Cách bóc khối lượng dây điện trong cad

Ngày nay, AutoCAD là phần mềm chuyên thiết kế hình học 2D được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và rộng rãi trên thế giới. Với AutoCAD, đây là một lựa chọn phù hợp cho những ai đang làm các công việc liên quan đến xây dựng, kiến trúc, cơ-điện tử và trong lĩnh vực thiết kế và kỹ thuật với các tính năng chuyên tạo và chỉnh sửa hình học 2D, chức năng dựng hình 3D, chú thích nhanh bản vẽ, đính kèm và nhập dữ liệu từ các tệp PDF và trích xuất dữ liệu đối tượng theo dạng bảng.

Đặc biệt việc trích xuất dữ liệu theo dạng bảng rất quan trọng đối với người dùng sử dụng AutoCAD, việc trích xuất dữ liệu này giúp người dùng kiểm soát các bộ phận và số lượng cần thiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng đó là đối với công việc kỹ thuật cơ khí còn đối với các công việc liên quan đến kiến trúc, cơ - điện giúp người sử dụng quản lý được số lượng các thành phần, diện tích, chu vi,… để xây dựng cũng như nguyên liệu, linh kiện để sản xuất và sửa chữa một sản phẩm.

Việc trích xuất dữ liệu theo dạng bảng này còn được gọi là bóc tách khối lượng hay còn được gọi là BOM [Bill of Materials], việc bóc tách khối lượng chính xác giúp ta tính toán được khối lượng công tác xây dựng, vật liệu, nhân công,… trước khi thi công theo kích thước trên bản vẽ thiết kế từ đó xác định được chi phí để hoàn thành công trình.

Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách bóc tách khối lượng bản vẽ bằng các lệnh AutoCAD.

1. Sử dụng lệnh Filter trong bóc tách khối lượng [FI]

Lệnh Filter rất hay và hữu dụng trong việc bóc tách khối lượng, lệnh này cho phép tìm kiếm và lọc các đối tượng có cùng thuộc tính trong bản vẽ AutoCAD quá phức tạp với nhiều kí hiệu và chi tiết.

Cách sử dụng lệnh này cũng rất đơn giản, sau khi nhập lệnh Filter với phím tắt là FI chúng ta sẽ có hộp thoại Object Selection Filters xuất hiện.

Sử dụng lệnh Filter trong bóc tách khối lượng

Tại đây, tại Add Selected Object < ta chọn đối tượng cần tìm kiếm và lọc lúc này sẽ xuất hiện các thuộc tính của đối tượng mà ta vừa chọn nhưng ta chỉ lưu ý đến thuộc tính Object và Block Name còn các thuộc tính còn lại Layer, Linetype,… sẽ xóa đi bằng phím Delete. Sau khi đã xác định được các thuộc tính cần tìm kiếm, ta chọn vào Apply và chọn vào vùng cần tìm kiếm và lọc đối tượng. Khi chúng ta đã chọn xong vùng cần tìm kiếm thì kết quả sẽ hiện lên ở phần Command

Lưu ý: Riêng đối với các phiên bản từ AutoCAD 2010 trở lên thì kết quả sẽ hiện trực tiếp còn đối với các phiên bản AutoCAD thấp hơn như 2007 hoặc 2009 chúng ta sẽ sử dụng phím F2 để xem kết quả.

2. Sử dụng lệnh Bcount trong bóc tách khối lượng

Lệnh Bcount cũng rất hay và thường được sử dụng trong việc bóc tách khối lượng, với chức năng cũng tương tự với lệnh Filter là đếm số lượng đối tượng trong bản vẽ. Nhưng với lệnh Bcount chỉ cho phép ta đếm số lượng Block có trên bản vẽ, nhưng khi sử dụng lệnh này yêu cầu người tạo bản vẽ phải sử dụng Block để xây dựng bản vẽ và các Block không được trùng nhau.

Với cách sử dụng đơn giản, lệnh Bcount thường được sử dụng để đếm số lượng thiết bị điện hoặc các chi tiết trên bản vẽ xây dựng, sau khi nhập lệnh Bcount ta quét chọn vùng bản vẽ muốn đếm số lượng các đối tượng, sau khi chọn vùng bản vẽ ta kết thúc lệnh, lúc này ta sẽ có kết quả trên thanh Command.

Sử dụng lệnh Bcount trong bóc tách khối lượng

Lúc này ta chỉ cần tìm đối tượng Block mà ta cần đếm số lượng hoặc khi có kết quả ta sẽ lập bảng Excel cho kết quả này.

3. Sử dụng lệnh Data Extraction trong bóc tách khối lượng

Lệnh Dataextraction được xem là tổng hợp của cả 2 lệnh Filter và Bcount, khi mà lệnh này cho phép ta xác định được số lượng và thuộc tính chẳng hạn như vị trí tọa độ, đường nét,… của các đối tượng trên bản vẽ từ đó giúp ích được người sử dụng cũng như quá trình thi công từ bản vẽ đến thực tế. Với lệnh này việc trích xuất dữ liệu của một đối tượng hoặc bản vẽ từ trong AutoCAD ra Excel hoặc Table trong AutoCAD dễ dàng và không phải mất thời gian như trước.

Với việc tích hợp nhiều tính năng nên để sử dụng được lệnh phải trải qua một vài bước. Đầu tiên sau khi ta nhập lệnh Dataextraction và đặt tên cũng như chọn vị trí để lưu dữ liệu, tiếp theo ta sẽ chọn đối tượng để trích xuất dữ liệu.

Sử dụng lệnh Data Extraction trong bóc tách khối lượng

Sau khi quét chọn đối tượng, tiếp theo chúng ta sẽ lọc và giữ lại những đối tượng cần trích xuất thông tin.

Tiếp theo, sau khi chọn đối tượng thì lúc này toàn bộ thông tin của đối tượng được chọn sẽ hiện ra , chúng ta lần lượt chọn các thông tin muốn trích xuất dữ liệu.

Sau khi chọn đối tượng và thông tin đối tượng, lúc này ta có 2 tùy chọn trích suất dữ liệu thông tin của đối tượng.

Với tùy chọn Insert data extraction table into drawing cho phép xuất bản thống kê trực tiếp trên AutoCAD

Với tùy chọn Outout data to external file [.xls .csv .mdb .txt] cho phép bạn xuất bản thống kê thông tin các đối tượng có đuôi là .xls .csv .mdb .txt [Ví dụ Excel]

Sau khi kết thúc việc chọn tùy chọn trích xuất thông tin, ví dụ ở đây ta chọn Outout data to external file [.xls .csv .mdb .txt] lúc này ta sẽ được một file Excel tại đường dẫn mà ta đã chọn trước đó.

4. Sử dụng lệnh Area [AA] trong bóc tách khối lượng

Lệnh Area cho phép bạn tính diện tích và chu vi của một khu vực kín, lệnh này giúp ích rất nhiều các bạn đặc biệt các bạn đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc để sử dụng tính toán diện tích mặt trần, diện tích mặt sàn,…

Cách sử dụng lệnh này rất đơn giản nhưng mang lại hiểu quả cao, chúng ta chỉ cần chọn vào những điểm để tạo thành vùng kín cho đối tượng để đo diện tích và chu vi.

Sử dụng lệnh Area [AA] trong bóc tách khối lượng

5. Sử dụng lệnh List [LS] trong bóc tách khối lượng

Cũng giống như lệnh Area, lệnh này cũng cho phép đo một đối tượng bất kì nào đó nhưng khác với Area đo diện tích và chu vi lệnh List cho phép đo chiều dài của một đối tượng bất kì nào đó có thể chiều dài của dây điện, dây dẫn hoặc các dây thiết bị trên bản vẽ vì vậy lệnh nào rất hữu ích cho các bạn trong lĩnh vực cơ điện tử.

Sử dụng lệnh List [LS] trong bóc tách khối lượng

6. Sử dụng lệnh Layiso trong bóc tách khối lượng

Khi bạn mở một bản vẽ có quá nhiều đối tượng và chi tiết, bản vẽ thể hiện quá nhiều layer và các layer nằm chồng chéo lên nhau vì thế lệnh Layiso rất hữu ích trong trường hợp này vì lệnh này cho phép bạn chỉ thể hiện Layer mà bạn chọn, khi kết hợp lệnh Layiso và lệnh List giúp ích rất nhiều trong công việc bóc tách khối lượng của bạn chính xác hơn.

Sử dụng lệnh Layiso trong bóc tách khối lượng

Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học AutoCAD để phục vụ cho học tập hay công việc của mình, bạn có thể tham khảo Khóa học AutoCAD 2D của TechK để chúng tôi hỗ trợ bạn

TRẦN TRỌNG TUẤN HẢI - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHK

Bạn có bị áp lực khi bóc khối lượng ?
Bạn có bị áp lực khi phải đo bóc khối lượng dây và ống cho ổ cắm?
Nó có quá nhiều mặt bằng ?
Có quá nhiều lộ dây?
Mất rất nhiều thời gian để đo bóc khối lượng này!!!

Trong bài viết trước, tôi đã chia sẽ bảng bóc tách khối lượng phần dây và đèn chiếu sáng. Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu về các đo bóc khối lượng dây, ổ cắm nhanh và chính xác nhé.

Biểu thức tính toán khối lượng:

Khối lượng = [Khối lượng mặt bằng + khối lượng mặt đứng] * Hệ số đo bóc

+ Khối lượng trên mặt bằng các bạn chỉ cần nối các lộ về tủ sau đó sử dụng các lệnh của phần mềm [Cụ thể là autocad ] như:

Layiso: để tắt các layer không thuộc layer của dây và ống

Sử dụng lisp cad : Tg hoặc tl để quyét khối lượng dây trên mặt bằng.

Như vậy, chúng ta hoàn toàn đo bóc được khối lượng dây trên mặt bằng.

+ Khối lượng dây trên mặt đứng.

Khối lượng dây dây mặt đứng phụ thuộc vào phương pháp đi dây, phụ thuộc vào số lượng lộ và số ổ cắm .

Chúng ta thường có 3 phương pháp đi dây:

  • Trường hợp 1: Dây và ống đi từ trên trần xuống sau đó đi ngang
  • Trường hợp 2: Dây và ống đi từ trên trần xuống cho mỗi ổ cắm
  • Trường hợp 3: Dây và ống đi từ tủ xuống sàn sang ổ cắm

Trong một dự án có thể có cả 3 trường hợp trên. Số lượng như thế nào tùy thuộc vào từng dự án [Xem hình ảnh ]

Số lượng ổ cắm: Chúng ta chỉ cần sử dụng lệnh Bcuont hoặc lệnh filter

Cuối cùng, các bạn lập một bảng excel và điền thông tin vào. Các bạn sẽ có bảng bóc khối lượng ổ cắm nhanh và chính xác dù công trình có quy mô thế nào đi chăng nữa việc xử lý sẽ rất nhanh và đơn giản!

Chúc các bạn thành công!

Giảng viên Quách Văn Phi

________________

VNK EDU gửi tặng bạn “Bộ thuyết minh bản vẽ hệ thống điện căn hộ du lịch và khách sạn Penninsula
Nhận tài liệu

________________
Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Kỹ sư M&E – Thiết kế hệ thống điện” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về hệ thống điện.

________________

Hãy chia sẻ, nếu bạn cảm thấy bài viết có ích cho bạn bè !

Bài viết liên quan:

  1. Lựa chọn và kiểm tra máy cắt điện điện áp cao hơn 1000V
  2. Quy định chọn dây chống sét
  3. Giám sát thi công và nghiệm thu công tác lắp đặt thiết bị chống sét
  4. Sơ đồ nguyên lý bộ điều chỉnh điện áp dưới tải của Máy biến áp 110kV

Video liên quan

Chủ Đề