Nhà bác học Niu-tơn đã tìm ra học thuyết nào

[1642 - 1727]

Ixăc Niutơn, nhà vật lí, toán học và thiên văn Anh, nhà bác học đã phát hiện định luật lớn nhất của Vũ Trụ, sinh năm 1642 trong một gia đình nông dân giản dị. Lúc nhỏ ông hay ốm đau và gầy so với tuổi nhưng ông đã có một đời sống khá thọ, không bao giờ đau ốm. Ở trường, ông là một học sinh như các học sinh khác, không tỏ ra có điều gì nổi bật. Nhưng trong việc chế tạo đồ chơi cơ khí ông có tài khéo léo đặc biệt: Một cối xay có con chuột thay người điều khiển, một chiếc diều bay có lồng đèn để ban đêm làm cho những người trong vùng hoảng sợ.

Năm 18 tuổi, 1661, ông vào đại học tổng hợp Cambơrit [Cambridge]. Tại đây thiên tài của ông cũng chưa biểu hiện rỏ rệt. Ví dụ, năm 1663, trong một cuộc thi tuyển, ông chỉ được xếp hạng 24 trên 140 sinh viên. Lúc bấy giờ trường đại học phải đóng cửa vì bệnh dịch và Niutơn trở về quê, sống ở đây suốt ba năm liền [1664-1667].

Chính tại nơi đây, trong cái yên lặng của thiên nhiên ở xung quanh làng quê, ông đã có những phát thảo đầu tiên về những khám phá cơ bản tương lai trong ba lĩnh vực gắn liền với tên tuổi của ông: tính vi tích, thuyết vạn vật hấp dẫn và bản chất ánh sáng trắng.

Phép tính vi tích nghiên cứu những đại lượng vô cùng nhỏ. Chính Niutơn là người đã đặt những cơ sở cho ngành toán học này.

Trong khi suy nghĩ về những điều mà những người đi trước ông, Kêplê và Galilê đã phỏng đoán về sức hút của vạn vật, Niutơn nêu giả định rằng các thiên thể nhất định có tác động lẫn nhau bằng sức hút.

Sau nhiều tính toán và suy nghĩ, đến năm 1667, ông trình bày phát họa đầu tiên về định luật vạn vật hấp dẫn.

Người ta kể lại rằng một hôm Niutơn ngồi ở góc cây táo, nhìn mặt trời lặn. trăng đã tỏa sáng và các vì sao đã thắp sáng trên bầu trời. Bổng nhiên một quả táo rơi. Nhà bác học trẻ, 24 tuổi mà đầu óc lúc nào cũng bận rộn suy nghĩ về vấn đề sức hút của vạn vật, bất ngờ nêu lên câu hỏi: tại sao quả táo rơi và mặt trăng không rơi, trong khi cả hai đều chịu sức hút? bổng ông lóe lên một tia sáng: “A! Mặt trăng rơi. nếu nó không rơi, nó sẻ xa dần trái đất.”

Nhưng ông cần đến hơn 16 năm suy nghĩ và chứng minh để công bố định luật vạn vật hấp dẫn vào năm 1685, một trong những khám phá lớn nhất đã bắt nguồn từ một bộ óc của con người: Hai vật hút nhau theo một lực tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các trọng tâm của chúng.

Định luật này giúp ông tính được khối lượng mặt trời, khối lượng của trái đất và của các hành tinh, giải thích tại sao trái đất lại dẹt ở hai cực, nguyên nhân của hiện tượng thủy triều là kết quả sức hút tổng hợp của mặt trời và mặt trăng, tính không điều hòa của chuyển động mặt trăng v.v… Năm 1687 ông công bố những khám phá của mình trong tác phẩm chính những nguyên lí toán học của triết học tự nhiên , công thức hóa ba nguyên lí làm cơ sở của cơ học hiện đại.

Bạn còn nhớ ba định luật của Niutơn được học ở trường:

1. Mọi vật đứng yên hay tiếp tục chuyển động theo đường thẳng với một vận tốc không đổi, nếu nó không chịu tác dụng của một lực bên ngoài.

2. Sự thay đổi chuyển động của một vật tỉ lệ thuận với lực bên ngoài, tỉ lệ nghịch với khối lượng vật và theo phương của lực. Công thức của nó có dạng sau: F= ma

3. Với tất cả lực tác dụng đều có phản lực tương đương nhưng theo chiều ngược lại.

Định luật này ở mức độ nào đó nói lên biểu hiện đầu tiên của định luật phản lực được Xiôncôpxki công thức hóa đầu tiên thế kỉ XX.

Niutơn đã phân tích ánh sáng trắng thành bảy màu quang phổ. Một bài toán mới bắt đầu giày vò trí tuệ nhà bác học: cắt nghĩa bản chất ánh sáng. Những công trình của ông về ánh sáng đã mở ra một kỉ nguyên.

Những nhà viết tiểu sử của Niutơn đã mô tả ông trong khi gần 50 tuổi là một người tầm vóc trung bình, mắt sáng, mái tóc hoa râm, luôn luôn khỏe mạnh. Ông nói ít và lúc nào cũng suy nghĩ về một bài toán nào đó.

Năm 1688, Niutơn được bầu vào Quốc Hội. Ông không hòa vào các cuộc tranh luận chính trị và các tay tài tử khôi hài cho rằng trong suốt các buổi họp Niutơn chỉ nói mỗi một câu: “xin đóng dùm cửa sổ, ở đây có luồng gió lùa khác thường”. Năm 1703, ông là chủ tịch hội hoàng gia và ông ở chức vị tôn vinh này đến khi qua đời.

Nhà bác học vĩ đại này không bao giờ ốm đau, đã mất đi bất ngờ vì bệnh gan năm 1727.

Một đài kỉ niệm đã dựng lên ở ngôi mộ của Niutơn năm 1731, trên bia kết thúc bằng dòng chữ: “Những người đã khuất hãy hạnh phúc vì đã có một sự làm đẹp như thế cho nhân loại”.

19/06/2021 518

A. thuyết vạn vật hấp dẫn.

Đáp án chính xác

B. Định luật bảo toàn khối lượng.

D. bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước là phát minh của kĩ sư

Xem đáp án » 18/06/2021 13,065

Người sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín là

Xem đáp án » 18/06/2021 7,097

Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, trong lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương thức canh tác, ngoại trừ việc

Xem đáp án » 18/06/2021 4,743

Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

Xem đáp án » 18/06/2021 4,230

Phát minh nào không phải là thành tựu khoa học – kĩ thuật ở cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,921

Ai là người phát minh ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,560

Nội dung nào không phản ánh đúng hạn chế trong tư tưởng của các nhà chủ nghĩa xã hội khoa học?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,770

Người khám phá ra bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật là

Xem đáp án » 18/06/2021 849

Người phát hiện ra thuyết vạn vật hấp dẫn là

Xem đáp án » 18/06/2021 689

Đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước được chế tạo ở đâu?

Xem đáp án » 18/06/2021 607

Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn đã nêu lên

Xem đáp án » 19/06/2021 337

Nhà bác học nào đã tìm ra Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng?

Xem đáp án » 19/06/2021 276

Video liên quan

Chủ Đề