Bệnh cảm nắng là gì

          Trong những ngày gần đây, thời tiết liên tục đạt ngưỡng 380C - 390C khiến không ít người gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như say nắng, say nóng. Nguyên nhân thường gặp là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Chính vì vậy, biết được biểu hiện và cách xử trí khi bị say nắng, say nóng sẽ giúp cho người bệnh hạn chế tối đa những ảnh hưởng đối với sức khỏe.

          Dấu hiệu nhận biết:

         Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian và thường có các biểu hiện như:

         Ở mức độ nhẹ: người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khát nước, hoa mắt chóng mặt, tăng nhịp tim, thở nhanh, hồi hộp đánh chống ngực, chuột rút.

          Ở mức độ nặng: người bệnh đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch và có thể tử vong.

          Cách xử trí:

         Khi gặp người bệnh có các biểu hiện về sức khỏe do say nắng, say nóng, tùy theo mức độ mà có thể áp dụng những cách xử trí sau

         - Ở mức độ nhẹ: chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió.

        + Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân, sau đó, lau mát cơ thể nạn nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước mát vào cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Đặt khăn thấm nước mát hoặc nước đá tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ, trán và hai bên thái dương để giúp nhanh chóng hạ nhiệt độ cơ thể.

        + Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nước mát nhỏ. Tốt nhất là nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

         + Nếu nạn nhân bị chuột rút cần xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng cơ bị chuột rút.

         + Lưu ý không để cho mọi người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10-15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần.

         - Ở mức độ nặng: nếu nạn nhân có các biểu hiện ở mức độ nặng cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát  cho nạn nhân.

         Để tránh say nắng, say nóng ta cần:

         - Hạn chế đi ra ngoài những ngày trời nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

       - Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài.

        - Tăng cường ăn các loại  rau xanh và hoa quả, nên có  món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần uống tối thiểu 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần.

        - Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân.

Người bị cảm nắng thường có các triệu chứng người nóng, mồ hôi ra nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh, buồn nôn, tâm thần mệt mỏi. Sau đây là một số biện pháp cần xử trí khi bị say nắng, nóng.

Cảm nắng, nóng rất hay gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột.

Trước hết phải nhanh chóng đưa người bệnh đến chỗ râm mát, thoáng gió, cho uống nước mát. Tiếp theo xoa bóp các huyệt: khúc trì, đại lăng, thái uyên. Nếu bị ngất lịm, bấm thêm huyệt thiếu trạch, trung xung. Cách bấm: Một tay đặt trước bụng, tay kia dùng ngón cái bấm huyệt với lực hơi mạnh, ấn xuống rồi nhấc lên, liên tục như vậy mỗi huyệt 36 lần hoặc hơn tùy tình trạng người bệnh. Đồng thời cho người bệnh uống thuốc và ăn cháo giải nhiệt để hỗ trợ điều trị:

Bài 1: Hương nhu tươi 20g, rau má tươi 30g, lá sen tươi 20g, củ sắn dây tươi thái lát 20g. Cho các vị vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc 2 lần, hòa chung 2 nước, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc bột sắn dây hòa vào thuốc rồi uống. Tác dụng: Chữa cảm nắng, nóng.

Bài 2: Rau má tươi 12g, lá tre 12g, lá hương nhu 16g, củ sắn dây thái lát 12g, nước vừa đủ. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Lá bạc hà 8g, lá kinh giới 8g, cam thảo đất 12g, lá dâu 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g. Sắc với 2 bát nước, đun sôi 20 phút, chắt nước lúc còn nóng. Lại sắc uống lần thứ 2. Uống 2-3 thang liền.

Bài 4: Mạch môn 120g, lô căn 150g. Dược liệu rửa sạch thái vụn, trộn đều, đựng lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi sau 30 phút thì uống. Có thể thêm chút đường phèn cho dễ uống. Tác dụng: Thanh nhiệt, hạ sốt, trị cảm nắng nóng có sốt.

Sau khi uống thuốc, cho bệnh nhân ăn cháo giải nhiệt: Đậu xanh [cả vỏ] 50g, lá dâu non 16g và lá tía tô 12g rửa sạch thái nhỏ. Đun chín đậu xanh [có thể cho 1 ít gạo tẻ], cho lá dâu, lá tía tô vào, đun sôi tiếp 5-10 phút. Ăn khi cháo nguội để tránh ra mồ hôi nhiều. Công dụng: Chữa cảm nóng có sốt cao, không sợ lạnh mà sợ nóng, mồ hôi dâm dấp, miệng khô, khát, nước tiểu vàng.

Ăn cháo đậu xanh để nguội chữa cảm nóng có sốt cao, không sợ lạnh mà sợ nóng, mồ hôi dâm dấp, miệng khô, khát, nước tiểu vàng.

Vị trí huyệt:

Huyệt khúc trì: Chỗ lõm tại đầu lằn khuỷu tay khi gấp cánh tay ngang trước ngực.

Đại lăng: Gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ [văn] tay ở đâu, đó là huyệt.

Thái uyên: Trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.

Thiếu trạch: Cạnh góc trong chân móng tay út, cách 0,1 tấc, trên đường tiếp giáp da gan tay - mu tay.

Trung xung: Tại điểm giữa của đầu ngón tay giữa.


Cảm nắng thường dễ xảy ra vào mùa hè. Cảm nắng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng nếu không có cách chữa cảm nắng hiệu quả, kịp thời.

Tình trạng cảm nắng thường xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng cao điểm và khi nhiệt độ tăng cao đột ngột. Đối với người bị cảm nắng, kịp thời phát hiện các triệu chứng là cách giúp chữa trị người bệnh kịp thời.

1. Cảm nắng là gì?

Cảm nắng được biết là tình trạng phổ biến và thường gặp vào mùa hè và đặc biệt dễ xảy ra hơn ở những ngày nhiệt độ cao.

Tình trạng cảm nắng xảy ra khi đi nắng lâu là trường hợp bình thường của say nắng. Trong khi quá trình di chuyển lâu hoặc làm việc ngoài trời nắng khiến vùng da cổ gáy bị nhiều tia nắng chiếu thẳng vào.

Vùng da cổ gáy còn được biết là trung tâm điều hòa thân nhiệt, ánh nắng mặt trời chiếu liên tục vào vùng da này dễ gây chấn động và rối loạn về điều hòa thân nhiệt của cơ thể và kèm theo đó là hiện tượng mất nước xảy ra.

Thực tế, đối với người bị cảm nắng thường có biểu hiện của bệnh nặng ngay từ đầu. Điều này cho thấy có nhiều dấu hiệu sớm của thần kinh bị tổn thương và có thể hồi phục hoặc thậm chí có những trường hợp nghiêm trọng người bệnh không thể phục hồi. Trong một số trường hợp, cảm nắng còn gây ra tình trạng máu bị tụ dưới màng cứng và tụ ở trong não vô cùng nguy hiểm.

Cảm nắng vô cùng nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của người bệnh nếu không kịp thời xử lý.

Quá trình làm việc, hoạt động ngoài trời lâu dễ khiến người bệnh cần cấp cứu say nắng - Ảnh Intenet

2. Dấu hiệu cảm nắng

Nhận biết chính xác dấu hiệu của tình trạng cảm nắng là cách giúp bạn tìm đúng cách để điều trị, hỗ trợ người bị cảm nắng đúng cách nhanh nhất.

- Tình trạng cảm nắng, say nắng gây ra hiện tượng tăng thân nhiệt.

- Nhiệt độ cơ thể cao có thể lên tới 41 độ C.

Bản chất, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh đột ngột khiến cho quá trình đào thải mồ hôi cũng giúp cơ thể giải phóng bớt nhiệt lượng tăng lên. Điều này gây ra hiện tượng mất nước trong cơ thể. Nếu không kịp thời được bù nước sẽ gây ra các hiện tượng nguy hiểm như:

- Rối loạn điện giải.

- Giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch.

- Nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, nhiệt độ của cơ thể tăng cao còn gây ảnh hưởng đến các yếu tố khác như rối loạn hoạt động chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể: thần kinh, hô hấp và tim mạch.

Các biểu hiện phổ biến khi bị cảm nắng:

- Sốt cao.

- Thở gấp.

- Da đỏ.

- Cơ chuột rút hoặc yếu kém hơn bình thường.

- Dấu hiệu cơ thể mệt mỏi.

- Mắt lờ đờ.

- Bị đột quỵ.

- Hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nôn mửa.

3. Cách chữa cảm nắng

Nếu có người bị cảm nắng hoặc nhận thấy bản thân đang có nguy cơ bị cảm nắng, nhanh chóng thực hiện các biện pháp sơ cứu trước khi có người giúp đỡ hoặc đưa được người bị say nắng đến cơ sở y tế như sau:

- Nhanh chóng hạ bớt thân nhiệt đối với bản thân bằng cách tìm bóng râm để ngồi nghỉ và cởi bỏ bớt quần áo. Đối với người gặp người bị cảm nắng cần hạ bớt thân nhiệt cho người bệnh bằng cách giúp đưa người bị say nắng vào bóng râm và cởi bỏ bớt quần áo.

Hạ thân nhiệt, nhanh chóng cho người bị cảm năng xuống nước có pha muối loãng - Ảnh Internet

Hạ thân nhiệt cho người bị cảm nắng vô cùng quan trọng và cần thiết vì cảm nắng xảy ra do cơ thể mất nước và thân nhiệt tăng.

- Cho người bị cảm nắng uống nước có pha muối loãng.

- Dùng khăn lạnh hoặc nếu có nước đá dùng nước đá để chườm mát những vị trí có động mạch lớn như: bẹn, nách và cổ người bệnh.

Lưu ý đối với trường hợp bị cảm nắng nặng:

- Khi người bị cảm nắng nặng đã rơi vào trạng thái bị bất tỉnh, nên sử dụng ngón tay để bấm vào huyệt nhân trung và huyệt thập tuyên để giúp người bệnh nhận thức và tiết nhiệt kịp thời

- Trường hợp bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê và không thể uống nước, sốt cao liên tục, kèm theo đó là nôn nhiều, đau ngực, đau bụng, khó thở, không tự uống nước được cần nhanh chóng đưa người bị cảm nắng tới cơ sở y tế để kịp thời chăm sóc và điều trị.

Khi đến trung tâm y tế, người bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành bù nước cùng với các chất điện giải, kèm theo đó là các biện pháp hỗ trợ khác.

Nếu người bệnh vẫn tiếp tục sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định hạ sốt bằng sử dụng thuốc.

Trường hợp cấp cứu say nắng bị co giật, bệnh nhân được bác sĩ cho uống thuốc chống co giật.

Khi người bệnh hôn mê, bác sĩ sẽ đặt ống nội khí quản và cho bệnh nhân thở bằng máy.

Các trường hợp bệnh nhân say nắng nặng, tốt nhất nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc kịp thời. Bác sĩ sẽ đưa ra các cách chữa cảm nắng hiệu quả nhất.

Quan trọng, sau khi thực hiện cách chữa say nắng đối với người bệnh, sau khi tỉnh lại người bệnh say nắng không nên vội vã trở lại làm việc. Cần thời gian để nghỉ ngơi và nên uống thêm các loại thuốc giải cảm nắng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Người bị say nắng cần thời gian nghỉ ngơi sau khi tỉnh lại, tuyệt đối không vội vàng làm việc trở lại - Ảnh Internet

4. Phòng tránh cảm nắng bằng cách nào?

Để cảm nắng không xảy ra, phòng tránh là biện pháp hiệu quả nhất được áp dụng, một số hướng dẫn phòng tránh dưới đây mọi người nên biết:

- Tránh hạt động thể lực quá sức dưới trời nắng nóng đặc biệt khoảng thời gian từ 10h sáng đến 16h chiều.

- Không nên làm việc quá lâu trong môi trường nắng nóng hoặc ngoài trời nắng.

- Nếu bắt buộc phải làm việc ngoài trời nắng, cần trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng như mũ, nón, kính, quần áo bảo hộ cẩn thận để phòng tránh bị say nắng hiệu quả.

- Cần uống đủ nước, cơ thể có thể không cảm thấy khát nước nhưng mùa hè dễ bị mất nước vì vậy bạn cần uống nước thường xuyên. Tốt hơn hết nên uống nước có pha muối loãng hoặc trái cây có dung dịch oresol.

Đọc thêm:

Chất điện giải là gì và các nhóm chất giúp bổ sung chất điện giải

Khi nào bạn cần bổ sung chất điện giải cho cơ thể?

- Luôn giữ môi trường làm việc thông thoáng để nhiệt độ dịu mát hơn, đặc biệt đối với các môi trường công xưởng hoặc hầm lò.

- Khi làm việc ngoài trời nắng nóng, không làm việc liên tục, sau 45 đến 60 phút cần nghỉ ngơi từ 15 đến 20 phút trước khi bắt đầu công việc tiếp.

Cảm nắng xảy ra khi cơ thể bị sốc nhiệt nếu phải làm việc liên tục trong nhiều giờ dưới điều kiện nắng nóng. Trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có sức đề kháng yếu, người khó điều hòa được thân nhiệt dễ gặp phải tình trạng say nắng. Do đó, phòng ngừa say nắng vẫn là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mọi người trong mùa hè.

Tuy nhiên, nếu bị say nắng hoặc gặp người bệnh say nắng, cần bình tĩnh để đưa ra cách chữa say nắng đúng cách, kịp thời cứu chữa người bệnh để không gây ra những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Video liên quan

Chủ Đề