Bệnh tuyến giáp có nên ăn rong biển không

Rong biển (hải tảo) được bán phổ biến tại thị trường châu Á và các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thêm rong biển vào chế độ ăn của gia đình là phương pháp an toàn và hữu hiệu giúp phòng ngừa bướu cổ, cải thiện tình trạng suy giáp nhẹ. Rong biển chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho tuyến giáp bao gồm: i-ốt và selen, hai khoáng chất cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp.

Lợi ích từ rong biển đối với tuyến giáp

Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể. Tuyến giáp sử dụng i-ốt và các acid amin tyrosine để sản xuất hormon tuyến là thyroxine và thyronine, hai hormon điều tiết thân nhiệt, chức năng và sự phát triển của mọi tế bào trong cơ thể. Những hormone này cũng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, bao gồm cả sự tập trung và trí nhớ. Nếu lượng hormon tuyến giáp không được cung cấp đủ, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng: mệt mỏi kéo dài, lo lắng và tăng cân.

Rong biển là một nhóm đa dạng của thực vật biển làm từ tảo hút dinh dưỡng từ đại dương. Rong biển cũng rất giàu selen, một khoáng chất hỗ trợ chuyển đổi thyroxine vào thyronine trong cơ thể. Nếu không có selen sẽ không có sản xuất hormone tuyến giáp và chuyển đổi thành chất có tác dụng tại các mô tế bào. Ngoài ra, rong biển còn chứa chất alginat và các thành phần đa đường có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, do đó giúp giảm các triệu chứng tăng cholesterol. Trong hải tảo còn chứa các thành phần hoạt chất sinh học giúp ổn định tim mạch, loại những gốc tự do có thể gây ung thư tuyến giáp.

Chuyên gia thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo mỗi người nên bổ sung 150 microgram i-ốt mỗi ngày và 55 microgram selen hàng ngày.

Sử dụng hải tảo như thế nào là tốt cho tuyến giáp?

Ở Nhật, món súp từ ngũ cốc kết hợp với tảo bẹ như một món ăn thay thế muối i-ốt và gia vị. Món sushi có sử dụng lá rong biển dát mỏng cũng là một gợi ý tuyệt vời trong sử dụng rong biển. Ngoài ra, món canh rong biển cũng là một món ăn giúp giải nhiệt bồi bổ cơ thể bạn không nên bỏ qua.

Rong biển đang dần được bán và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nguồn dinh dưỡng quý từ đại dương này không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn giàu dược tính, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, hỗ trợ phòng chống ung thư... Đặc biệt. rong biển có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung iod cho tuyến giáp và hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp.

Rong biển còn gọi hải đới, tảo biển... Tên khoa học: Sargassum henslowianum J.Agardh., họ Rong mơ (Sargassaceae). Có nhiều loài rong khác cũng được sử dụng làm thực phẩm hay làm thuốc. Bộ phận dùng là toàn cây khô của một số loài tảo biển. Dược liệu thu hái được rửa bằng nước ngọt để loại muối và tạp chất; phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Về thành phần hóa học, rong biển chứa nhiều iod, acid alginic, alginat, chất béo, chất đường, calci, phospho. Theo Đông y, rong biển vị đắng mặn, tính hàn; vào tỳ, can, thận. Tác dụng nhuyễn kiên tán kết, hoá đàm, lợi thuỷ tiết nhiệt. Dùng tốt cho người bị bướu cổ, viêm sưng hạch, lao hạch, nấc cụt, phù nề, viêm tràn dịch mào tinh hoàn. Ngày dùng 6 - 10g bằng cách nấu hầm, xào hoặc kết dược liệu khác.

Bệnh tuyến giáp có nên ăn rong biển không
Rong biển - nguồn dinh dưỡng và thuốc quý từ đại dương.

Một số bài thuốc chữa bệnh có rong biển

Y học hiện đại dùng rong mơ chữa bệnh bướu cổ: viên iotamin có 50 - 70mcg iod; ngày 2 - 4 viên, uống trong 3 - 5 tháng.

Chữa lao hạch cổ:

Bài 1: rong biển 12g, tằm vôi 6g. Các vị sao chung, nghiền thành bột mịn. Dùng nước sắc bạch mai (mai trắng) để làm hoàn. Chia uống 2 lần.

Bài 2: rong biển 9g, thổ bối mẫu 9g, hương phụ 9g, hạ khô thảo 9g. Sắc uống trong ngày.

Chữa phì đại tuyến tiền liệt gây bí tiểu tiện ở người già: rong biển 10g, xuyên sơn giáp 10g, lệ chi hạch (hạt quả vải) 15g, quất hạch (hạt quả quýt) 15g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống 2 lần trong ngày.

Chữa lở ngứa ngoài da: rong biển 16g, liên kiều 12g, ngưu bàng 8g, hạ khô thảo 8g, nga truật 8g, tam lăng 4g, trần bì 2g, bán hạ 2g. Sắc uống 2 lần trong ngày.

Bệnh tuyến giáp có nên ăn rong biển không
Rong biển hầm đậu phụ tốt cho người bị viêm xương hạch và đau khớp ở thanh thiếu niên.

Món ăn thuốc trị bệnh có rong biển

Canh rong biển ý dĩ: rong biển 30g, ý dĩ 30g, trứng gà 3 quả. Rong biển ngâm cho nở, luộc chín tới, thái đoạn, cùng ý dĩ nấu chín nhừ để sẵn. Cho dầu thực vật vào chảo, đun nóng, đập trứng gà vào, đánh khuấy cho chín, cho canh rong biển ý dĩ vào, thêm gia vị thích hợp. Món này rất tốt cho người bị tăng huyết áp, đau tức vùng ngực, các bệnh nhân u bướu.

Canh thịt lợn nấu rong biển: rong biển 300g, thịt lợn nạc 100g (hoặc đậu phụ 200g). Thịt lợn băm nhỏ; rong biển ngâm nước gạo một đêm để khử mặn, rửa sạch, nấu cho chín tái, thái đoạn, nấu tiếp cho chín nhừ, thêm thịt băm, dấm, gia vị để ăn, cho thêm hành tươi. Món này rất tốt cho nam giới bị viêm tinh hoàn, người bị sưng hạch, nấc cụt, bướu cổ lành tính.

Vịt hầm rong biển: rong biển 120g, vịt 1 con. Rong biển ngâm rửa, luộc qua, cắt đoạn. Vịt làm sạch, chặt miếng, cùng rong biển, thêm gia vị hầm nhừ. Một tuần ăn 2 lần. Món này thích hợp cho bệnh nhân bướu giáp trạng lành tính (bướu cổ do thiếu iod).

Rong biển hầm đậu phụ: rong biển 30g, đậu phụ 100g. Rong biển làm như trên; đậu phụ thái miếng; thêm gừng tươi đập giập và gia vị, dầu thực vật, hầm cách thủy cho chín nhừ. Ngày ăn 1 lần, liên tục 15 ngày. Món này dùng tốt cho người bị viêm xương hạch và đau khớp ở thanh thiếu niên (lưu đàm ứ tại quan tiết).

Rong biển hầm củ cải: rong biển 200g, củ cải trắng 150g, thanh quả (quả trám) 50g. Củ cải thái lát, rong biển cắt đoạn, thêm gia vị cùng với trám nấu nhừ. Ngày ăn 1 lần, liên tục 7 - 10 ngày. Món này rất tốt cho người bị viêm họng khô, viêm khí phế quản (thể viêm khô mạn tính, ho ít đờm, khi lạnh ẩm viêm họng, ho, đờm nhiều; ấm nóng thì đỡ).

Rượu hải đới: rong biển 500g thái vụn, ngâm trong 2.000ml rượu, để sau 1 tháng là được, lấy bỏ bã. Uống 2 lần sáng, chiều, mỗi lần 20 - 30ml trước bữa ăn. Dùng tốt cho người bị viêm sưng hạch bạch huyết.

Kiêng kỵ: Người có tỳ vị hư hàn nên thận trọng khi dùng.


Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng tiết ra Hormon giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nhịp tim và nhiều hoạt động quan trọng khác của cơ thể. Chế độ ăn đóng một vai trò rất quan trọng giúp hỗ trợ, bổ xung, và tăng cường chức năng cho tuyến giáp. Vậy những loại thực phẩm nào tốt cho tuyến giáp mà chúng ta nên ăn:

1. Rong biển

Rong biển có chứa nguồn I-ốt dồi dào là thành phần chính của các Hormone tuyến giáp. Theo thống kê, những người thường xuyên ăn rong biển có tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ thấp hơn những người không ăn hoặc ăn ít do cung cấp đầy đủ I-ốt.

2. Các loại cá: cá ngừ, cá hồi...

Đa phần những loại thực phẩm cá đều chứa những khoáng chất tốt cho tuyến giáp nói riêng và sức khỏe của cả cơ thể nói chung. Đặc biệt trong cá hồi có chứa rất nhiều Protein, Vitamin B, Magie tốt cho quá trình chuyển hoá của cơ thể. Ngoài ra lượng axit béo Omega-3 dồi dào có trong cá hồi còn tăng cường thuộc tính kháng viêm tuyến giáp.

Một điểm thú vị nữa cá cũng là một loại thực phẩm có nhiều I-ốt.

3.Trứng

Trứng là nhóm thực phẩm chứa lượng I-ốt và Selen rất lớn trong lòng đỏ. Chất Selen có liên quan đến tổng hợp HormonTriiodothyronine (T3) từ Thyroxin (T4).

4. Sữa chua

Việc mất cân bằng hormon tuyến giáp gây xáo trộn các hoạt động bình thường của đường ruột, rối loạn tiêu hoá. Đối với người bị bệnh suy giáp thường hay gặp  táo bón. Ngược lại, người bị bệnh cường giáp thì hay bị tiêu chảy. Sữa chua là nhóm thực phẩm  giàu Vitamin D, Vitamin B12, chất khoáng và Probiotic giúp cân bằng vi khuẩn tốt trong ruột, ổn định hoạt động bình thường của hệ tiêu hoá, điều hoà nhu động ruột và tăng cường hệ miễn dịch... Một hộp sữa chua sau bữa ăn 30 phút - 1 tiếng sẽ mang lại cho bạn những lợi ích tuyệt vời.

5. Các loại rau có lá xanh sẫm.

Các loại rau có màu xanh sẫm như: rau ngót, rau muống, súp lơ xanh, rau diếp, rau bina... là nguồn Vitamin A, Vitamin K dồi dào rất cần thiết để tăng cường chức năng tuyến giáp.

Lưu ý: cần tránh không ăn các loại rau họ cải: cải bắp, cải bẹ, cải thìa….. Do trong họ cải có chứa chất làm hạn chế sự hấp thụ Iốt của tuyến giáp, đặc biệt là khi ăn sống.

6. Một số loại hạt: hạt điều, hạnh nhân, hạt bí 

Những loại hạt này rất giàu Protein, Magie, Kẽm, Đồng, Vitamin B và Vitamin E - tất cả những Vitamin và khoáng chất này có thể giúp tuyến giáp cũng như toàn bộ cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh.

 Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Tri Phương, Hồng Bàng, Hải Phòng.  Làm việc tất cả các ngày, kể cả ngày lễ tết. Liên tục từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối, không nghỉ trưa. Trực chụp cấp cứu 24 giờ.  Điện thoại liên hệ: 0838737373  Email:

*Xem thêm các bài viết về các bệnh lý và xét nghiệm liên quan đến tuyến giáp tại đây:

- Thực phẩm nào không nên ăn khi bị bệnh về tuyến giáp

- Tầm soát, sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp

- Các phương pháp thăm khám phát hiện bệnh lý tuyến giáp