Cách dạy trẻ 15 tháng tuổi biết nghe lời

Tuy nhiên cha mẹ không biết rằng một đứa trẻ bướng bỉnh, không biết nghe lời chính là kết quả từ những ứng xử của người lớn hằng ngày. Cha mẹ thường có thói quen và lối suy nghĩ “bé tí thì biết gì” để lớn lên hãy dạy mà không biết rằng ngay từ khi 6 tháng tuổi bé đã hình thành nhận thức và chính lối hành xử của người lớn sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến hành vi của một đứa trẻ khi lớn lên.

Từ 6 tháng tuổi bé có thể bắt đầu học hành vi

Theo nghiên cứu của GS.BS. Gardner, ĐH Oxford, Anh Quốc, cho thấy, các bé từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu học hành vi, hầu hết các bé trước 5 tuổi đều bắt chước, nắm bắt thành thạo hành vi của cha mẹ và có thể hiểu được hành vi tốt hay xấu nếu được dạy đúng cách.

GS. Gardner còn nhấn mạnh, việc giáo dục hành vi trước 5 tuổi là một điều quan trọng vì một số hành vi nền tảng trong tính cách bé sẽ được hình thành, phụ thuộc vào mức độ tình huống diễn ra, và tính cách này sẽ tồn tại đến khi bé trưởng thành đặc biệt là hành vi ứng xử của mẹ [người chăm sóc] và cách xử lý tình huống của cha mẹ [người chăm sóc] sẽ ảnh hưởng đến hành vi của bé trước 5 tuổi.

Bác sỹ Gardner cho biết, mọi hành vi xấu hoặc tốt của cha mẹ [người chăm sóc bé] sẽ được bé tiếp thu không chọn lọc và bắt chước cực kì chính xác. Thời điểm học hỏi nhanh là khi bé bước qua 10 tháng tuổi. Bé có thể nhìn vào nét mặt [mắt và chân mày bạn] để đoán hành vi của bạn.

Trong việc hình thành hành vi nhận thức, mặc dù bạn nói “không” với một món đồ nào đó, nhưng bé vẫn tiếp tục đòi, thậm chí nằm lăn ra sàn hoặc đập đầu ăn vạ, và bạn để bé không khóc đã “thỏa hiệp”, lấy món đồ đó đưa cho bé đó là hành vi sai lầm.

Trong tình huống này, GS.BS. Penny, Trung tâm phát triển hành vi trẻ nhỏ Anh Quốc khuyên cha mẹ:”Khi đã nói “không” với bé, bạn nên cất món đồ đó đi [ra khỏi tầm mắt bé] và khuôn mặt bạn nghiêm túc nhưng đừng quát tháo bé. Điều này làm bé hiểu điều bạn nói với hành vi dứt khoát của bạn. Tất nhiên khi bạn làm thế bé sẽ khóc liền ngay sau đó [mà không đòi nữa], bạn nên để bé khóc 1, 2 phút sau đó hướng bé đến món đồ chơi khác hoặc hoạt động khác, điều này giúp bé hiểu được rằng hành vi vòi vĩnh không phải là một hành vi đúng”.

Hãy dạy bé chịu trách nhiệm và biết tự chủ

Rèn luyện tính tự chủ và chịu trách nhiệm cho bé cũng cần phải có sự hành xử đúng đắn của cha mẹ. Khi bé chạy bị ngã hoặc đụng trúng đồ vật nào đó làm bé ngã, bé bắt đầu khóc và khóc to hơn khi thấy bạn gần đó.

Trong tình huống này bạn không nên chạy đến bế bé dậy và “đánh chừa” vào vật dụng làm bé ngã. Bạn xử lý như vậy làm sai lầm bởi đây là một cách dạy đổ lỗi công khai cho người khác, bé sẽ hiểu rằng bé không bao giờ sai.

Đừng nghĩ rằng cách xử lý tình huống thế này là vô hại, đó là cách dạy cho bé hành vi thiếu tự tin trong các tình huống của cuộc sống. Trẻ em dưới 5 tuổi cần sự khuyến khích yêu thương của cha mẹ nhưng không phải ở dạng bé luôn được bảo vệ.

Trong tình huống này GS. Kelly, chuyên gia phân tích não bộ Baby Center [Mỹ] khuyên bạn hãy đến bên bé ngay khi bé ngã, nhưng tạo cho bé có thời gian để tự đứng dậy [2-3 phút], dùng lời nói khuyến khích bé đứng hoặc ngồi dậy.

Nếu bé vẫn không ngồi dậy thì bạn đến đỡ bé dậy, cố để bé dùng lực bản thân để ngồi dậy. Khi bé ngồi dậy, bé thường chỉ vào vật dụng làm bé ngã hoặc khóc lớn hơn. Bạn không để ý đến vật dụng bé chỉ, mà xoa dịu bé để bé không khóc. Khi bé dừng khóc, bạn dẫn bé [không bế bé] đến bên cái ghế và nói với bé với khuôn mặt nghiêm nghị: "lần sau con đi/chạy nhớ chú ý đến cái ghế nằm đây nhé, nếu không chú ý, con lại bị ngã đau nữa".

Làm tốt 2 điều này sau 1 vài lần, bạn sẽ ngạc nhiên là tại sao: bé bạn khi té chỉ khóc 1-2 tiếng và tự đứng dậy, bé cũng ít nhõng nhẽo hơn vì bé đã học được hành vi tự điều chỉnh cảm xúc cho bản thân của bé.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Phương pháp dạy con không đòn roi, bố mẹ hãy để con bình tỉnh trở lại, khi con đã về trạng thái bình thường chúng ta có thể yêu cầu con nói lại chuyện cần nói đó và bắt đầu giải thích với con những điều đúng.

  • Nghe như có vẻ được lựa chọn “Không”
  • Tạo cho con cơ hội nói không và hình ảnh sai
  • Không nhìn vào mắt con khi nói chuyện và không gọi tên con
  • Nói quá nhiều; la mắng, chỉ trích con; nói lời bi quan
  • Nói khi con đang giận dữ, khóc lóc
  • Hành động ngược với lời nói
  • Không đưa ra lựa chọn cho bé
  • Đe dọa con
  • Nói 1 lần mà mặc định lần sau con sẽ hiểu; mặc định con đã hiểu đúng ý
  • Không tổng kết và đưa ra kết luận cuối cùng
  • Không tuân theo quy tắc

Sai lầm lớn nhất của bố mẹ khi đứng trước những sai phạm của trẻ chính là không đủ bình tĩnh và kiên nhẫn để quan sát và thấu hiểu trẻ. Bên cạnh đó, một điều mà bố mẹ có thể không ngờ tới, những hành động, lời nói của bố mẹ là tấm gương mà trẻ học hỏi. Nếu bố mẹ hay cãi nhau, dùng lời nói không hay với nhau thì trẻ sẽ dễ học theo. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, sống trong một gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và hành vi của trẻ em.

Nghe như có vẻ được lựa chọn “Không”

Khi Ba Mẹ muốn con ăn tối, nhưng lại nói là “Con có muốn ăn tối không?”. Như thế thì ba mẹ không đưa chỉ dẫn yêu cầu về việc ăn tối mà lại đưa cho con quyền lựa chọn nói “KHÔNG” . Khi nói chuyện cách này thì đừng bao giờ băn khoăn tại sao con cái không nghe lời cha mẹ nữa nhé.

Thay vào đó cách dạy trẻ ngoan ngoãn là nên đưa ra các chỉ dẫn trực tiếp và dùng từ ngữ lạc quan như là “Đã đến lúc phải ăn xong buổi tối rồi con ạ” hay “Con cần phải ăn tối với gia đình ngay bây giờ!”.

Phương pháp dạy con không đòn roi – Thay vì yêu cầu trẻ “không được làm gì đó” thì ba mẹ có thể đưa ra cho trẻ một lời khuyên [Nguồn ảnh: istockphoto]

Nhiều nghiên cứu khoa học về tâm lý trẻ em đã chỉ ra rằng, khi ba mẹ yêu cầu con mình “không nên làm gì đó” sẽ khiến não bộ của trẻ xử lý gấp đôi lượng thông tin là “Không được – làm gì đó”. Điều này sẽ khiến trẻ hoang mang và rất thực hiện những hành động không đúng.

Thay vì yêu cầu trẻ “không được làm gì đó” thì ba mẹ có thể đưa ra cho trẻ một lời khuyên tập trung vào phần “làm gì đó” thôi. Nếu ba mẹ yêu cầu trẻ không nên thực hiện một hành động hoặc một công việc nào đó, nhưng lại không hướng đẫn bé thực hiện như thế nào cho đúng thì khả năng trẻ lặp lại sai lầm sẽ rất cao.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Đâu là phương pháp dạy trẻ ngang bướng, giúp con nghe lời?

Tạo hình ảnh sai là 1 trong những sai lầm của bố mẹ khi dạy con

Khi chúng ta đưa ra các yêu cầu và chỉ dẫn, chúng ta thường đưa ra một hình ảnh tinh thần những gì chúng ta muốn con thực hiện như là “Đừng có nhún nhảy trên ghế nữa!”

Vậy ba mẹ nên làm gì khi trẻ không nghe lời? Hãy tạo ra một hình ảnh trực quan để trẻ có thể hiểu mình phải nên làm gì trong trường hợp này ” Hãy chắc là mông con ở trên ghế, chân con luôn ở dưới sàn, mặt hướng về người nói. Chúng ta hãy là những người lắng nghe chân thành đối với vị khách đang nói đây”. Đây là hình ảnh mà bạn muốn nhìn thấy từ con, vậy hãy tạo ra hình ảnh và truyền tải đến con như thế.

Không nhìn vào mắt con khi yêu cầu hay ra lệnh

Nguyên nhân trẻ không nghe lời là do bạn không nhìn vào mắt con khi ra lệnh. Thường các bà mẹ đứng trong bếp, hay trong phòng kêu gọi và yêu cầu con làm việc gì đó. Việc này chẳng khác nào bảo con việc lắng nghe hay không, có vẻ không quan trọng lắm vì chúng ta không làm yêu cầu này là nghiêm trọng bằng cách mời con đến và hãy lắng nghe mẹ nói khi mẹ nhìn vào mắt con. Vì vậy hãy ngừng việc la hét lại, và hãy tập đưa con chỉ dẫn tích cực bằng hành động giao tiếp mắt với con khi nói chuyện, yêu cầu, ra lệnh con thực hiện việc gì. Hãy để con biết dừng lại và nghe mẹ nói đây.

Không gọi tên của con

Trước khi tìm cách dạy con nghe lời, hãy tự vấn bản thân. Khi bạn gọi con để yêu cầu làm việc gì đó, hay chỉ để khiển trách con, hãy bắt đầu với việc gọi tên con to, lớn và rõ. Điều này cho con biết là bạn đang muốn nói chuyện trực tiếp với con, và yêu cầu con hãy lắng nghe.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nói quá nhiều!

Trẻ em không có khả năng cùng một lúc làm được nhiều thứ, hoặc 1 công việc mà đòi hỏi rất nhiều bước tổng hợp trong đó. Vì vậy khi con không thể thực hiện những gì bạn nói, hay không hiểu, hãy dừng lại và suy nghĩ cách truyền tải khác để con hiểu.

Xem mình có nói quá nhiều không? Có đưa hai ba chỉ dẫn cùng một lúc không? Hãy bắt đầu từng bước một, một chỉ dẫn trước, nói to, chậm và rõ sau đó yêu cầu con lặp lại và xem con có hiểu chỉ dẫn này để thực hiện chưa trước khi qua bước tiếp theo.

La mắng, chỉ trích con

Phương pháp dạy con không đòn roi- Hãy giải thích và phân tích cho con hiểu tình huống [Nguồn ảnh: istockphoto]

Rất khó để kiểm soát những cơn giận của mình khi con hư, con nghịch và không nghe lời. Hãy giải thích và phân tích cho con hiểu tình huống, và khi giải thích không nên dùng giọng điệu la hét hay chỉ trích con, điều này chỉ làm phản tác dụng của thông tin cần truyền tải đến con.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

La mắng, chỉ trích là phản ứng thường gặp ở phụ huynh khi trẻ không nghe lời. Khi cả ba mẹ và trẻ đều đang trong trạng thái tâm lý tiêu cực thì những lời la mắng chỉ càng đổ thêm dầu vào lửa. Ngôi nhà sẽ biến thành “chảo lửa” nơi không ai chịu nhường ai và chắc chắc bé sẽ không tiến bộ trong tương lai.

Nói những lời bi quan, chỉ trích/ ép buộc

Thay vì sử dụng những từ ngữ tích cực, lạc quan, chúng ta thường sử dụng những từ ngữ bi quan, ra lệnh và cấm đoán làm cho con phản kháng lại nhiều hơn. Hãy nói “Con nên thử cách này xem sao?” thay vì “Đừng có làm cái đó” hay ” Không được làm cái đó” “Con sẽ làm sai cho mà xem” – ” mẹ đã nói rồi con chỉ được cái làm sai thôi”.

Bạn có thể chưa biết:

Nói sao cho trẻ nghe lời? Hãy khám phá ngay 20 “câu thần chú” sau đây

Nói khi con đang giận dữ, khóc lóc

Thường chúng ta hay mắc lỗi là nói, giải thích với con khi con đang khóc, đang giận dữ. Chúng ta càng nói nhẹ nhàng bao nhiêu, con càng hét tướng lên làm điều ngược lại.

Hãy để con bình tỉnh trở lại, để các năng lượng tiêu cực bốc hơi đi, khi con đã về trạng thái bình thường chúng ta có thể yêu cầu con nói lại chuyện cần nói đó.

Hành động ngược với lời nói

Rất là buồn khi con khóc đúng không các Mẹ? Nhưng khi bạn đã ra quy tắc hay điều lệnh thì cả hai đã cùng hiểu, nếu con vi phạm thì con đã biết việc phạt của mình, tránh nhượng bộ hay xí xóa cho qua, điều này cho thấy sự nhất quán trong hành động và lời nói của mình.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Không giữ lời có tác hại vô cùng nghiêm trọng. Ba mẹ luôn luôn phải có sự nhất quán trong hành động và lời nói. Khi đã ra quy định thì nhất định phải làm theo, đừng vì trẻ khóc lóc hay lúc đó đang quá bận không có thời gian mà không thực hiện. Trẻ sẽ được đà “lấn tới” trong các lần tiếp theo và cho rằng, bố mẹ chỉ đang dọa thôi chứ không có gì nghiêm trọng cả. 

Nhớ là bạn có thể ôm và an ủi cũng như thông cảm với con sau đó, và phải nhớ bản thân cũng phải thực thi theo quy tắc để làm gương cho con.

Tại sao trẻ không nghe lời? Vì bố mẹ đe dọa con

Bạn có từng đe dọa con là mẹ sẽ vất đồ chơi này đi luôn và con sẽ không bao giờ nhìn thấy đồ chơi này nữa vì con không dọn dẹp đồ chơi này sau khi chơi xong? Hay nếu con không ăn thì con không được cái này, cái kia? Hay con sẽ bị như thế này …. nếu con…..

Tại sao trẻ không nghe lời? Đây là những lời đe dọa trống rỗng, vì thực tế bạn không thực hiện. Hậu quả của nó đem lại là con bạn sẽ dần nhận ra và chẳng coi trọng những gì bạn đe dọa con sau này.

Không đưa ra các lựa chọn cho con

Phương pháp dạy con không đòn roi – Không đưa ra các lựa chọn cho con [Nguồn ảnh: istockphoto]

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Thường chúng ta nói con mặc bộ quần áo này, và nếu con không thích con sẽ lục bộ con yêu thích. Vậy hãy đưa ra các lựa chọn để con chọn như là hôm nay con mặc quần này hay váy này? Tức có hai sự lựa chọn rất rõ để con chọn. Và tương tự cho các vần đề ăn, ngủ và chơi. Hãy đưa ra ít nhất 2 lựa chọn mà bạn muốn con thực hiện để con có quyền khẳng định sự lựa chọn của chính mình.

Nói 1 lần và nghĩ con phải hiểu cho các lần tương tự

Nếu bạn muốn con nghe bạn hãy nói, cho dù việc bạn nói có thể lặp đi lặp lại rất nhiều lần và diễn ra hằng ngày. Nhưng khi cần vẫn phải nói lại như lần đầu, chứ không tự tưởng là con đã biết, con đã hiểu.

Hiểu lầm con hiểu đúng ý mình

Khi nói chuyện với con, hãy nói những câu ngắn, rõ và lớn. Tránh việc nói dài dòng, và tự nghĩ là con hiểu rồi để rồi lại đau đầu hỏi tại sao trẻ không nghe lời ở những lần sau.

Không tổng kết và đưa ra kết luận cuối cùng

Khi con có thái độ yên lặng hay lấp lửng, rõ là chưa đi đến sự đồng thuận hay có thể chưa hiểu. Hãy chắc rằng con hiểu, và con phải thực hiện điều đó. Ba Mẹ sẽ không thay đôi quyết định và yêu cầu con thực hiện theo kết luận cuối cùng đưa ra với giọng nói nghiêm túc, nhưng không quá khắt khe đe nẹt con.

Không tuân theo quy tắc

Thường chúng ta dạy con, yêu cầu con rất nhiều thứ, nhưng chính chúng ta lại không thực hiện hoặc luôn tìm lý do biện hộ cho việc đó. Ví dụ dạy con không la hét, nhưng có những lúc ngay cả chúng ta la hét với con và biện hộ cho việc vì con hư, vì con không nghe lời nên Ba Mẹ lấy quyền đó để la hét. Khi con có thể hiểu việc Ba Mẹ hay dùng lý do biện hộ này, con sẽ tận dụng chúng cho mọi việc con làm sai để có thể thoát tội.

Chính vì vậy rất quan trọng cho người lớn trong nhà cũng tuân thủ nguyên tắc đã được đề ra cho con, để có thể thiết lập việc dạy con mọi giá trị hữu dụng sau đó.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Video liên quan

Chủ Đề