Biên chế có nghĩa là gì

Được tuyển dụng vào các vị trí việc làm trong cơ quan Nhà nước là mong muốn của rất nhiều người. Bởi lẽ, mục tiêu phấn đấu của họ là vào biên chế. Bởi lẽ do tính chất cần đảm bảo sự ổn định về vị trí việc làm của nó. Vậy biên chế là gì? Những điều cần biết về chế độ hưởng biên chế cụ thể như thế nào? Để hiểu rõ các vấn đề trên công ty Luật Hùng Sơn xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết dưới đây.

Biên chế là gì? Khoán biên chế là gì?

Biên chế là gì?

Biên chế là số người làm việc ở vị trí công việc phục vụ lâu dài và vô thời hạn trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước. Biên chế được hưởng các chế độ về phụ cấp và lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc do đơn vị quyết định dưới sự hướng dẫn của Nhà nước.

Vị trí việc làm của biên chế được đảm bảo ổn định cho đến khi họ nghỉ hưu, nếu không tự nguyện nghỉ việc hoặc không thuộc diện bị tinh giản biên chế.

Khoán biên chế là gì?

Biên chế giao khoán là số biên chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị, cơ quan thực hiện thí điểm khoán sau khi đã rà soát lại dựa trên cơ sở biên chế hiện có và được giao ổn định trong vòng ba năm kể từ khi thực hiện thí điểm khoán.

Phân biệt biên chế và hợp đồng lao động

Tiêu chí Biên chế Hợp đồng lao động
Vị trí, tính chất công việc Vị trí công việc vô thời hạn, lâu dài được hội đồng nhân dân các cấp hoặc chính phủ hoặc quốc hội  phê duyệt trong các nghị quyết về quy hoạch chức danh trong bộ máy nhà nước Công việc theo hợp đồng lao động có thể xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Đặc biệt, với hợp đồng lao động xác định thời hạn, cá nhân chỉ làm công việc theo thỏa thuận trong một thời hạn nhất định. Và hết thời hạn này, cá nhân đó phải nghỉ việc và tìm một công việc mới nếu như đơn vị tuyển dụng tiếp tục không ký  hợp đồng lao động.

Chủ thể tham gia ký kết Người sử dụng lao động luôn phải là Nhà nước Người sử dụng lao động không bắt buộc là Nhà nước.
Hình thức thi tuyển Phỏng vấn hoặc thi tuyển Phỏng vấn
Chế độ đãi ngộ Được hưởng lương, quyền lợi, chế độ đãi ngộ và các khoản phụ cấp khác từ ngân sách Nhà nước, Chỉ được hưởng các chế độ đãi ngộ nếu như trong hợp đồng lao động các bên có thỏa thuận về điều khoản này.

Những điều cần biết về chế độ hưởng biên chế

Theo quy định pháp luật hiện nay, Biên chế được sử dụng cho các đối tượng sau: biên chế công chức, biên chế cán bộ, số lượng lao động hợp đồng và người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền giao theo pháp luật định. Tuy nhiên cần lưu ý, hiện nay, chỉ có ba trường hợp viên chức sau đây sẽ được hưởng biên chế:

  • Viên chức được tuyển dụng từ trước ngày 01/7/2020 nếu đáp ứng điều kiện;
  • Công chức, cán bộ được chuyển thành viên chức;
  • Người được tuyển dụng vào làm viên chức tại những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.

Các chế độ đãi ngộ như khen thưởng, quyền và nghĩa vụ,… của cán bộ, công chức được quy định cụ thể trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019.

Như thế nào là hợp đồng trong biên chế?

Hợp đồng trong biên chế là cách thường dùng để chỉ những lao động làm việc trong các cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập mà không phải là viên chức, công chức Nhà nước. Những lao động này được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động để làm việc.

Chẳng hạn, Cơ quan A được giao chỉ tiêu biên chế là 50 người và những người này được hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp. Hiện tại do một số người nghỉ hưu, một số chuyển đi… nên biên chế cơ quan A chỉ còn lại 48 người và cơ quan A vẫn chưa tuyển dụng được người thay thế. Do nhu cầu công việc phải có 02 người đảm nhiệm khối lượng công việc ở 02 vị trí trống biên chế, nên cơ quan A đã ký hợp đồng lao động với 02 người là B và C để làm công việc ở 02 vị trí này.

Trường hợp này, B và C là hợp đồng trong biên chế, B và C được hưởng lương do ngân sách cấp, được hưởng các chế độ khác như viên chức.

Trên đây là nội dung thông tin về biên chế là gì, phân biệt biên chế với hợp đồng lao động, những điều cần biết về chế độ hưởng của biên chế. Mọi thắc mắc về biên chế và pháp luật lao động, vui lòng liên hệ hotline 19006518 để được các chuyên viên của Luật Hùng Sơn tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Biên chế là gì? Định nghĩa Biên chế và So sánh sự khác nhau giữa Biên chế và Hợp đồng lao động

Biên chế trong các cơ quan nhà là số người làm việc trong cơ quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền [hiện nay là Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương] phê duyệt và giao, làm căn cứ cấp kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm.

Biên chế có thể xem là một dạng hợp đồng lao động vô thời hạn đối với các công ty hoặc đơn vị quốc doanh.

                             Biên chế                            

Hợp đồng lao động

Định nghĩa: Biên chế là một vị trí công việc được phục vụ [hành nghề] lâu dài trong cơ quan nhà nước được quốc hội, chính phủ, hoặc hội đồng nhân dân các cấp quyết định hoặc phê duyệt trong các nghị quyết về quy hoạch số lượng các chức danh trong bộ máy công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Định nghĩa: Người làm việc theo hợp đồng lao động được quản lý bởi chủ sở hữu, người đại diện pháp luật hoặc người quản lý doanh nghiệp, và được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động.

Nhân viên hợp đồng được ký hợp đồng lao động và chỉ hưởng hoàn toàn chế độ đãi ngộ theo hợp đồng đó, các chế độ đãi ngộ khác cơ quan có thể dành cho bạn nhưng không thuộc dạng bắt buộc

Nhân viên biên chế à người đã thi công chức [viên chức] vào 1 cơ quan [ thời gian thử thách sau khi thi đỗ thường là 1 năm] và trở thành cán bộ công nhân viên chức thuộc biên chế của cơ quan đó, họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi và cả các chế độ đãi ngộ mà nhân viên hợp đồng có thể không được hưởng.

Biên chế là gì? Biên chế có lợi gì mà sao ai cũng muốn vào biên chế? Quyền và nghĩa vụ của người nằm trong biên chế Nhà nước?

Công chức, viên chức là những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước với chế độ và tiền lương do Nhà nước quy định. Nếu như những lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước có chế độ làm việc theo các loại hợp đồng với thời hạn do các bên thỏa thuận thì những cán bộ, công chức, viên chức này lại làm việc với hình thức biên chế. Vậy, biên chế là gì? Làm việc theo hình thức biên chế được hưởng những chế độ gì?

1. Quy định của pháp luật về công chức, viên chức:

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật viên chức năm 2010 [Sửa đổi, bổ sung tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019]:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

2. Quy định về biên chế đối với công chức, viên chức:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 35 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 24/2010/NĐ-CP việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế: 

– Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức.

– Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định

Thứ hai, đối với viên chức, theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010, việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Các hình thức làm việc của cán bộ, công chức, viên chức:

3.1. Chế độ làm việc của công chức:

Công chức được tuyển dụng để làm việc theo biên chế với chế độ làm việc không xác định thời hạn. Do đó, công chức chỉ kết thúc chế độ làm việc khi thuộc các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, công chức thôi việc trong các trường hợp quy định tại Điều 59 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sau:

Xem thêm: Mức biên chế viên chức đối với công tác thư viện

– Do sắp xếp tổ chức;

– Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

– Trường hợp công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác

Thứ hai, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019

3.2. Chế độ làm việc của viên chức:

Khác với công chức, viên chức làm việc theo biên chế nhà nước theo các loại hợp đồng làm việc quy định tại Điều 25 Luật viên chức năm 2010 [Sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019], cụ thể như sau:

– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ các trường hợp sau:

+ Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức

Xem thêm: Cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở kế hoạch đầu tư

+ Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;

– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức

– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Chế độ quyền lợi của  công chức, viên chức:

Khi làm việc theo biên chế, công chức, viên chức có những quyền sau đây:

4.1. Quyền của công chức:

Thứ nhất, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ như:

– Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.

Xem thêm: Hưởng lương hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế

– Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.

– Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

– Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

– Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

Thứ hai, công chức được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Thứ bacông chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Thứ tư, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Hỏi về trình tự thực hiện tinh giản biên chế

4.2. Quy định về quyền của viên chức:

Thứ nhất, viên chức được pháp luật bảo đảm quyền khi hoạt động nghề nghiệp, cụ thể:

– Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

– Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

– Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.

– Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

– Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

– Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

– Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Hỏi về chính sách thôi việc ngay trong tinh giản biên chế

Thứ hai, viên chức được đảm bảo về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:

– Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

– Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ ba, viên chức được đảm bảo về quyền nghỉ ngơi, theo đó:

– Viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

– Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

– Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Hưởng tinh giản biên chế khi có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội

– Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ tư, viên chức được đảm bảo các quyền về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định như:

– Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

– Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Thứ năm, ngoài những quyền được nêu ở trên, viên chức còn được đảm bảo những quyền khác khi làm việc trong biên chế như quyền được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề