Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng giữa bên nhận thầu và bên giao thầu. Các bên khi ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, cụ thể như việc quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng. Mời quý khách hàng theo dõi bài viết sau đây về quy định này nhé!

Khái niệm bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng

Về khái niệm “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng”, thì hiện nay, trong quy định của Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định cụ thể về khái niệm này. Tuy nhiên, căn cứ vào khái niệm chung về “bảo lãnh”, “bảo hành” trong Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu:

“Bảo lãnh” theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là việc một bên thứ ba [thường gọi là bên bảo lãnh] đứng ra cam kết về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ cho một bên – ở đây gọi là bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh này không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phải thực hiện cho bên nhận bảo lãnh khi đến hạn.

Còn “bảo hành”, hiểu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, và định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt, có thể hiểu là việc bên sản xuất/ hoặc bên người bán sản phẩm cam kết sẽ sửa chữa miễn phí/hoặc thay thế miễn phí linh kiện/phần công trình sản phẩm nếu có những hỏng hóc, những phần lỗi trong sản phẩm [nếu có] trong một khoảng thời gian nhất định, gọi là thời gian bảo hành.

Hợp đồng xây dựng, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, được hiểu là văn bản thỏa thuận được ghi nhận như một hợp đồng dân sự, trong đó thể hiện nội dung thỏa thuận giữa “bên giao thầu” và “bên nhận thầu” để nhằm mục đích thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình.

Trong đó, bên giao thầu được xác định là chủ đầu tư/đại diện của đầu tư hoặc tổng thầu hoặc là nhà thầu chính. Còn bên nhận thầu được xác định như sau:

– Nếu bên giao thầu là chủ đầu tư thì bên nhận thầu thường được xác định là tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

– Nếu bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì bên nhận thầu sẽ được xác định là nhà thầu phụ.

– Trong trường hợp có quan hệ liên danh thì bên nhận thầu có thể được xác định là liên danh các nhà thầu.

Hợp đồng xây dựng thường thể hiện dưới các dạng sau: Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo giá kết hợp giá. Hợp đồng xây dựng, nếu căn cứ vào nội dung phần công việc thực hiện thì cũng có thể được thể hiện dưới các hình thức như: Hợp đồng tư vấn xây dựng, Hợp đồng thi công xây dựng công trình, Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình, Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ, Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, Hợp đồng chìa khóa trao tay, Hợp đồng cung cấp nhân lực và  các loại hợp đồng xây dựng khác.

Trên cơ sở các khái niệm chung nêu trên kết hợp với quy định tại Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, có thể hiểu “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng” là nội dung thỏa thuận về giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về nội dung về việc áp dụng bảo đảm thực hiện hợp đồng dưới hình thức bảo lãnh đối với việc bảo hành công trình xây dựng. Có thể thấy, bảo lãnh bảo hành là một trong những biện pháp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ bảo hành của bên nhận thầu theo hợp đồng xây dựng trong thời gian thực hiện hợp đồng.

Trong đó, về nghĩa vụ bảo hành, trong quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và nội dung quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BXD, việc bảo hành theo hợp đồng xây dựng được quy định cụ thể như sau:

 – Bên nhận thầu sẽ có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng đã giao kết.

– Thời gian bảo hành theo hợp đồng xây dựng đối với các hạng mục, công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I được xác định tối thiểu là 24 tháng, còn đối với những hạng mục công trình cấp còn lại thì thời gian bảo hành theo hợp đồng xây dựng tối thiểu 12 tháng. Đối với công trình xây dựng là nhà ở, thì thời gian bảo hành không được ít hơn 05 năm.

– Trong thời hạn bảo hành, khi nhận được thông báo của bên giao thầu về việc cần phải sửa chữa phần công trình xây dựng,thì trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày thông báo, bên nhận thầu phải tiến hành sửa chữa, và nếu không sửa chữa thì phải thuê bên thứ ba sửa chữa.

– Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết của công trình xây dựng phát sinh không do lỗi của bên nhận thầu gây ra, hoặc do nguyên nhân bất khả kháng thì bên nhận thầu sẽ có quyền từ chối bảo hành.

– Bên nhận thầu sau khi thực hiện xong việc bảo hành, kết thúc thời gian bảo hành, thì bên nhận thầu cần phải thực hiện việc báo cáo việc hoàn thành công tác bảo hành bằng văn bản gửi cho bên giao thầu, và bên giao thầu cần phải xác nhận lại việc này bằng văn bản cho bên nhận thầu.

Quy định bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng

Như đã phân tích “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng” được xác định là một trong những biện pháp đảm bảo việc thực hiện hợp đồng xây dựng, nên về mặt nguyên tắc, việc thực hiện “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng” sẽ phải phù hợp với quy định chung về nghĩa vụ bảo đảm được quy định tại Điều 16 , khoản 2 Điều 46 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BXD. Cụ thể:

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, việc bảo lãnh bảo hành trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định như biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng, cụ thể như sau:

– Bảo lãnh bảo hành theo hợp đồng xây dựng là biện pháp đảm bảo được ưu tiên áp dụng trong quá trình áp dụng hợp đồng xây dựng.

– Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng, mà cụ thể ở đây là nội dung về bảo lãnh bảo hành phải được bên nhận thầu nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng xây dựng có hiệu lực theo đúng nội dung đã thỏa thuận của các bên.

– Việc bảo lãnh bảo hành phải được thực hiện theo mẫu được bên giao thầu chấp thuận, đồng thời có hiệu lực đến thời điểm bên nhận thầu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng.

– Mức đảm bảo thực hiện hợp đồng, mà cụ thể ở đây là mức bảo lãnh bảo hành thực hiện hợp đồng thường được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá trị của hợp đồng xây dựng. Giá trị bảo lãnh bảo hành hợp đồng xây dựng, trong trường hợp cần thiết để giảm thiểu rủi ro, có thể được tăng lên nhưng không quá  30% giá của hợp đồng xây dựng nhưng phải có sự chấp thuận của người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

Trong đó, cụ thể mức bảo lãnh bảo hành hợp đồng xây dựng được quy định: đối với các công trình xây dựng được xếp loại cấp I, cấp đặc biệt thì mức bảo lãnh bảo hành tối thiểu được xác định khoảng 3% giá trị hợp đồng; còn đối với những công trình cấp còn lại thì mức bảo lãnh bảo hành có giá trị tối thiểu không quá 5% giá trị hợp đồng.

 – Khi hợp đồng xây dựng đã có hiệu lực mà bên nhận thầu không thực hiện hợp đồng hoặc có hành vi vi phạm nội dung của hợp đồng thì bên nhận thầu sẽ không được nhận lại số tiền đã đảm bảo thực hiện hợp đồng, mà ở đây là nhận lại tiền bảo lãnh, bảo hành.

– Trường hợp bên nhận thầu đã hoàn tất các nghĩa vụ trong hợp đồng, thực hiện xong hợp đồng, hoặc thực hiện hết nghĩa vụ bảo hành trong thời hạn bảo hành thì bên giao thầu phải trả lại khoản tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên nhận thầu.

Trả lời:
- Tại khoản 1,  Khoản 2 Nghị định 37/2015/NĐ – CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ  quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng quy định:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng [bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án BOT, BTO, BT và PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án] sau:

a] Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

b] Dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp nhà nước;

c] Dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại Điểm a, b Khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng quy định tại Nghị định này.

Theo câu hỏi thì doanh nghiệp của bạn chuẩn bị ký hợp đồng xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng của đơn vị sự nghiệp công lập nên thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 37/2015/NĐ - CP

- Tại Khoản 1, 2,3 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ – CP quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

2. Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

3. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.

- Tại Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ – CP quy định:

Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng

1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị. Riêng hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.

3. Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.

4. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

5. Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác được quy định trong hợp đồng.

6. Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.

Như vậy, việc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ – CP như dẫn chiếu ở trên.

Ngân Hà

Văn Bản Pháp Quy

Video liên quan

Chủ Đề