Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024

Được thành lập từ năm 2009. Chương trình Better Work được hợp tác đặc biệt giữa tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cùng với tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) và một thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới. Nhờ Better Work sẽ giúp kết nối được người lao động, doanh nghiệp và các đơn vị Chính phủ với nhau nhằm mục đích lớn nhất để cải thiện điều kiện lao động và thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành may mặc.

KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH MAY MẶC HIỆN NAY

Ngành may mặc chính là một ngành đặc thù của Việt Nam và chiếm tỷ trọng cao trong các ngành. Theo ước tính năm 2015 nền công nghiệp may tạo giá trị xuất khẩu hơn 28 tỷ đô la

Ngành may mặc hiện đang tạo ra việc làm cho khoảng 2,5 triệu người lao động. Hơn 80% công nhân may là nữ. là ngành đã trở thành một động lực quan trọng trong việc giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Việt Nam hiện có khoảng 6.000 nhà máy dệt và may mặc trong nước, với khoảng 70% sản xuất hàng may mặc sẵn

Better Work bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 2009 và hiện đang hỗ trợ hơn 400 nhà máy định hướng xuất khẩu với hơn nửa triệu lao động – chiếm khoảng 21% lực lượng lao động của ngành, tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến nay, chương trình đã thực hiện hàng ngàn cuộc đánh giá và buổi tư vấn để giúp các nhà máy xác định và cải thiện điều kiện làm việc và tiêu chuẩn lao động.

BETTER WORK VIỆT NAM LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐƠN VỊ

Nhãn hàng và các đơn vị bán lẻ

Các nhãn hàng quốc tế và đơn vị bán lẻ đứng đầu là những đối tác không thể thiếu trong việc nhận diện quyền lợi của người lao động và đạt được lợi thế cạnh tranh cho các công ty.

Chính phủ

Chúng tôi hợp tác với các cơ quan chính quyền cấp quốc gia để tạo ra sự điều tiết lao động hiệu quả cho một tác động bền vững.

Nhà máy và các đơn vị sản xuất

Doanh nghiệp là đối tác quan trọng trong nỗ lực của chương trình nhằm tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân ngành may mặc, cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.

Công nhân và công đoàn

Better work giúp người lao động nhận thức về quyền lợi của họ và tăng cường khả năng đối thoại hiệu quả với người sử dụng lao động.

TÁC ĐỘNG CỦA BETTER WORK

Từ những năm 2009, BWV đã có hơn 4.200 buổi tư vấn để giúp nhà máy nâng cao tiêu chuẩn lao động. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tufts đã nghiên cứu tác động của Better Work Vietnam trong 5 năm vừa qua và nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của chương trình trong giai đoạn này, cùng với nhiều tiềm năng cho các cải tiến mới trong tương lai.

Tiêu chuẩn BETTER WORK là chương trình đánh giá Trách nhiệm Xã hội ngành May mặc nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp này. Chương trình, do Tổ chức Lao động Quốc...

Tiêu chuẩn BETTER WORK là chương trình đánh giá Trách nhiệm Xã hội ngành May mặc nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp này. Chương trình, do Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Tài chính Quốc tế phối hợp triển khai, nhằm thúc đẩy việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và luật pháp quốc gia tại các nhà máy may trên bảy quốc gia, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Jordan, Nicaragua, Haiti và Bangladesh.

Tiêu chuẩn BETTER WORK là gì?

Chương trình BETTER WORK là nỗ lực để cải thiện điều kiện lao động và nâng cao tính cạnh tranh trong chuỗi cung ứng may mặc toàn cầu. Bằng việc thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các nhãn hàng, khách hàng và các bên liên quan, BETTER WORK hướng đến mục tiêu tạo ra sự cải thiện bền vững trong ngành công nghiệp may mặc.

Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024
Tiêu chuẩn BETTER WORK

Quá trình hình thành và phát triển của chương trình BETTER WORK

Chương trình Better Work Việt Nam (BWV) được thành lập từ năm 2009, với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển và tính cạnh tranh của ngành công nghiệp may mặc. Từ khi khởi đầu với 49 nhà máy vào năm 2009, đến năm 2018, chương trình BWV đã có 562 nhà máy tham gia (chiếm 30% tổng số nhà máy xuất khẩu tại Việt Nam) với hơn 782,328 công nhân ở 22 tỉnh thành trên cả nước. Điều này có nghĩa là mỗi 4 công nhân ngành may mặc thì ít nhất có 1 người đã và đang làm việc trong một nhà máy tham gia BETTER WORK. Trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2018, chương trình đã triển khai 1771 lần đánh giá, 7692 lần tư vấn và đào tạo cho 42075 học viên gồm công nhân, quản lý và nhân viên nhà máy. BETTER WORK đã có đóng góp quan trọng vào việc hoàn thiện thể chế lao động của quốc gia và vùng lãnh thổ. Kinh nghiệm thực tế từ chương trình BETTER WORK đã được sử dụng để xây dựng những cải cách quan trọng trong Luật Lao động năm 2012. Ngoài ra, chương trình BETTER WORK còn ký thỏa thuận với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc xử lý các vi phạm về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử tại các nhà máy, xí nghiệp may mặc.

Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024
Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024
Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024

Lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia tiêu chuẩn BETTER WORK

Tham gia tiêu chuẩn BETTER WORK mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Thu hút được nguồn lao động chất lượng và khuyến khích người lao động gắn kết lâu dài với doanh nghiệp.
  • Tăng năng suất lao động.
  • Nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp từ việc cải thiện môi trường làm việc.
  • Cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng may mặc toàn cầu.
  • Có cơ hội tham gia vào các chương trình đánh giá, tư vấn và đào tạo của BETTER WORK.
  • Học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các đồng nghiệp cùng ngành.
  • Được hỗ trợ thành lập ban cải tiến doanh nghiệp.
  • Thành viên của chương trình BETTER WORK ít phải trải qua kiểm toán hơn.
  • Xây dựng được quan hệ đối tác chặt chẽ với chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp, khách hàng, người lao động và công đoàn.

Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024
Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024
Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024

Hệ thống các bên liên quan đến chương trình BETTER WORK

Các bên liên quan đến chương trình BETTER WORK bao gồm:

Tổ chức mẹ:

  1. Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO (Thuộc Liên hợp quốc)
  2. Tổ chức Tài chính Quốc tế - IFC (Thành viên của Ngân hàng Thế giới)

Ban Tư vấn Chương trình (PAC) tại Việt Nam:

  1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA)
  2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
  3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL)

Các đối tác của chương trình BETTER WORK:

  • Công nhân và công đoàn.
  • Nhà máy và các đơn vị sản xuất.
  • Chính phủ.
  • Nhãn hàng và các đơn vị bán lẻ.

Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024
Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024
Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024

Các mục và điểm tuân thủ của BETTER WORK (CAT)

Bộ công cụ đánh giá CAT của BETTER WORK xoay quanh 8 nhóm tiêu chuẩn lao động quốc tế và điều kiện làm việc rút ra từ Luật Lao động của mỗi quốc gia. Các mục và điểm tuân thủ được phân thành 3 cấp độ: cụm, điểm tuân thủ và câu hỏi. Các câu hỏi phản ánh bối cảnh địa phương, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý quốc gia và tiêu chuẩn đã được thiết lập.

Các mục đánh giá an toàn của better work năm 2024

Nội dung cụ thể như sau:

  1. Lao động trẻ em.
  2. Phân biệt đối xử.
  3. Lao động cưỡng bức.
  4. Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể.
  5. Lương.
  6. Hợp đồng và nhân sự.
  7. An toàn vệ sinh lao động (OSH).
  8. Thời gian làm việc.

3 cấp độ trong cấu trúc CAT bao gồm: cấp độ 1 (các cụm), cấp độ 2 (điểm tuân thủ) và cấp độ 3 (câu hỏi). Cấu trúc này giúp đảm bảo sự tiếp cận nhất quán trên toàn cầu và tuân thủ các yêu cầu pháp lý quốc gia.