thì kết nối thần kinh đó càng mạnh. Trẻ sơ sinh càng bập bẹ nhiều thì lúc lên 2 tuổi bé sẽ nói được nhiều hơn.

Những cách cơ bản để nói chuyện với bé yêu

Để tương tác với bé dễ dàng hơn, bạn nên biết cách nói chuyện với trẻ sơ sinh từ những bước cơ bản nhất. Dưới đây là những bước cơ bản để mẹ có thể thủ thỉ cùng con:

  • Hãy nói chuyện thường xuyên với con để bé hoạt bát hơn.
  • Hãy dành thời gian chơi cùng bé khi không có người khác bên cạnh.
  • Khi bé cố gắng trả lời, ba mẹ đừng ngắt lời hoặc quay chỗ khác.
  • Mẹ nên vừa nói chuyện vừa nhìn thẳng vào mắt trẻ.
  • Xem tivi nhiều có thể làm ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ sơ sinh. Thay vào đó, ba mẹ nên thu hút con bằng cách thủ thỉ với bé nhiều hơn.
  • Bật các đoạn nói chuyện thông thường cho bé nghe để cảm thụ được các âm thanh trong cuộc sống hàng ngày.
  • Khi trẻ lớn hơn, ba mẹ cũng nên áp dụng các cách nói chuyện với trẻ sơ sinh này để giúp con thông minh hơn.

Trong năm đầu đời của con, ba mẹ cần biết cách nói chuyện với bé để phù hợp với từng mốc phát triển trí não và cảm xúc của con.

1. Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi

Bé từ 1-3 tháng tuổi nói chuyện bằng tất cả các hành động như nói bi bô, khóc, cười, đạp chân, quơ tay… Vì thế, ba mẹ nên thử các cách dưới đây để trò chuyện với con:

  • Hát, thủ thỉ, bi bô và chơi ú oà cùng con.
  • Nói lại cho con biết ba mẹ đang làm gì hay nhìn thấy gì trong lúc bé tắm, ăn…
  • Đọc sách và mô tả các bức tranh cho con nghe.
  • Cười và làm những hành động vui nhộn để khích lệ tinh thần khi bé bập bẹ hay đập chân tay…
  • Ở tháng thứ 2, bé bắt đầu bi bô những nguyên âm đơn giản như a-a, o-o. Ba mẹ hãy bắt chước và trộn lẫn với một số từ gần gũi để nói chuyện với trẻ sơ sinh.
  • Mẹ nên đối đáp liên tục và chờ bé trả lời để dạy con cách trò chuyện.

2. Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh từ 4-7 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé cố gắng bắt chước những âm thanh xung quanh và thể hiện cảm xúc thông qua giọng nói.

  • Nói với con những từ gần giống với từ bé nói ra để kích thích từ vựng của trẻ phát triển. Ví dụ bé nói “a-a”, mẹ sẽ nói “ba-ba”.
  • Kéo dài cuộc nói chuyện với trẻ bằng cách nói chậm, nhấn giọng một vài từ nhất định và khuyến khích bé đáp lại.
  • Tập cho bé làm quen với các đồ vật khác nhau bằng cách cho bé nhìn và chỉ tay vào bức tranh hoặc đồ vật rồi ba mẹ mô tả đồ vật ấy cho bé.
  • Đọc sách, báo cho trẻ nghe hàng ngày, đặc biệt là những cuốn sách có nhiều tranh ảnh. Ba mẹ nên mô tả những hình ảnh đó và nên khen ngợi khi con bi bô theo.

Bé bắt đầu hiểu một số từ nhất định như “không” và cũng nói vài từ như “mama”, “baba”. Ở giai đoạn này, bé đã gần một tuổi nên sẽ hiểu một số câu nói nhất định như “bye-bye đi con”.

  • Nói chuyện với con về những gì mà cả hai cùng nhìn thấy và thêm vào các từ khác làm sinh động hơn. Ví dụ, bé chỉ vào chiếc xe hơi và nói “xe”, bạn đáp lại: “Đúng rồi, đó là chiếc xe hơi màu đỏ đó con”.
  • Gọi tên tất cả các món đồ mà bé tiếp xúc hàng ngày như thìa, sữa, quả bóng [trái banh]… Ba mẹ cũng nên gọi tên một số bộ phận cơ thể để con nhận biết như vai, bàn tay…
  • Giúp con diễn đạt cảm xúc bằng lời nói.
  • Khi muốn ngăn trẻ làm gì thì ba mẹ đừng la hét và giải thích dài dòng mà chỉ nói “không được”.
  • Hãy cùng hát và diễn theo lời bài nhạc với con.

Bên cạnh quan tâm đến chiều cao và cân nặng của trẻ, mẹ cũng nên tương tác với bé nhiều hơn để con phát triển toàn diện. Tuy nhiên, mỗi trẻ nhỏ đều học nói với tốc độ riêng nên ba mẹ đừng quá lo lắng khi con không nói nhanh như bạn bè cùng tuổi. Điều bạn cần làm đó là học cách nói chuyện với trẻ sơ sinh thường xuyên hơn, con yêu sẽ lớn khôn một cách tự nhiên trông thấy!

Nguyễn Thị Ngọc Trân

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

“Trẻ con bé tí đã biết gì!” là câu nói các mẹ sẽ nghe được rất nhiều. Đây là quan niệm của các bậc cha mẹ...cũ. Sự thật là trẻ em đã có thể hiểu và cảm nhận được vô vàn những điều xảy ra xung quanh bé từ vừa sinh ra. Lúc này kỹ năng ngôn ngữ của trẻ còn chưa phát triển nên con chỉ có thể “giao tiếp không lời” với ba mẹ!

Trước khi con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói thì chúng ta có bản năng giao tiếp và kết nối với nhau bằng ngôn ngữ của ánh mắt [eye-contact], ngôn ngữ hình thể [body language], và đặc biệt là ngôn ngữ của trái tim [love]. Đó chính là sự giao tiếp sâu sắc nhất bởi tình yêu, sự thấu cảm và lòng trắc ẩn.

Cách để ba mẹ giao tiếp với trẻ sơ sinh là thu hút con qua các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác...Nếu ba mẹ thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm của mình với con, trẻ sẽ biết cách đáp lại đó!

Khi muốn thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn vì được yêu thương, em bé sẽ đưa tay sờ vào mặt ba mẹ với ánh mắt ngập tràn hạnh phúc. Hơn nữa trẻ sẽ ôm mặt người lớn và nhào tới hôn. Khởi nguồn của một nụ hôn là từ nhu cầu bú mút của trẻ sơ sinh: cạp cạp, gặm gặm và ướt nhẹp.

>> Ngôn ngữ ký hiệu: Giao tiếp với trẻ trước khi con biết nói

 

Giao tiếp bằng mắt với trẻ sơ sinh

Khi cảm thấy sợ hãi hay bất an trẻ cũng sẽ muốn tìm về nơi bình an nhất của mình, em bé thể hiện sự tin tưởng bằng cách vòng tay ôm chặt lấy cổ người lớn, hơi siết nhẹ và rúc rúc vào người lớn một cách an toàn.

Con không thật sự hiểu hết ngôn ngữ mà người lớn nói, nhưng con cảm nhận được hoàn toàn cảm xúc của người lớn. Đó là qua giọng điệu, cao độ, sắc thái, ánh mắt... để hiểu được rằng đó là lời nói yêu thương, vui vẻ, tích cực hay tức giận, dọa nạt, quát mắng.

Vì thế, ba mẹ sẽ nhận ra rằng để dạy em bé về lòng trắc ẩn, bao dung hay biết ơn, ba mẹ phải thể hiện những đức tính đó bằng hành động và trong cách xử lý các tình huống cuộc sống. 

Trẻ con sẽ quan sát, học hỏi và lớn lên nhờ cách bắt chước mô phỏng những người bé gặp mỗi ngày.

Trẻ em sinh ra, cũng là để dạy người lớn về sự yêu thương, bao dung vô điều kiện: dù người lớn có nặng lời quát mắng em, thì em sẽ vẫn yêu ba mẹ, vẫn có thể sau những lúc cáu giận đó của ba mẹ, em bé vẫn nói chuyện, vẫn vui vẻ cười đùa với người lớn.

Để đôi lúc giữa nhịp sống bộn bề ấy, ba mẹ không kiểm soát được cảm xúc hãy nhìn vào em bé vô lo vô nghĩ. Chúng ta nhìn vào cách hành xử của con trẻ, cũng có thể tự sửa mình, mà không cần có ngôn ngữ lời nói nào.

"Hãy quan sát, cảm nhận, bằng cả trái tim chân thành"

Thật vậy, một bà mẹ có con là học viên của POH Acti đã chia sẻ như sau:

“Em chưa từng đăng câu hỏi hay thắc mắc về sự phát triển của con cho chương trình. Không phải vì em không để tâm hay yêu con, kỳ vọng ở con như những mẹ khác trong group. Mà vì em đã đọc được một câu của chương trình rất tâm đắc: 

Thong thả mẹ nhé

Tâm an là con ngoan

Vững tâm mẹ nhé!

Vì em bé của mẹ là thiên thần mà” 

Video liên quan

Chủ Đề