Cách ép trái cây bằng máy

Cách làm nước ép táo bằng máy xay sinh tố cực nhanh

Cách làm nước ép táo bằng máy xay sinh tố là một trong những món nước ép trái cây được nhiều người ưa thích để giải nhiệt vào những ngày nắng nóng lên đến 40 độ.

1. Nước ép táo có những tác dụng gì?

- Nước ép táo giúp ngăn ngừa đái tháo đường

Táo có chứa hàm lượng lớn chất pectin, chất này được tập trung nhiều ở vỏ và hạt táo, có tác dụng như một chất “khử độc” trong cơ thể, loại trừ những độc tố gây hại cho mạch máu và làm giảm hàm lượng insulin tới hơn 35% trong máu. Ngoài ra, táo còn chứa nhiều vitamin B1 giúp ngăn chặn những tác động xấu ảnh hưởng tới các tế bào não - một chứng bệnh thường xảy ra đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Vì thế bạn có thể uống nước ép táo kèm với bã táo, tuy nhiên không nên ăn hạt táo.

- Nước ép táo tốt cho tim mạch

Táo là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời có chứa chất chống Oxy hóa Polyphenol và Flavonoid rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra trong táo còn chứa một lượng kali - chất rất quan trọng cho tim. Vì vậy, trong bữa ăn có kèm theo nước ép táo sẽ giúp tim khỏe mạnh hơn.

- Nước ép táo ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Massachusetts [Mỹ] đã phát hiện thấy, một tháng sau khi uống nước táo đều đặn, lượng protein tinh bột - tích tụ ở đại não ở các bệnh nhân Alzheimer giảm rõ rệt. Theo nhà khoa học Shea Thomas, thành viên nhóm nghiên cứu, sở dĩ nước táo đem lại hiệu quả kỳ diệu đối với việc ức chế bệnh Alzheimer là vì nó còn đẩy mạnh quá trình sản sinh Acetylcholine [Ach], một chất truyền dẫn thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ của con người.

Xuất phát từ thực tế: Chức năng nhai ở người cao tuổi thường bị hạn chế, vì vậy các nhà khoa học khuyến cáo nên uống nước táo ép thay vì ăn táo. Tốt nhất, hãy trộn nước táo với bã táo để uống cùng.

- Nước ép táo làm đẹp da

Một lượng lớn Vitamin C có trong nước ép táo có thể giúp làn da của bạn tươi trẻ và khỏe mạnh hơn. Vì Vitamin C một chất chống Oxy hóa, bảo vệ các tế bào da khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vitamin C cũng giúp trung hòa các độc tố, do đó làm cho da của bạn tươi sáng hơn.

- Nước ép táo thải độc, giã rượu

Fiona Hunter - một chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Anh cho hay, cách tốt nhất để tránh dư vị khó chịu sau khi uống rượu bia là uống nước ép táo. Bởi lẽ, nước ép táo sẽ bù đắp nước, chất điện giải và các vitamin giúp bạn tỉnh táo hơn. Hơn nữa, độ kiềm trong táo giúp hỗ trợ trong việc làm sạch các độc tố phá hoại gan. Pectin có trong vỏ quả táo thúc đẩy sự cân bằng tiêu hóa tốt.

2. Nguyên liệu làm nước táo ép bằng máy xay sinh tố

- Táo 1 quả [Tùy thuộc vào việc bạn muốn uống bao nhiêu bạn có để điều chỉnh lượng quả táo để ép].

- Chanh tươi 1/2 quả.

- Gừng nhỏ 1 nhánh.

- Đường cát trắng 50 gram.

- Dụng cụ: máy xay sinh tố, rây lọc, dao, thớt, bát tô, ly đựng, ....

3. Cách làm nước ép táo bằng máy xay sinh tố cực nhanh chóng và đơn giản

- Bước 1: Cắt táo

+ Táo bạn chọn những quả tròn, da căng trơn láng, không bị đốm và không khía sẽ là táo giòn ngọt và thơm. Bạn rửa sạch táo, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt hạt lựu hoặc lát mỏng.

- Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại

+ Gừng bạn rửa sạch, bỏ vỏ.

+ Chanh bạn vắt lấy 1 thìa nước cốt, bỏ hạt.

- Bước 3: Xay và lọc hỗn hợp

+ Cách làm nước ép táo bằng máy xay sinh tố bạn cho hỗn hợp táo, chanh, gừng, đường và đá [có thể thêm một xíu nước lọc để thành phẩm được nhiều hơn bạn nhé] vào máy xay sinh tố. Bạn xay thật nhuyễn hỗn hợp trên.

+ Sau đó lọc qua rây, chắt thật kỹ để lấy hết phần nước cốt.

- Bước 4: Thành phẩm và thưởng thức

+ Đổ phần nước cốt ra ly và bạn có thể thêm đá nhỏ để thưởng thức ngay hoặc làm mát trong tủ lạnh sẽ giữ được hương vị thơm ngon đậm đà hơn.

+ Nước ép táo + gừng + chanh tươi giúp thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và hỗ trợ phòng chống viêm họng lại có vị rất thơm ngon. Mùa nắng nóng làm một ly nước ép táo cho người thân hay bạn bè thưởng thức để đánh tan cảm giác oi bức khó chịu.

4. Một số lưu ý khi uống nước ép táo

- Không nên uống nước ép táo vào buổi sáng sớm hay khi đói bụng, vì khi đó các chất acid có trong nước ép sẽ gây tổn hại dạ dày. Thời điểm để uống nước ép trái cây tốt nhất là giữa 2 bữa ăn, hoặc trước bữa ăn 30 - 40 phút.

- Trong nước ép táo có hàm lượng đường nhất định giúp bổ sung thể lực nhanh chóng, nên nước ép táo cũng thích hợp để uống sau khi vận động hay khi mệt mỏi.

>> Tham khảo: Chia sẻ thông tin giải đáp: "Máy xay sinh tố Panasonic có tốt không?" Có nên mau không?

- Khuấy nước ép trái cây bằng thìa kim loại sẽ gây ra phản ứng hóa học giữa kim loại và các vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, kim loại có khả năng phá hủy vitamin C - loại vitamin có nhiều trong nước ép táo.

- Nước ép táo có thể sẽ gây hại nếu uống chung với thuốc bởi nó làm giảm sự hấp thu của một loại thuốc, làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được.

Vậy là trên đây chúng tôi đã chia sẻ xong cách làm nước ép táo bằng máy xay sinh tố. Hy vọng sẽ giúp các bạn làm ra những ly nước táo ép thơm ngon và bổ dưỡng.

Siêu thị điện máy HC

Nước ép trái cây là một trong những đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng với nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Nước ép trái cây có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, giải khát và đặc biệt bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời. Nước ép được làm từ các loại trái cây tươi, an toàn cho sức khỏe.

Có rất nhiều nước ép trái cây như nước ép dưa hấu, nước ép dứa, nước ép táo… đều có công dụng tuyệt vời sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và đặc biệt có tác dụng làm đẹp da, đẹp dáng mà chị em phụ nữ đặc biệt yêu thích.

Bếp Eva hướng dẫn những cách làm nước ép trái cây tươi ngon, bổ dưỡng cực đơn giản với các loại hoa quả thông dụng nhất, đảm bảo an toàn, cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

1. Nước ép dưa hấu

Nước ép dưa hấu có nhiều vitamin A, C tốt cho da, hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời có chứa ít cholesterol, lượng calo ít có thể giúp giảm cân hiệu quả. Cách làm nước ép dưa hấu rất đơn giản.

Nguyên liệu làm nước ép dưa hấu

- 1 quả dưa hấu

- 1 quả chanh tươi

- 100 - 150ml mật ong

Cách làm nước ép dưa hấu ngon

Bước 1: Dưa hấu gọt bỏ vỏ, lấy phần ruột đỏ, cắt miếng nhỏ.

Bước 2: Ép dưa hấu

- Ép dưa hấu bằng máy ép: Cho dưa hấu đã cắt nhỏ vào máy ép, ép lấy nước.

- Ép bằng máy xay sinh tố: Cho dưa hấu vào máy xay sinh tố, thêm một xíu nước và xay nhuyễn. Sau đó lọc qua rây bỏ bã, lấy nước cốt.

Bước 3: Đổ nước ép dưa hấu vào cốc, thêm nước cốt chanh và chút mật ong, khuấy đều và thưởng thức. Có thể thêm đá nếu thích.

Nước ép dưa hấu thơm ngon, thanh mát và rất dễ uống

2. Nước ép dứa

Nước ép dứa rất thơm và dễ uống, cung cấp vitamin C, mangan, đồng và folate, đặc biệt là chất bromelain – một loại hợp chất thực vật đặc biệt. Uống nước ép dứa có tác dụng tích cực cho hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giải nhiệt hiệu quả. Cách làm nước ép dứa rất đơn giản.

Nguyên liệu làm nước ép dứa

- 1/2 quả dứa

- 30ml nước đường

- 1/2 quả chanh

- 1 xíu muối

Cách làm nước ép dứa

Bước 1: Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt làm 4 rồi nhúng vào nước đường để 30 phút cho bớt chua và ngấm ngọt.

Bước 2: Ép dứa

- Ép bằng máy ép: Cho lần lượt từng miếng dứa vào máy ép và ép lấy nước.

- Ép bằng máy xay sinh tố: Cho dứa vào máy xay, thêm một xíu nước và xay nhuyễn. Dùng rây lọc bỏ bã, lấy nước dứa.

Bước 3: Nước dứa ép xong cho vào cốc, thêm nước đường [nếu thích], thêm 5ml nước cốt chanh và thêm một xíu muối, khuấy đều rồi thưởng thức.

Có thể thêm đá và thưởng thức nước ép dứa lạnh, thơm ngon và nhiều dinh dưỡng. Với cách làm nước ép trái cây này nước ép vừa thơm, ngọt dịu rất dễ uống.

3. Nước ép táo

Nước ép trái cây luôn có nhiều dinh dưỡng, đặc biệt táo là một loại hoa quả có thành phần dinh dưỡng gồm calo, nước, protein, carbohydrate, đường, chất xơ, chất béo, bão hòa đơn và bão hòa đa, omega-3, omega-6, transfat, vitamin A, C, D, E, K, B1, B2, B3, B5, B6, B12 cùng các khoáng chất như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, selen... rất tốt cho sức khỏe. Nước ép táo có tác dụng giảm thiểu thiếu máu, giảm cholesterol tốt cho tim mạch, giúp làm đẹp dáng, đẹp da... Cách làm nước ép táo cũng rất đơn giản.

Nguyên liệu làm nước ép táo

- 2 quả táo

- 1/2 quả chanh

- Xíu muối, nước lọc và đá bào [nếu thích]

Cách làm nước ép táo

Bước 1: Táo rửa sạch, gọt vỏ, bổ làm 4, cắt bỏ hạt. Ngâm táo vào bát nước có pha nước cốt chanh và xíu muối. Vớt ra và để ráo nước.

Bước 2: Ép táo

- Ép bằng máy ép: Cho lần lượt từng miếng táo vào máy ép ép lấy nước cốt.

- Ép bằng máy xay sinh tố: Cho táo và xíu nước lọc vào máy xay nhuyễn, dùng rây lọc hết bã, lấy nước cốt.

Bước 3: Nước ép táo ép xong có thể thêm đá bào và thưởng thức. Nên uống luôn sau khi ép.

4. Nước ép cà chua

Nước ép cà chua có chứa Chất xơ, Kali, Magie, Mangan, Vitamin K, A, C, B3, B9, B1, B6... có tác dụng tốt trong nâng cao sức đề kháng, giúp tiêu viêm giảm sưng, giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch, phòng chống ung thư hiệu quả. Cách làm nước ép cà chua cũng đơn giản và dễ thực hiện.

Nguyên liệu làm nước ép cà chua

- 200g cà chua tươi

- 1/2 quả chanh

- 40ml nước đường

- Đá [nếu thích]

Cách làm nước ép cà chua

Bước 1: Cà chua rửa sạch, ngâm vào âu nước muối pha loãng khoảng 10 - 15 phút rồi vớt ra để ráo. Bổ cà chua thành miếng vừa, cho vào một tô, thêm xíu đường vào đảo nhẹ.

Bước 2: Ép cà chua

- Ép bằng máy ép: Cho cà chua vào máy ép và ép lấy nước.

- Ép bằng máy xay sinh tố: Cho cà chua và thêm một xíu nước vào máy xay xay nhuyễn. Lọc bỏ bã lấy nước cốt cà chua.

Bước 3: Cho nước ép cà chua vào cốc, thêm đường [theo khẩu vị], thêm đá và khuấy đều, thưởng thức.

5. Nước ép ổi

Ổi có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin C, chất xơ... rất tốt cho sức khỏe. Nước ép ổi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, chống lão hóa, ổn định huyết áp và đặc biệt có tác dụng giảm cân hiệu quả. Cách làm nước ép ổi đơn giản và dễ thực hiện.

Nguyên liệu làm nước ép ổi

- 800g ổi

- 10g đường

- 2g muối

- Đá viên

Cách làm nước ép ổi

Bước 1: Ổ mua về rửa sạch, bổ nhỏ, loại bỏ hết hạt [nên để cả vỏ ổi để ép vì vỏ ổi có nhiều vitamin C].

Bước 2: Ép ổi

- Ép bằng máy ép: Cho ổi vào máy ép ép lấy nước.

- Ép bằng máy xay sinh tố: Cho ổi đã bổ nhỏ vào máy xay, thêm khoảng 1l nước và xay nhuyễn. Sau khi xay xong lọc bỏ hết bã, lấy nước ổi.

Bước 3: Ổi ép xong cho ra cốc, cho thêm xíu đường và muối, khuấy tan rồi cho đá vào và thưởng thức.

6. Nước ép lựu

Lựu có chứa chất polyphenols, một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tế bào. Ngoài ra, lựu còn chứa vitamin C, E... có tác dụng tích cực trong tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch. Nước ép lựu cũng rất mát, tốt cho da và làm đẹp dáng.

Nguyên liệu làm nước ép lựu

- 1 quả lựu đỏ

- 1/2 quả chanh

- 20ml nước đường

- Đá viên

Cách làm nước ép lựu

Bước 1: Bổ lựu tách lấy hạt rồi ướp hạt lựu với 20ml nước đường để ngấm và giúp cho nước ép lựu có màu đỏ đẹp.

Bước 2: Ép lựu

- Ép bằng máy ép: Cho hạt lựu đã ướp vào máy ép ép lấy nước.

- Ép bằng máy xay sinh tố: Cho hạt lựu vào máy xay, thêm khoảng 20ml nước đường, xíu nước cốt chanh và xay nhuyễn. Sau đó dùng rây lọc bỏ hết bã là thu được nước ép lựu ngon.

Bước 3: Đối với lựu ép bằng máy ép, sau khi ép xong cho thêm xíu nước cốt chanh, thêm nước đường [nếu thích] và thêm đá vào thưởng thức.

7. Nước ép cóc

Cóc có chứa hàm lượng vitamin C, K rất cao, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt cho cơ thể, đặc biệt có tác dụng trị cảm cúm, giảm triệu chứng ho hiệu quả. Nước ép cóc cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân, làm đẹp cho chị em phụ nữ do có hàm lượng chất xơ dồi dào. Cách làm nước ép cóc khá đơn giản.

Nguyên liệu làm nước ép cóc

- 500g cóc tươi

- Muối và đường

Cách làm nước ép cóc

Bước 1: Cóc tươi gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi dùng dao tách lấy thịt cóc, bỏ hạt.

Bước 2: Ép cóc

- Ép bằng máy ép: Cho cóc vào máy ép ép lấy nước cóc nguyên chất.

- Ép bằng máy xay sinh tố: Cho cóc bổ nhỏ vào máy xay, thêm khoảng 500ml nước lọc vào và xay nhuyễn, lọc bỏ bã lấy nước.

Bước 3: Nước cóc ép xong cho vào cốc, có thể thêm nước hoặc uống nguyên chất, thêm xíu đường và một xíu muối vào và khuấy đều, thưởng thức.

8. Nước ép nho

Nho có rất nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tim mạch, chống virus, hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa hiệu quả. Cách làm nước ép nho nguyên chất đơn giản.

Nguyên liệu làm nước ép nho

- 250g nho [chọn quả tươi, to đều, không bị dập nát]

- 30ml nước đường

- 1/2 quả chanh

Cách làm nước ép nho

Bước 1: Nho cắt riêng từng quả, cho vào ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Ép nho

- Ép bằng máy ép: Cho nho vào máy ép ép lấy nước

- Ép bằng máy xay sinh tố: Cho nho vào máy xay, thêm 20ml nước đường và xay nhuyễn, dùng rây lọc bỏ bã lấy nước.

Bước 3: Cho nước nho ép ra cốc, thêm đường tùy theo sở thích, thêm xíu nước chanh và khuấy đều rồi thưởng thức.

Đối với nước ép nho, có thể sử dụng nho đỏ, nho xanh... để ép đều có giá trị dinh dưỡng cao.

9. Nước ép lê

Nước ép lê có chứa vitamin C, kali , đồng, vitamin K, vitamin B khác nhau, anthocyanin, flavonoid, phốt pho, magiê, canxi và sắt, hợp chất chống oxy hóa... có tác dụng tốt cho sức khỏe. Uống nước ép lê có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa loãng xương, giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch, trị táo bón và làm đẹp hiệu quả.

Nguyên liệu làm nước ép lê

- 2 quả lê

- 20ml nước đường

- 1/2 quả chanh

- Đá viên

Cách làm nước ép lê

Bước 1: Lê rửa sạch, để cả vỏ. Cắt thành từng miếng rồi nhúng vào nước đường khoảng 5 phút trước khi ép.

Bước 2: Ép nước lê

- Ép bằng máy ép: Cho từng miếng lê vào máy ép lấy nước.

- Ép bằng máy xay sinh tố: Cho lê cắt miếng vào máy xay, thêm 20ml nước đường vào xay nhuyễn, lọc bỏ hết bã lấy nước cốt.

Bước 3: Nước ép lê đổ ra cốc, cho thêm đường [nếu thích], cho thêm xíu nước cốt chanh, thêm đá, khuấy đều và thưởng thức.

10. Nước ép xoài

Xoài có nhiều vitamin C, A, axit folic...có tác dụng hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch, cung cấp năng lượng hiệu quả.

Nguyên liệu làm nước ép xoài

- 2 quả xoài chín [chọn xoài cát để nước ép ngọt ngon]

- 10ml nước đường

- Đá viên

Cách làm nước ép xoài

Bước 1: Xoài rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt thịt xoài thành từng miếng nhỏ, bỏ hạt.

Bước 2: Ép nước xoài

- Ép bằng máy ép: Cho xoài vào máy ép lấy nước.

- Ép bằng máy xay sinh tố: Cho xoài vào máy xay, thêm xíu nước và xay nhuyễn xoài. Sau đó lọc bỏ hết bã, lấy nước cốt.

Bước 3: Cho nước ép xoài vào cốc, thêm xíu đường, đá, khuấy đều và thưởng thức.

11. Nước ép đào

Nước ép trái cây có nhiều dinh dưỡng, đặc biệt với nước ép đào có chứa Carbohydrate, đồng, Vitamin C, B, sắt... có tác dụng ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa, tăng sức đề kháng và giúp ngủ ngon.

Nguyên liệu làm nước ép đào

- 250g đào tươi

- 200g đường [tăng giảm tùy sở thích]

- 200ml giấm táo

Cách làm nước ép đào

Bước 1: Đào rửa sạch, gọt bỏ vỏ, bỏ hạt rồi bổ thành miếng nhỏ.

Bước 2: Cho đào bổ nhỏ vào tô, cho đường vào đảo thật đều. Sau đó bọc kín cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 3 - 4 ngày để cho đào quắt lại ra nước. Sau đó lấy đào ra để ở nhiệt độ phòng 5 - 6 ngày.

Bước 3: Sau khi ủ đào ra hết nước, dùng rây lọc hết bã đào thu được nước ép đào. Sau đó cho giấm táo vào phần nước ép đào, khuấy đều và cho nước vào chai, để ngoài nhiệt độ phòng vài ngày sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Bước 4: Nước ép đào khi sử dụng pha với nước, thêm đường, đá và thưởng thức rất thơm mát.

12. Nước ép dâu

Cách làm nước ép trái cây thơm ngon, bổ dưỡng có thể sử dụng dâu tây để ép. Nước ép dâu tây có chứa nước [91%], carbohydrate [7,7%], chất béo [0,3%] và protein [0,7%]... có tác dụng giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ, làm giảm huyết áp, ngăn ngừa tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho mắt và làm đẹp da.

Nguyên liệu làm nước ép dâu

- 200g dâu tây tươi

- 30ml nước đường, 2 thìa đường cát trắng

- 1/2 quả chanh

- Đá viên

Cách làm nước ép dâu tây

Bước 1: Dâu tây mua về ngâm với nước muối pha loãng 30 phút rồi rửa sạch lại để ráo. Sau đó cắt dâu thành miếng nhỏ, bỏ núm.

Bước 2: Ướp dâu tây với khoảng 2 thìa đường cho đến khi thấy có phần nước màu đỏ tiết ra.

Bước 3: Ép dâu tây

- Ép bằng máy ép: Cho dâu tây vào máy ép ép lấy nước.

- Ép bằng máy xay sinh tố: Cho toàn bộ dâu tây và nước dâu tây tiết ra vào máy xay xay nhuyễn, lọc bỏ bã thu lấy nước.

Bước 4: Cho nước ép dâu tây vào cốc, thêm đường [nếu thích], thêm xíu nước cốt chanh, đá viên vào khuấy đều và thưởng thức.

Với những cách làm nước ép trái cây đơn giản ở trên chị em có thể áp dụng ép cho các loại trái cây khác như mận, kiwi, khế, cam, quýt, bưởi… để có được cốc nước ép thanh mát và giàu dinh dưỡng.

Một số lưu ý khi làm nước ép trái cây

- Các loại nước ép trái cây đều rất dễ bị oxy hóa [trừ cách làm với nước ép đào]. Vì vậy chỉ nên bảo quản trong 24h.

- Nước ép trái cây tươi ngon nhất trong vòng 30 phút sau khi ép.

- Nước ép trái cây tuy tốt nhưng không nên thay thế nước lọc, chỉ nên uống tối đa 1 cốc 1 ngày và không nên uống liên tục.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/12-cach-lam-nuoc-ep-trai-cay-don-gian-tuoi-ngon-to...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/12-cach-lam-nuoc-ep-trai-cay-don-gian-tuoi-ngon-tot-cho-suc-khoe-d248487.html

Theo Hường Cao [Tổng hợp, Ảnh: Internet] [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề