Cách đi xe số sàn không chết máy

Phóng viên - 18/09/2020 | 5:38 [GTM + 7]

“Đa số các lái mới thường mắc phải khi để xe bị chết máy, đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong việc sử dụng xe số sàn. Nếu không thuần thục, không chỉ gây chết máy mà còn gây hại cho động cơ của xe, dẫn đến xe nhanh xuống cấp”- Đấy là chia sẻ của anh Đức Dũng - một giáo viên dạy lái xe lâu năm tại trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp, xe số sàn hầu như là lựa chọn của tất cả mọi người khi lần đầu tiên lái xe. Nếu thuần thục xe số sàn thì việc lái xe số tự động sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, đa số những người mới lái thường chưa quen với cảm giác chân côn, chân ga nên việc chết máy là điều thường tình. Khi đã quen với chân ga, chân côn đồng thời sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng khác như phán đoán tình huống, tiếng máy, đi đúng số [không thốc số hoặc ép số]… thì việc điều khiển xe số sàn sẽ trở lên đơn giản và không bị rơi vào tình trạng chết máy nữa. 

Dưới đây là một số kinh nghiệm của Đức Dũng - một giáo viên dạy lái xe lâu năm tại trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp dành cho các lái mới cần lưu ý khi lái số sàn để tránh không bị chết máy khi mới bắt đầu.

Xe dừng hẳn – Lúc này bắt buộc phải trả về số 1 nếu muốn đi tiếp, nếu cảm thấy đường có nguy cơ tắc thì hãy khoan chuyển sang số 2 mà rà côn để tiếp tục giảm tốc và tránh xe bị chết máy. Còn nếu đường thông thoáng, xe đang lăn bánh đều đều không có nguy cơ kẹt đường thì hãy sang số 2.

Lưu ý, hãy cố gắng sử dụng lần lượt các số từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5, tránh vào theo kiểu nhảy số sẽ khiến xe không đủ lực kéo, gây mất an toàn. Sang số lớn cần phải chạy nhanh hơn để lấy đà, còn khi xe chạy chậm thì cần về số thấp tương ứng để đảm bảo lự kéo. Nếu đi chậm mà để số lớn sẽ khiến xe bị rung lên khi tăng ga.

Xe đi với tốc độ chậm – Nếu đang đi xe với tốc độ 5 – 10km/h cũng có thể sử dụng số 2 nhưng nếu đang đi lên dốc hoặc cầu thì cần đạp thêm ga nhè nhẹ để đồng tốc máy sau đó mới nhả côn.

Lưu ý, khi xe đang ở số 1 và 2, nếu xe chưa đủ trớn hãy phối hợp thật tốt chân côn và chân ga để xe không bị giật hoặc chết máy, thời gian rà côn cũng không được kéo dài và lạm dụng quá đà. Còn nếu xe đã đủ trớn rồi thì hãy chuyển sang số 3.

Đặc biệt, khi xe đi chậm mà đạp phanh mạnh dễ dẫn đến chết máy, hãy rà phanh nhẹ nhàng đến khi đạt được vận tốc an toàn rồi mới cắt côn. Cũng tùy thuộc vào tình huống để xác định, nếu khẩn cấp thì không nên cắt côn. 

Xe vào số 3 – Từ số này trở đi thì xe thường sẽ ít bị tắt máy hơn, nếu có tình huống phải giảm tốc thì hãy rà phanh từ từ đến khi cảm thấy xe đã hết trớn thì cắt côn ngay để về số thấp hơn. Việc đạp phanh trước khi cắt côn giúp an toàn hơn, để đảm bảo xe không bị chết máy thì lực đạp phanh phải phù hợp với quán tính.

Xe khởi hành ngang dốc – Hãy đạp chân phanh, nhả côn dần dần đến khi thấy xe và vô lăng rung lên thì giữ nguyên chân côn, sau đó nhả nhẹ chân phanh. Lưu ý không được nhả phanh và chân ga ra nhanh vì sẽ khiến xe chết máy, kỹ thuật vê côn này phải tập nhiều để quen cảm nhận của chân côn, chân ga và phanh.

Xe vào cua – Khi vào cua ở ngã tư vuông góc với vận tốc khoảng 50 km/h trở xuống có thể đạp côn trước, chân phải để vào chân phanh đề rà phanh cho xe chậm lại và tránh bối rối đạp nhầm chân ga. Nếu thoát khỏi cua mà xe bị giảm tốc độ nhiều thì nên về số, còn xe vẫn chạy nhanh thì chỉ cần tăng ga để chạy tiếp. Còn nếu vào cua ở ngã tư với vận tốc chậm thì không cần đạp côn.

Khi vào cua ở quãng đường cong thì không nên đạp côn, nhất là khi đang ở vận tốc lớn sẽ khiến xe dễ mất thăng bằng, không có khả năng bám đường. Tuyệt nhiên không về số trước khi ôm cua, hãy đợi khi cua xong thấy xe bị chậm lại mới trả về số.

Sử dụng phanh tay – Phanh tay chỉ tác dụng hiệu quả khi xe đi dưới 35 km/h và nó chỉ tác động vào 2 bánh sau. Nếu đang ở vận tốc nhanh, thì phanh tay chỉ là phương án trợ giúp nếu phanh chân bị mất. 

Không nên kéo phanh tay với lực mạnh khi đi nhanh vì có thể khiến xe bị trượt bánh. Hãy kéo phanh tay để tránh xe trôi dốc.
 

Trang Mạc [Tổng hợp]   -   Thứ sáu, 15/01/2021 11:00 [GMT+7]

Các tài xế nên bỏ túi kinh nghiệm lái xe số sàn sau đây để tránh những tình huống chết máy xe giữa đường.

Nhiều tay lái mới chưa quen phối hợp nhịp nhàng chân côn, chân ga của xe ôtô số sàn nên thường bị chết máy xe khi đang di chuyển. Để tránh những tình huống bất ngờ gây mất an toàn khi tham gia giao thông, các tài xế nên nắm vững những kinh nghiệm lái xe số sàn sau đây.

Khi xe dừng

Khi xe dừng lại hẳn, tài xế bắt buộc phải trả về số 1 nếu muốn đi tiếp. Còn trong trường hợp xe đang đi ở đường tắc thì đừng chuyển sang số 2 ngay, mà hãy rà côn để giảm tốc và tránh việc xe bị chết máy. Ngược lại, nếu đường thông thoáng và xe có thể di chuyển dễ dàng thì tài xế nên chuyển sang số 2.

Đáng chú ý, tài xế nên chuyển số theo lần lượt các cấp từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5, đừng tăng số theo kiểu "nhảy cóc", vì việc này sẽ khiến xe không đủ lực kéo, bị giật và mất an toàn.

Còn khi xe đi chậm thì người lái xe cần chuyển về số thấp hơn để đảm bảo lực kéo. Nếu làm ngược lại có thể khiến xe bị rung lên khi tăng ga.

Kinh nghiệm lái xe đầu tiên mà các tài xế cần nắm vững chính là khi xe dừng lại hẳn, tài xế bắt buộc phải trả về số 1 nếu muốn đi tiếp. Ảnh minh họa

Khi xe đi chậm

Nếu xe đang đi với tốc độ từ 5-10km/h, người lái xe có thể sử dụng số 2, nhưng nếu phải leo dốc, người lái cần tăng ga để đồng tốc máy rồi mới nhả côn.

Kho xe đang ở số 1 và số 2, hãy phối hợp đều chân côn với chân ga để tránh bị giật hoặc chết máy, cũng không được kéo dài và lạm dụng rà côn quá đà. Khi thấy xe đủ điều kiện thì hãy chuyển sang số 3.

Một lưu ý nữa là khiến xe dễ chết máy chính là đạp phanh mạnh khi xe đi chậm. Vì thế, tài xế chỉ nên phanh nhẹ nhàng đến khi đạt được vận tốc an toàn mới nên cắt côn. Tuy nhiên, việc này cũng cần dựa trên tình hình thực thế, nếu ở trường hợp khẩn cấp thì không nên cắt côn.

Khi xe đi ở số 3

Ở số 3, xe ít bị tắt máy hơn nên ở những tình huống cần phải giảm tốc, tài xế nên đạp phanh từ từ rồi cắt côn để về số thấp hơn. Việc đạp phanh trước khi cắt côn sẽ đảm bảo an toàn hơn và giúp xe không bị chết máy.

Khi xe dừng lại hẳn, tài xế bắt buộc phải trả về số 1 nếu muốn đi tiếp. Ảnh minh họa

Khi xe leo dốc

Nếu xe đang đi ngang dốc, tài xế nên đạp chân phanh và nhả côn từ từ. Nếu thấy xe và vô lăng rung lên thì tài xế nên giữ nguyên chân côn sau đó nhả nhẹ chân phanh. Tài xế cần lưu ý không nên nhả phanh và chân ga ra ngay lập tức vì xe sẽ dễ bị chết máy.

Khi xe vào cua

Khi xe vào cua với vận tốc dưới 50km/h trở xuống thì tài xế nên đạp côn trước rồi mới đạp phanh. Khi thoát khỏi cua mà xe giảm tốc độ nhiều thì người lái xe nên về số, còn xe chạy nhanh thì vẫn tiếp tục tăng ga.

Nếu vào cua ở những đoạn đường cong thì tài xế không nên đạp côn khiến xe mất thăng bằng, không bám đường và dễ mất lái. Người lái xe cũng nên chú ý tuyệt đối không về số khi ôm cua, đợi khi cua xong mới trả về số lại.

Xe số sàn là lựa chọn của hầu hết những người mới lái xe. Tuy nhiên, việc chưa quen với chân côn, chân ga đôi khi lại khiến xe bị tắt máy đột ngột. Trong bài viết này, chúng tôi xin gợi ý cách chạy xe số sàn không bị tắt máy.

1. Chuyển xe về số 0 khi khởi động và lựa chọn số hợp lý

Đây là bước quan trọng tối thiểu và khá đơn giản để chiếc xe của bạn khởi động tốt hơn.Khi khóa khởi động đã được bật, bạn hãy chuyển cần số về số 0. Cần đảm bảo rằng côn xe được nhả hoàn hảo. Nếu xe khởi động vào buổi sáng, nên để động cơ nổ ở chế độ chờ 1 phút trước khi khởi hành để tránh làm hỏng hóc và giảm tuổi thọ của động cơ xe.

Xem nhanh: Hướng Dẫn Lái Xe Số Sàn Từ Cơ Bản Tới Nâng Cao Chi Tiết Nhất

Khi đi số 1 và 2, nếu xe chưa đủ trớn bạn hãy phối hợp thật tốt chân côn và chân ga để xe không bị giật hoặc tắt máy đột ngột. Thời gian rà côn không được kéo dài hoặc lạm dụng quá. Còn khi xe đủ trớn rồi, các bạn hãy chuyển tiếp sang số 3.

Từ số 3 trở đi, xe sẽ ít bị tắt máy hơn. Nếu có tình huống phải giảm tốc độ, bạn hãy rà thắng từ từ đến một mức nào đó xem xe đã hết trớn chưa. Nếu đã hết trớn thì cắt côn ngay để về số thấp hơn.

Tóm lại, các tài xế nên chú ý hơn khi vào đà và trớn của xe thay vì chỉ chú ý đi số nào.

2. Không đạp côn trước khi phanh

Nếu xe của bạn đã chuyển số thành công và bắt đầu vận hành, cần lưu ý bỏ chân hoàn toàn ra khỏi côn. Đa số những người mới lái thường giữ thói quen để chân nơi côn. Điều này vô tình lại làm lá côn bị giảm tuổi thọ và gây rắc rối lớn khi thực hiện phanh trên đường.

3. Ra vào số đúng tốc độ

Ngoài việc biết lái xe, bạn cần phải nắm rõ cách đi thế nào để tránh bị mài côn, sang số khi máy còn yếu. Thực tế cho thấy, hầu hết các tài xế ở Việt Nam thường sang số khi máy chưa đủ vòng tua, khiến xe ô tô bị ì, không thoát máy. Nếu chưa đạt đủ tốc độ đã vào số cao sẽ khiến cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc được.

Thường mỗi hãng xe đều có ngưỡng sang số hợp lý không giống nhau. Tuy nhiên, trung bình rơi vào khoảng 2.500 vòng/phút khi ở số 1 vào số 2. Nếu bạn vào số hợp lý, xe sẽ khỏe hơn khi vào các số sau và giữ máy bền hơn. Cùng với thao tác sang số nhanh, xử lý chướng ngại vật trên đường tốt thì bạn sẽ đi nhanh hơn và êm hơn.

Xem thêm: Cách vào số sàn xe ô tô chuẩn xác dành cho “xế mới” 2022

4.Sử dụng chân côn hợp lý

Chân côn là vấn đề lớn nhất đối với những người đi xe số sàn. Thế nhưng cũng chính chân côn sẽ giúp xe của bạn an toàn hơn rất nhiều.

Để xe không bị tắt máy khi vận hành, bạn nhớ đạp côn phải vào hết và khi nhả côn gần hết thì dừng lại khoảng 3-5 giây cho xe bắt đầu chuyển bánh, sau đó mới nhả hoàn toàn côn ra.

Khi đạp côn mà xe bạn không khựng lại hay vọt đi nghĩa là bạn đang dùng chân côn không đúng cách. Khi côn tiếp xúc với bánh đà phù hợp, không bị giật đột ngột sẽ giúp xe của bạn bền và vận hành hiệu quả hơn. Lưu ý rằng, khi di chuyển ở đường đông người hoặc đoạn đường xấu, bạn cũng nên đệm chân côn thường xuyên để xe không bị giật.

5. Chú ý khi dùng phanh tay

Để chạy xe số sàn không bị tắt máy, bạn cần chú ý thêm “côn-ga”, qua đó giúp xe đứng trên dốc chỉ bằng  côn-ga. Điều này có nghĩa là ôm côn và mớm ga vừa phải để xe có thể đứng tại dốc. Nếu xe có hiện tượng lùi, tài xế nên thêm chút ga, xe hơi nhích thì giảm chút ga.

Nhiều tài xế thường xuyên sử dụng phanh tay khi đề – pa ngang dốc và nếu có dấu hiệu bị tụt dốc thì siết phanh tay. Tuy nhiên, thực tế thì phanh tay xe ô tô không được thiết kế cho khả năng dừng xe khi đang chạy mà chỉ giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Nếu bạn cố gắng dừng xe mà chỉ dùng phanh tay thì nó sẽ không thích hợp và đôi khi rất nguy hiểm.

Nếu phanh tay không nhả ra hoàn toàn khi xe đang chạy sẽ dẫn tới hiện tượng sớm bị bào mòn, bố phanh lánh bóng bởi hiện tượng trượt bố phanh. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh, dẫn tới hậu quả là phanh mất tác dụng.

Trên đây chính là gợi ý 5 cách chạy xe số sàn không tắt máy. Để có thể chủ động kiểm soát tình huống trên đường cũng như giúp xe đạt được mức tiêu thụ nhiên liệu hợp lý khi sử dụng xe số sàn, các bạn nên nắm rõ các thao tác mà chúng tôi đã gợi ý phía trên nhé.

Video liên quan

Chủ Đề