Bảo lưu bhtn là gì

Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là: người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp đã đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định. Tuy nhiên vì một số lý do như chưa muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp ngay, đã làm hồ sơ nhưng không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp … thì thời gian chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong giai đoạn này sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính cho lần hưởng tiếp theo.

Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo trong các trường hợp sau:

[1] Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Ví dụ:  Ông Trần Văn Đ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 3 tháng. Ngày trả kết quả ghi trong phiếu hẹn trả kết quả của ông Đ là ngày 16-3-2015. Tuy nhiên đến hết ngày 18-3-2015 [tức là sau 2 ngày làm việc] ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Do vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông Đ. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Đ được bảo lưu là 36 tháng.

[2] Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp;

Ví dụ: Ông Trần Văn S có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông S tính từ ngày 20-2-2015 đến ngày 19-5-2015. Tuy nhiên, đến ngày 19-8-2015 [tức là sau 3 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp] ông S vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà ông S được bảo lưu là 12 tháng [tương ứng với 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà ông S không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp].

[3] Người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp [có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu];

Ví dụ: Ngày 24-3-2015, ông Trần Quang P chấm dứt hợp đồng lao động. Ông P có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 47 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng [tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp]. Do đó, thời gian ông P được bảo lưu là 11 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Sau khi hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông P giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng với doanh nghiệp F [từ ngày 5-9-2015 đến ngày 4-12-2015] và tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp F, ông P nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai. Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông P là 14 tháng. Nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông P được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng.

[4] Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:

+ Tìm được việc làm;

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tòa án tuyên bố mất tích;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH , thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

-

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong đó, thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo nguyên tắc, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Một trong những vấn đề mà rất nhiều người lao động băn khoăn khi hưởng trợ cấp thất nghiệp là liệu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp có được bảo lưu không và nếu được bảo lưu thì thời gian bảo lưu sẽ được tính như thế nào? Với bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề liên quan đến hướng dẫn bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.

Tổng quan về bài viết

  • 1. Các trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
    • 1.1 Khi người lao động không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đã nộp hồ sơ lên trung tâm dịch vụ việc làm nhưng không đủ điều kiện để được giải quyết.
    • 1.2 Khi người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
    • 1.3 Khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định
    • 1.4 Khi người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
    • 1.5 Khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • 2. Thủ tục bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
    • 2.1 Trường hợp 1 Người lao động được tự động bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
    • 2.2 Trường hợp 2 Người lao động phải thực hiện một số thủ tục để được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
  • 3. Thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
  • 4. Cơ sở pháp lý

1. Các trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động chỉ có thể đảm bảo những quyền lợi chính đáng của mình khi nắm rõ những trường hợp nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp; trường hợp nào không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta có thể tham khảo quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH đã nêu lên một số trường hợp mà người lao động được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.

1.1 Khi người lao động không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đã nộp hồ sơ lên trung tâm dịch vụ việc làm nhưng không đủ điều kiện để được giải quyết.

Việc người lao động không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể xuất phát từ nhiều lý do như hết thời hạn nộp hồ sơ, không có nhu cầu hưởng trợ cấp, hoặc đã xác định trước là không đủ điều kiện hưởng nên không tiến hành thực hiên thủ tục,…Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào mà người lao động không nộp hồ sơ hoặc đã nộp lên nhưng không được giải quyết thì họ sẽ vẫn được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và tiếp tục được cộng nối vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở những công ty sau.

Theo đó, ngay cả khi người lao động thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định pháp luật, thì nghỉ ngang có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.

Ví dụ: Chị A nghỉ việc ở công ty cổ phần Ngọc Linh vào T3/2020 và có 13 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên do trục trặc liên quan đến giấy tờ mà đến T7/2020 công ty mới trả sổ bảo hiểm xã hội và quyết định nghỉ việc cho chị A. Như vậy, đến T7/2020 chị A đã hết thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nên 13 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty cũ sẽ vẫn được bảo lưu và cộng nối khi chị tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở những công ty khác.

1.2 Khi người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trường hợp này được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Các trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, bao gồm:

a] Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định 

Như thế nào thì người lao động bị coi là không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp? Căn cứ theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, đó là khi người lao động rơi vào một trong hai trường hợp sau:

  • Sau 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu hẹn trả kết quả mà người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Sau thời gian 2 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp [hoặc có thể hiểu là sau 4 ngày làm việc kể từ ngày hẹn trả kết quả] mà người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp hoặc không ủy quyền cho người khác nhận nếu rơi vào trường hợp bị ốm đau; thai sản; tai nạn; hỏa hoạn lũ lụt; động đất; sóng thần; địch họa dịch bệnh.

Nếu người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc những trường hợp trên thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng thời gian tham gia sẽ vẫn được bảo lưu.

1.3 Khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định sẽ được bảo lưu thời gian tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Khi rơi vào tình huống nào thì người lao động được xác định là không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp? Vấn đề này được quy định chi tiết tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

Theo đó nếu người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp mà sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không đến nhận tiền và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng thì được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp và sẽ được bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thi Minh có 30 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp [từ 02/3/2020 đến 01/7/2020]. Tuy nhiên đến ngày 01/10/2020, bà vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 3 và chỉ mới nhận được trợ cấp 2 tháng đầu nên thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của bà sẽ được bảo lưu.

Tuy nhiên, hiện nay do hình thức chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp chủ yếu là qua tài khoản ngân hàng và người lao động chỉ cần lên khai báo việc làm hằng tháng nên rất ít người lao động rơi vào tình huống trên.

1.4 Khi người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo điểm c Khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động sẽ được bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi có những tháng lẻ chưa được giải quyết. Ngoài ra, công thức tính số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013:

Người lao động đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp; sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy theo cách tính này thì đối với những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhiều hơn 36 tháng, thời gian để tính làm căn cứ hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ tính theo “tròn năm”. Vậy những tháng lẻ ra chưa tham gia hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn được bảo lưu để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người hưởng trợ cấp. Sau này nếu đáp ứng đủ điều kiện thì những thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp này sẽ được cộng dồn cho đợt hưởng lần sau.

1.5 Khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Những trường hợp người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mà vẫn được bảo lưu thời gian tham gia đóng được quy định tại Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 53 Luật việc làm bao gồm:

  • Người lao động đã tìm được việc làm
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự nghĩa vụ công an,
  • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên,
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc,
  • Bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc
  • Bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù,

Như vậy nếu rơi vào trường hợp này thì người lao động sẽ vẫn có thể được bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Ví dụ: Chị H có 32 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được giải quyết tiền trợ cấp thất nghiệp 3 tháng [từ 04/4/2020 đến hết 03/7/2020]. Tuy nhiên đến ngày 01/7/2020 chị H chính thức kí hợp đồng lao động với công ty mới cho nên bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 3. Như vậy, trường hợp này chị H sẽ được bảo lưu trợ cấp thất nghiệp.

2. Thủ tục bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Như đã phân tích phía trên, có 5 trường hợp để người lao động được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên đối với từng trường hợp cụ thể thì thủ tục bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp lại có sự khác biệt.

Có những trường hợp người lao động được tự động bảo lưu thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không phải thực hiện thủ tục gì, nhưng lại có những trường hợp người lao động phải thực hiện một vài thủ tục thì mới có thể hưởng những quyền lợi này.

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu những thủ tục mà người lao động cần làm để bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp khi có việc làm hoặc khi rơi vào từng tình huống cụ thể.

2.1 Trường hợp 1: Người lao động được tự động bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động được tự động bảo lưu bhtn, mà không phải thực hiện thêm bất kì thủ tục gì nếu rơi vào những trường hợp sau:

  • Không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc có nộp hồ sơ mà không đủ điều kiện hưởng trợ cấp
  • Không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định
  • Khi có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đối với những trường hợp này người lao động chỉ lưu ý một vấn đề đó là lấy sổ bảo hiểm xã hội đã được chốt về [ lấy sổ từ đơn vị hoặc lấy từ trung tâm dịch vụ việc làm nếu đã nộp hồ sơ lên trung tâm], người lao động tự bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của mình khi đó bảo hiểm thất nghiệp có được bảo lưu. Nếu sau này, người lao động tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm tại đơn vị khác thì đóng nối tiếp vào số sổ bảo hiểm đang giữ, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cộng nối ở hai đơn vị.

2.2 Trường hợp 2: Người lao động phải thực hiện một số thủ tục để được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Chỉ khi người lao động rơi vào trường hợp bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp [đã phân tích ở mục trên] thì mới bắt buộc phải tiến hành xin bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động thuộc trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng vẫn có thể được bảo lưu thời gian tham gia đóng như: có việc làm, đi nghĩa vụ quân sự công an, bị tạm giam, đi học tập từ đủ 12 tháng trở lên…thì khi lên khai báo tìm kiếm việc làm của tháng đó người lao động phải khai báo rõ những lý do trên. Sau khi tiến hành xác nhận thông tin, lúc này nhân viên trung tâm dịch vụ việc làm mới tiến hành bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Ngược lại nếu trong tháng hưởng đó mà người lao động không đi khai báo tìm kiếm việc làm được khi thuộc một trong số trường hợp đã nêu thì sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu tạm dừng liên tiếp 3 tháng sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Những tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp không được bảo lưu thời gian tham gia đóng. Ngoài ra bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do không thực hiện khai báo việc làm liên tục 3 tháng thì cũng không được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp dù người lao động có lý do nào đi chăng nữa.

3. Thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính theo công thức chung quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/NĐ-CP

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Như vậy, đối với những người lao động chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng nào do không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp, không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp, không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp,… [mà không thuộc trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 19 Nghị định 28/2015/NĐ-CP] thì sẽ được bảo lưu toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trước đó.

Còn nếu người lao động được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp do thuộc trường hợp có tháng lẻ chưa được giải quyết, bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, bị tam dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính theo công thức trên, trong đó “thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp” được tính theo nguyên tắc mỗi tháng hưởng trợ cấp cấp tương ứng với 12 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp [căn cứ theo Khoản 4 Điều 53 Luật việc làm].

Ngoài ra, đối với những người lao động có những tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp do không đi khai báo thông tin tìm kiếm việc làm theo đúng lịch hẹn thì sẽ không được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đó nhưng vẫn bị trừ 12 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp vào tổng thời gian đóng.

Ví dụ: Anh A tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 40 tháng, hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng [từ 02/3/2020 đến 01/6/2020]. Như vậy số tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu là: 40 tháng – 36 tháng [tương ứng với 3 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp] = 4 tháng được bảo lưu

4. Cơ sở pháp lý

  • Luật Việc làm 2013
  • Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Hướng dẫn bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

BHTN được bảo lưu là gì?

Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp việc mà người lao động được cơ quan có thẩm quyền cộng dồn thời gian chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp để tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo quy định pháp luật.

Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp cần giấy tờ gì?

– Sổ BHXH, thẻ BHYT; danh sách cấp sổ BHXH [Mẫu D09a-TS], danh sách cấp thẻ BHYT [Mẫu D10a-TS]. – Tờ rời sổ BHXH khi phát sinh trường hợp: + Xác nhận, xác nhận lại quá trình đóng BHTN cho người tham gia khi còn thời gian chưa hưởng.

Bảo hiểm thất nghiệp có thời hạn bảo lâu?

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Chốt bảo lưu thất nghiệp ở đâu?

Bạn cần đến cơ quan BHXH quận, huyện cuối cùng đóng BHXH, BHTN [nếu hưởng TN trong cùng tỉnh đó] hoặc BHXH tỉnh [nếu hưởng TN tỉnh khác] để chốt lại sổ, cắt thời gian BHTN đã hưởng, đồng thời chốt sổ bảo lưu số tháng đóng BHTN chưa hưởng.

Chủ Đề