Bóng mát cuộc đời nghĩa là gì

Trên lưng Cha vẫn là cảm giác bình yên nhất với con. [Ảnh minh họa]

Cha mẹ tôi yêu và cưới nhau trong chiến trường. Hòa bình lập lại, mẹ tôi theo cha về quê chồng làm ăn sinh sống.

Tôi có một tuổi thơ êm đềm bên dòng sông ngay cạnh hông nhà ăm ắp ngập tràn kỷ niệm. Tuổi thơ của một đức trẻ quê nghèo, chân lấm tay bùn, vất vả nhưng có thừa sự yêu thương. Tôi là con gái út trong gia đình, trên tôi có hai người anh trai. Mẹ tôi, một người phụ nữ miền Nam thuần phác, buổi đầu về làm dâu dải đất miền Trung cằn cỗi, khó khăn với nhiều bỡ ngỡ. Mẹ tôi về khi ông bà nội tôi đã tuổi cao, sức yếu. Cha tôi là nhân lực chính trong gia đình, vừa lo kinh tế, phát triển sự nghiệp, vừa là chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình.

Để lo cho gia đình, ông luôn nỗ lực, cố gắng hết sức, không từ một việc gì. Sau khi giải ngũ về quê, với trình độ và năng lực của mình, ông được Đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể bổ nhiệm làm trưởng phòng Thương binh xã hội huyện nơi gia đình tôi ở. Chỗ cha tôi làm cách nhà chừng 15 cây số. Cha tôi có một chiếc xe đạp phượng hoàng cũ, là phương tiện ông gắn bó trong suốt mười mấy năm làm cán bộ của mình. Tôi còn nhớ như in, hàng tuần, những buổi chiều thứ Bảy, ba anh em tôi lại háo hức ra đầu ngõ đón cha đi làm về với vẻ mặt mong ngóng. Lần nào chúng tôi cũng có quà. Đó là cuốn báo Thiếu niên tiền phong hay tờ Khăn quàng đỏ mà ông dành dụm tiền mua cho anh em tôi.

Phải nói thêm là những năm 90, có được cuốn báo này là niềm mơ ước của biết bao đứa trẻ con nghèo quê tôi. Anh em tôi sung sướng lắm vì cả thôn có mình chúng tôi có báo để đọc. Như nhà ông Hinh đầu xóm, giàu nhất thôn mà tôi thấy ăn chả dám ăn, mặc chả dám mặc, cái Tình con ông ấy học cùng tôi mới đến lớp 6, bố nó đã bảo: Con gái học gì nhiều cho lồi mắt ra, ở nhà lấy chồng còn đi làm kiếm tiền, tiền đâu mà nuôi mãi thế. Cha tôi thì lại bảo: Tiền rất cần, nhưng kiến thức quý hơn. Nhà mình nghèo vật chất nhưng không để các con nghèo tâm hồn.

Tôi không nhớ chính xác cha tôi đã mua cho anh em tôi bao nhiêu tờ báo, nhưng những điều mới lạ về thế giới, về thành phố, về khoa học khám phá, về những điều lạ lẫm lắm mà với những đứa trẻ đen nhẻm quanh năm chỉ biết đến rơm rạ và theo lưng con trâu ra đồng như chúng tôi không bao giờ mường tượng ra, nó lại hiện lên đẹp đẽ, thơm tho, rõ ràng ở trong từng cuốn báo ấy. Sau này lớn lên tôi mới biết, để có những cuốn báo “xa xỉ” đó, chưa bao giờ cha tôi ăn sáng ở ngoài.

Sau 2 năm công tác với nhiều thành tích nổi bật, cha tôi được đưa vào diện cán bộ chiến lược. Tổ chức tín nhiệm cử ông đi học lớp bồi dưỡng chính trị cao cấp hai năm ngoài Hà Nội nhưng ông từ chối. Sau này, có lần anh trai tôi hỏi, ngày đó sao cha không đi học, đó là cơ hội tiến thân hiếm có, có khi giờ cha ít ra cũng thành chủ tịch huyện rồi. Ông chỉ cười hiền từ: Nếu bố đi học, nhà mình khả năng sẽ khá lên, sẽ chuyển ra phố ở, nhưng các anh không ai dạy dỗ, chắc hỏng lâu rồi.

Cách đó không xa, nhà ông Sự giữa thôn, có của ăn của để nhất nhì thôn, có hai đứa con trai ngang tuổi hai anh tôi, thằng em nghiện sốc thuốc chết cách đây mươi năm, thằng anh thì vào tù ra tội như ăn cơm bữa, giờ đang trốn truy nã vì cá độ bóng đá.

Cái thời khốn khó đâu dễ lãng quên. Nhà tôi ngày xưa nghèo lắm. Lũ bạn học cùng tôi chúng nó cứ thắc mắc mãi: Bố mày làm cán bộ to thế mà sao toàn đi cái xe đạp rách. Mày thì toàn thấy mặc lại quần áo của mấy anh mày. Nghĩ cán bộ phải giàu chứ nhỉ?

Lúc đó, tôi cũng không hiểu vì sao nhà mình nghèo hơn cả nhà mấy đứa bạn có bố mẹ làm ruộng trong thôn. Chỉ nghĩ, nghèo thế thì bố làm cán bộ làm gì, về làm ruộng có khi còn hơn.

Chúng tôi lớn lên bằng sự chắt chiu, tằn tiện của mẹ, bằng sự rèn luyện, nghiêm khắc, hy sinh của cha. Hồi ấy, cứ mỗi bận đi học về, tôi có nhiệm vụ băm bèo và đẵn cây chuối thái nấu cho lợn. Mẹ tôi thường nuôi hai con lợn mỗi vụ để bán lấy tiền nộp học phí cho anh em tôi. Các anh tôi thì được cha giao nhiệm vụ quẩy đôi quang gánh theo đàn trâu cùng lũ trẻ trong xóm nhặt phân về ủ nuôi cá và làm phân bón ruộng. Phần cha tôi, cứ hết việc cơ quan về nhà là ông tăng gia sản xuất: Nuôi cá, nuôi gà, trồng hoa quả, rau màu. Việc gì ông cũng làm được. Ông đan rổ, rá rất đẹp. Ông gặt lúa nhanh hơn mẹ, đon lúa chắc và đều tay hơn phụ nữ.

Bù lại, ba anh em tôi được ăn học đàng hoàng. Cả làng, có duy nhất nhà tôi ba anh em đều đỗ đại học.

Sau này, khi đi học xa nhà, cha tôi cũng nghỉ công tác trên huyện, về làm Bí thư xã. Từ ngày ông nhận công tác mới, điện, đường, trường, trạm được xây dựng, sửa chữa khang trang, quê tôi thay da, đổi thịt. Cha tôi vẫn đi làm bằng chiếc xe đạp phượng hoàng cũ kỹ và nhà tôi vẫn nghèo. Có một bận, cha tôi đau dạ dày nặng, định xin nghỉ việc hẳn, tôi về nhà thấy trong nhà có hai cụ ông đến thăm, ngồi nói chuyện với cha tôi, có cụ nắm tay cha sụt sùi khóc: Anh đừng nghỉ, anh nghỉ rồi “chúng nó” phá nát cái xã này mất. Thôi thì, anh thương dân, thương chúng tôi anh đừng nghỉ…

Anh em chúng tôi rồi cũng khốn lớn, trưởng thành. Cha mẹ tôi giờ đã già yếu đi nhiều. Cha tôi cũng nghỉ hưu hơn chục năm nay. Chúng tôi dù có cuộc sống khấm khá nơi thành thị nhưng cha mẹ tôi vẫn ở quê và không có ý định rời lên phố. Ông bà vẫn ở trong căn nhà gỗ của các cụ xưa để lại. Cha tôi bảo: Đây là nguồn cội. Cha mẹ vẫn ở đây khi các con cần. Ở phố mệt thì về quê, nhé.

Đợt rồi về thăm nhà, đúng mùa lúa chín, tôi bước chân trần trên con đường rơm thơm mùi nắng lại nhớ đến nao lòng cái ngày bé dại. Ngày đó, cứ mỗi lần đạt học sinh giỏi cuối năm, cha sẽ chở chúng tôi đạp mười mấy cây số trên chiếc xe đạp phượng hoàng cũ có kê thêm một miếng lót vải cho đỡ đau mông, với phần thưởng là một bát phở bò thơm phức. Một năm chỉ được ăn một lần. Mùi thơm đó trộn lẫn mùi rơm rạ cũ nồng đậm, thơm đến tận bây giờ.

Đúng vậy, Nhà là nơi để trở về. Lúc mệt mỏi, lúc đớn đau, lúc vui sướng, vẫn còn thấy cha mẹ là còn hạnh phúc. Bởi cha mẹ là nơi chỉ có yêu thương vô điều kiện, bao dung thứ tha và không có phán xét.

Lại văng vẳng tiếng dặn dò của cha, khi quay về phố: Dịch dã thế này nhớ giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi và đừng làm việc quá sức, để ý đến bản thân nhiều hơn, con nhé…

Mẹ - người đã nâng niu, gìn giữ con suốt chín tháng cưu mang. Người đã mang cho con hình hài, nhịp sống, trái tim, mạch máu, hơi thở, nụ cười. Mẹ là suối nguồn yêu thương bất tận, là sự sống, tình yêu, vốn liếng yêu thương cho cuộc đời con...

Mẹ là những gì thiêng liêng và cao quý nhất của đời con. Những lời ru của mẹ từ thuở nằm nôi sẽ theo dấu chân con trên vạn nẻo đường đời. Những lúc bước chân con khụy xuống trước bao cạm bẫy nghiệt ngã của cuộc đời, mẹ luôn có mặt bên con dắt dìu, an ủi động viên. Mẹ chắp cho con đôi cánh của niềm tin và hy vọng để vươn lên trên cuộc sống.

Với tình yêu thương, sự hy sinh vô bờ bến đó, chỉ những ai ừng làm cha mẹ mới có thể thấu hiểu một cách trọn vẹn nỗi đắng cay cơ cực của mẹ cha. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, và chẳng ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Mẹ là người chắp cho con đôi cánh của niềm tin và hy vọng để vươn lên trong cuộc sống.

Dòng đời mãi êm đềm trôi theo thời gian, thấm thoát con chợt nhận ra mình đã lớn. Mới ngày nào con còn bú mớm, đút cơm, được nâng niu vỗ về và ngủ say trên chiếc võng trưa, trong câu hát ru à ơi ngọt ngào của mẹ. Lời ru ấy của mẹ đã ở trong giấc ngủ con từ những ngày thơ bé và theo con đến tận bây giờ. Con biết rằng ngày đó, không chỉ riêng con mà những đứa trẻ khác, khi nghe lời ru ấy, đều chỉ biết tròn xoe đôi mắt ngây ngô ngó nhìn vạn vật xung quanh và đòi cho bằng được những gì chúng con muốn.

Lớn thêm một chút, đến tuổi cắp sách đến trường, dù cuộc sống có muôn vàn khó khăn nhưng mẹ vẫn cố gắng lo cho con được bằng bạn bằng bè. Mẹ đã dậy sớm hơn khi vạn vật còn đắm chìm trong màn đêm tĩnh mịch và mẹ chở ước mơ con bằng đôi bàn tay ngày thêm chai sạm, bằng đôi mắt mè ngày một mờ đi, bằng tấm lưng gầy ngày thêm oằn nặng, bằng đôi chân run rẩy nhưng vẫn vững bước để dìu dắt con đi...

Để có được giấc ngủ say, miếng ăn ngon cho con, mẹ không quản gian lao với bất cứ công việc gì, vất vả như thế nào. Bởi mẹ muốn con được sống trong đầy đủ, ấm êm. Và những đứa con vô tâm như chúng con chỉ biết đến điều ngọt ngào mà mẹ mang về, nhưng lại không nghĩ mẹ vất vả ra sao để làm được điều đó.

Một ngày kia, khi mẹ mỗi ngày một ngày thêm già hơn, con lại giã từ mẹ tìm đến đất khách để mưu sinh. Cất bước ra đi, con thản nhiên trong niềm đau của mẹ. Con đã chạy theo những tiếng gọi lợi danh và say xưa trong ánh đèn xanh đỏ với từng tiếng reo hò nhảy nhót. Con tập tành làm một kẻ hiểu đời, mãi mê vui cười với danh lợi. Con ngạo nghễ với tiền tài, để rồi gục ngã giữa dòng đời.

"Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ Mẹ có nghĩa là duy nhất Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng

Mẹ có nghĩa là tình yêu, là sự sống, là hạnh phúc"

Mẹ ơi! Có phải con đã quá hững hờ và vô tâm, đã bỏ mặt người trong hiu quạnh, cô đơn của những ngày tháng mong nhớ, đợi chờ. Bao ngày qua, mãi lao theo những tham vọng khiến con quên rằng bên mình còn có mẹ. Con bất chợt nhận ra mẹ đã ở tuổi xế chiều và bàng hoàng khi nghĩ đến lúc bên đời không còn hình bóng mẹ, khi mẹ ra đi để lại mình con cô đơn giữa dòng đời muôn lối.

"Lúc còn mẹ con còn tất cả Mẹ đi rồi tất cả cùng đi Mẹ ơi! con chẳng còn gì

Bơ vơ đến đỗi lúc đi lúc về"

Chỉ khi đứng trước di ảnh của mẹ, con mới nhận ra rằng tiền bạc chỉ là bọt bèo. Con đã quá vô tình khi bỏ quên hình bóng mẹ mà chạy theo những cám dỗ vật chất. Giờ đây con muốn có mẹ vỗ về cũng không thế nào nữa. Vì vậy những ai còn mẹ đừng đề một ngày kia khi mẹ mất rồi mới nhận thức được tình yêu thương sâu sắc. Lúc ấy muốn mang một chén trà mời mẹ thì cũng muộn màng, hay muốn nấu một bữa cơm thật ngon cho mẹ cũng không còn kịp nữa.

Mai này, ai rồi cũng phải lìa xa mẹ, thì lẽ nào bây giờ chúng ta không quan tâm đến mẹ. Dù ai đó có thành công hay đứng trước tiền tài danh vọng, mà mẹ không còn thì cuộc đời này đâu có ý nghĩa gì. Với con cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất, cũng là người mà con yêu thương và mang ơn nhất trên đời này.

Con vẫn thường nghĩ rằng mẹ không đẹp. Không đẹp vì không có làn da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh... Mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vầng trán cao, những nếp nhăn của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Song, bố lại bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm.

Mọi người ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. Có những lúc con nghĩ vậy, nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Con có cảm giác lâng lâng, xao xuyến khó tả. Đó là một cảm giác mà con chưa bao giờ được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim con, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào... qua hết những gì của mẹ. Tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi, mới cảm nhận rõ. Từ nhỏ đến lớn, con đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ và lẽ đương nhiên.

Vào những năm trước, chỉ vì một chút nông nỗi, con đã giận hờn, trách móc mẹ và bỏ nhà đi làm xa mà không một chút suy nghĩ. Và cuộc đời đã cho con những trải nghiệm thành công và thất bại, để đến hôm nay tay trắng, bỗng dưng con thấy nhớ mẹ vô cùng. Trong sự ê chề mệt mỏi, con lần bước quay về nhà. Và lúc ấy con chỉ muốn ôm mẹ thật chặt để nói lời xin lỗi với mẹ, nhưng không hiểu sao lại không thể.

Con luôn ân hận khi nhớ lại mình đã thật vô tâm và cố chấp trước những lời dạy dỗ của mẹ. Mẹ đã làm mọi thứ cho con, nhưng con lại không nghe mà còn làm mẹ buồn. Và giờ đây con muốn cầm tay mẹ áp vào má mình và nói rằng "Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!".

Sau lần ấy con mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hàng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà vẫn phơi phới. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Mấy bố con như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa... việc nào cũng chăm chỉ hết.

Mẹ đã cho con tất cả nhưng con chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương con cũng chưa nói bao giờ thổ lộ cùng mẹ. Bao lần con trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ, nhưng rồi lại thôi. Con chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa. Khi con vui hay buồn, đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị... là tất cả. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở; có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Thế rồi, thời gian cứ trôi qua, mai này con có khôn lớn rời khỏi vòng tay của người mẹ hiền, thì mẹ mãi mãi vẫn là bóng cây che mát cho đời con. Thật sung sướng biết bao khi con xếp lại mối lo âu toan tính, để lại thú vui của cuộc đời, quay về bên mẹ, sống với mẹ để được nghe nói những lời yêu thương dịu ngọt. Thật sung sướng biết bao khi con được bàn tay mẹ vỗ về, trìu mến. Con vui khi được gục đầu vào lòng mẹ, để tìm lại hơi ấm của ngày xưa, để được thấy mình trở thành trẻ thơ bé bỏng bên mẹ.

"Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. Mẹ là người mẹ tuyệt vời, cao cả và vĩ đại nhất. Suốt đời này chẳng có ai thương con bằng mẹ, chẳng ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con. Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: Con yêu mẹ!".

Con viết những dòng này chỉ mong mẹ hiểu cho nỗi lòng. Mẹ là cả cuộc đời của con, nên giờ đây con chỉ mong mẹ mãi sống vui. Con thích mẹ chăm sóc, an ủi, bảo ban. Con muốn được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Và con muốn nói với mẹ rằng:

"Con dù lớn vẫn là con mẹ.
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

Con cũng xin cầu nguyện cho những bậc cha mẹ mãi hạnh phúc, là biểu tượng của tình thương bao la, là niềm tin đầy nghị lực, là chỗ dựa vững chắc mỗi khi các con vấp ngã. Cha mẹ mãi là ánh sáng soi đường cho mỗi người con đi trong đêm dài nhân sinh tăm tối.

"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Ðừng để buồn lên mắt mẹ nghe không".

Nguyễn Thị Kim Phượng

Video liên quan

Chủ Đề