Hội nghị Quốc tế nông dân là gì

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Hội Nông dân Việt Nam [tên cũ: Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam trước 1991] là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hội Nông dân hiện nay là ông Lương Quốc Đoàn [nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam].[1]

Hội Nông dân Việt Nam Kiểu tổ chứcTổ chức chính trị - xã hộiThành lập14/10/1930Trụ sởsố 9 đường Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà NộiNguồn gốcNông hội đỏKhu vực hoạt độngViệt NamTrọng tâmNông nghiệpTrang webhoinongdan.org.vn

Hội Nông dân Thành phố Đà Nẵng.

Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương [tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay].

Ngày 06/8/1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, gồm 6 người: Hồ Viết Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trương Việt Hùng, Trần Đào.

Ngày 16/4/1951 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 09 – NQ/TW về "Thành lập các ban và tiểu ban giúp việc", trong đó có Tiểu ban Nông vận gồm có 8 thành viên: Hồ Viết Thắng [Trưởng ban], Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Phạm Xuân Dy, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Ca, Trần Đào.

Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ngày 25/6/1977, Ban Bí thư ra Thông báo số 16 – TB/TW về việc thành lập Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương.

Ngày 25/6/1979, Ban Bí thư quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương [nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương] thành một cơ quan thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư.

Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương [thực chất là một bộ phận của Ban Nông nghiệp Trung ương, do Ban Nông nghiệp chỉ đạo] nay lập thành một cơ quan độc lập có nhiệm vụ vừa thường xuyên chỉ đạo phong trào thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng, vừa giúp Ban Bí thư chuẩn bị Đại hội nông dân toàn quốc. Ban Bí thư chỉ định 3 thành viên: Ngô Duy Đông [Trưởng ban], Nguyễn Thành Thơ, Nguyễn Công Huế [Phó ban], Lê Du là Ủy viên.

Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78 – CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam.

Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.

Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam [theo Tờ trình của Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam].

Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.

Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và tinh thần của hội viên, nông dân.

Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.

Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lương hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.

Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ kho học, kỹ thuật, quảng bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.

  1. ^ “Đồng chí Thào Xuân Sùng giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam”.

  • Điều lệ Hội Lưu trữ 2013-08-18 tại Wayback Machine
  • Trang chủ của Hội
  • Tổng quát về Hội [lịch sử hình thành và phát triển, nhiệm vụ của hội...] Lưu trữ 2012-09-29 tại Wayback Machine

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hội_Nông_dân_Việt_Nam&oldid=68230477”

Ngày 22/12/2015, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Yanmar Việt Nam [YARI-V] phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ [ĐHCT] tổ chức Hội nghị quốc tế "Công nghệ thích hợp nhằm nâng cao đời sống nông dân khu vực Đông Nam Á" tại Nhà Điều hành-Trường ĐHCT.

Tham dự Hội nghị có đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND, các sở, ban, ngành, viện, trường đại học, doanh nghiệp trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL]; các đoàn đại biểu của các tổ chức đến từ Nhật Bản và Indonesia như: JICA, Yanmar-Nhật Bản, Máy móc Nông nghiệp Yanmar, Trường Đại học Bogor, YARI-IPB... Đại diện Trường ĐHCT, có PGS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng; PGS.TS. Lê Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng tham dự Hội nghị.

Hội nghị quốc tế "Công nghệ thích hợp nhằm nâng cao đời sống nông dân khu vực Đông Nam Á" diễn ra tại Nhà Điều hành-Trường ĐHCT

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT chia sẻ, là một trong những trường đa ngành hàng đầu tọa lạc tại trung tâm ĐBSCL, Trường ĐHCT đã được giao trọng trách là không ngừng nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ. Để đạt được mục tiêu của mình, Trường ĐHCT luôn xem hợp tác với doanh nghiệp là rất quan trọng và Viện nghiên cứu nông nghiệp Yanmar [YARI] là thành tựu có thể nói là trước tiên của Nhà trường. 

PGS.TS. Hà Thanh Toàn phát biểu khai mạc Hội nghị

Đối với Trường ĐHCT, hợp tác với Yanmar đã thực sự hỗ trợ nhiệm vụ nâng cao năng lực cán bộ, đào tạo sinh viên, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đối với ĐBSCL, các hoạt động của YARI-V đã củng cố cơ giới hóa nông nghiệp và đóng góp hiệu quả cho sự phát triển bền vững trong nông nghiệp ở ĐBSCL và từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân. Và hơn hết là YARI-V đã và đang củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa Yanmar và Trường ĐHCT cũng như Nhật Bản và Việt Nam ở cấp quốc gia.

Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. CầnThơ, phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, đánh giá cao những đóng góp của YARI-V cho sự phát triển cơ giới hóa của khu vực, bao gồm hợp tác trong nghiên cứu với các viện và trường đại học để nghiên cứu điều kiện sống và nhu cầu của nông dân nhằm ứng dụng công nghệ hiệu quả; và hợp tác đào tạo sinh viên, cán bộ và nông dân trong công nghệ cơ giới hóa, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ tiên tiến trong sản xuất lúa như nuôi cây con, cấy mạ, thu hoạch cho các tỉnh vùng ĐBSCL, trong đó có TP. Cần Thơ. Để phát huy thành tựu đạt được trong thời gian qua, ông hy vọng YARI-V nói riêng và Tập đoàn Yanmar-Nhật Bản nói chung tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thích hợp trong nông nghiệp ở Việt Nam, không chỉ cơ giới hóa cho sản xuất lúa mà còn đối với cây trồng và thủy sản, đồng thời, xây dựng các nhà máy và cơ sở bảo dưỡng song song với huấn luyện sử dụng máy nông nghiệp cho nông dân. Ông mong rằng Yanmar sẽ là một cầu nối cho sự hợp tác bền vững giữa Việt Nam và Nhật Bản trong tương lai.

Báo cáo của GS. Mikio Umeda về vai trò của YARI
 

GS. Dương Văn Chín báo cáo kết quả hai năm hợp tác giữa Tập đoàn Lộc Trời và Yanmar về cơ giới hóa sản xuất lúa ở ĐBSCL

 

TS. Lê Cảnh Dũng, báo cáo về những tiềm năng để cải thiện sinh kế của hộ nông dân ở ĐBSCL

 
Báo cáo của TS. Ngô Quang Hiếu về phát triển cơ giới hóa nông nghiệp ở ĐBSCL
 

TS. Desrial trình bày về vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp trong sản xuất lúa ở Indonesia

 

Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị

Qua một ngày làm việc tích cực, Hội nghị đã đạt được mục tiêu đề ra là tổng kết, đánh giá và định hướng hoạt động nghiên cứu sắp tới của YARI. Bên cạnh đó, đây là dịp để các viện, trường, doanh nghiệp và địa phương học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu nhu cầu thực tế và tăng cường kết hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật trong cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững cho vùng ĐBSCL.

Đai biểu chụp ảnh lưu niệm

[Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng]

Video liên quan

Chủ Đề