Bản chất của quá trình sáng tạo là gì

Bản chất của ý thức là một trong những nội dung được đề cập trong  triết học Mác- Lênin. Theo đó, khi nhắc đến nội dung này nhiều người vẫn chưa được hiểu rõ về vấn đề nên bài viết xin chia sẻ ví dụ về bản chất của ý thức để độc giả có thể tham khảo.

Ý thức là gì?

Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin  thì có thể hiểu ý thức là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.

Ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. ý thức mang bản chất xã hội.

Nguồn gốc của ý thức

Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trò của ý thức luôn là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trên cơ sở những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên.

Ý thức có hai nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó:

+ Nguồn gốc tự nhiên: Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức chính là bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người. Trong đó thì thế giới khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan. Tóm lại, ý thức là sự phản ánh về thế giới khách quan từ con người.

+ Nguồn gốc xã hội: Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.

Bản chất của ý thức là gì?

Để đi tìm bản chất của ý thức đã được đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất. Còn các nhà triết học duy vật đều thừa nhận vật chất tồn tại khách quan và ý thức là sự phản ánh sự vật đó. Chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận phản ánh: “về bản chất, coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.

Để hiểu về bản chất của ý thức:

+ Ta thừa nhận cả vật chất và ý thức nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập. Trong đó ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh; còn vật chất là cái được phản ánh. Vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài và độc lập với ý thức. Ý thức là hiện thực chủ quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

+Thứ hai ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo. Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội.

Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Sự phản ánh sáng tạo của ý thức nghĩa là ý thức phản ánh hiện thực một cách có định hướng và có chọn lọc nhằm nhận thức và cải biến thế giới thông qua lao động. Trong khi phản ánh về thế giới con người đã hình dung sự cải biến thế giới trong tương lai. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới, có thể tưởng tượng, có thể tiên đoán và dự báo tương lai, có thể lập ra những giả thuyết khoa học…

+ Thứ ba ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. ý thức mang bản chất xã hội.

Ví dụ về bản chất của ý thức

Để làm rõ hơn bản chất ý thức bài viết xin đưa ra Ví dụ về bản chất của ý thức. Trong quá trình lao động để cải tạo thế giới khách quan, con người tác động vào sự vật  một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình. Cụ thể như ví dụ như các hoạt động xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu, làm đường,… mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn hay ở mỗi địa phương có sự khác nhau và đều được con người tác động theo mục đích, nhu cầu khác nhau phù hợp điều kiện vật chất, kinh tế-xã hội,.. Chính vì thế, ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến ý thức, nguồn gốc, bản chất của ý thức cũng như Ví dụ về bản chất của ý thức. Hy vọng thông tin trên là hữu ích với độc giả.

Bạn hãy tự trả lời trước khi đọc tiếp phần dưới.

Đây là một số câu trả lời khi tìm kiếm cụm từ này trên Google

  1. Là dám nghĩ khác và dám làm khác
  2. Là một ý tưởng mới, phù hợp với thời đại và không gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị
  3. Là một điều gì đó mới mẻ táo bạo và khác thường
  4. Là nhìn một vấn đề, một câu hỏi… theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “nhìn” theo những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn…
  5. Là sự sắp xếp mọi thứ đã có sẳn theo một trật tự mới
  6. Là làm cái gì đó khác đi và hẳn nhiên phải hay và có ích
  7. Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có
  8. Sáng tạo là những gì thực tế cần , giúp ích cho sự tiến bộ của loài người , được mọi người đón nhận
  9. Là nghĩ ra 1 ý tưởng hoặc 1 sản phẩm mới hay cải biên chúng
  10. Là 1 từ trừu tượng, nói nôm na thì đó là cái mới mẻ mà chính bạn tự khám phá….
  11. Sáng tạo là trong quá trình làm việc luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi và học hỏi để tìm ra cái mới , cách giải quyết tốt nhất để đạt được hiệu quả tốt nhất
  12. Là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, mới về chất. Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau: – Có tính mới [mới về chất]

    – Có giá trị so với sản phẩm cũ [có lợi hơn, tiến bộ hơn]

….

Tất cả các định nghĩa trên chỉ đúng một phần mà chưa đủ. Định nghĩa sau [trong Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới-Phan Dũng] sẽ khái quát và định nghĩa thế nào là sáng tạo một cách đầy đủ nhất.

 Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất cứ cái gìđồng thời tính mới và tính ích lợi  [trong phạm vi áp dụng cụ thể]

  • Bất cứ cái gì: ở bất cứ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và tinh thần
  • Tính mới: là sự khác biệt của đối tượng cho trước so với đối tượng cùng loại ra đời trước đó về mặt thời gian.
  •  Tính ích lợi: như tăng năng suất, tăng hiệu quả, tiết kiệm, giảm giá thành, thuận tiện khi sử dụng, thân thiện với môi trường…, tính ích lợi có thể mang đến cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đồng, cho nhân loại.
  •  Phạm vi áp dụng: chỉ đúng trong không gian, thời gian, hoàn cảnh , điều kiện… cụ thể, nếu vượt ra ngoài thì có thể biến lợi thành hại.

Như vậy,  để biết bất cứ cái gì có sáng tạo hay không, bạn phải so sánh cái đó với cái trước nó, nếu cái đã thay đổi nghĩa là nó mới hơn so với cái cũ đồng thời  mang lại tính ích lợi cho bạn, cho cộng đồng hay cho nhân loại trong phạm vị áp dụng cụ thể thì bất cứ cái gì đó đã là sáng tạo.

Chúng ta xét một vài ví dụ đơn giản sau để hiểu rõ sáng tạo là gì

Một bạn sinh viên nhận kết quả kém trong học kỳ 1, bạn đặt mục tiêu cho học kỳ sau phải đạt loại khá, vì thế bạn đã thay đổi cách học so với cách học trước đó và bạn đã có kết quả tốt trong học kỳ 2. Như vậy, cách bạn học đã có sáng tạo hơn so với cách trước, điều này đã mang lại lợi ích cho bạn, tuy nhiên cách học này chỉ có thể áp dụng chỉ cho bạn hoặc trong thời điểm học kỳ 1 còn học kỳ khác thì có thể hoặc không mang lại hiệu quả.

Trong phòng trọ, tận dụng những vật có sẵn, người ta đã sử dụng kẹp để làm giá để bàn chải đánh răng. [Sáng tạo này chỉ có ích trong  nhà của bạn khi trước đó bạn không có vật dụng để bàn chải, nhưng bạn áp dụng điều này trong khách sạn thì  không thể chấp nhận được]

Để kích thích sự thèm ăn của con, mẹ đã cắt trái chuối thành hình chú cá heo ngậm trái nho [Vì trước đó để nguyên trái con bạn không ăn, thay đổi hình dạng làm bé thích thú hơn so với cách cũ. Sáng tạo này chỉ thích hợp với trẻ con, còn người lớn thì không thích hợp]

Tận dụng cây thang đã bỏ đi, người ta đã treo nó lên tường và làm thành giá sách [Trong những ngôi nhà sang trọng áp dụng sáng tạo này có thể không thích hợp với gu thẩm mỹ của chủ nhà]

 

Kết hợp với các hình có sẵn trên tường, vẽ thêm vài họa tiết trên ngón tay sẽ có một bức tranh sống động. [Bạn hãy vẽ những nơi được phép nếu không bạn sẽ mắng đấy]

 

Để đổ sữa ra khỏi ly mà không làm bắn ra ngoài, đơn giản là đổi cách cầm bình.

Trong nhà có trẻ con, việc để các ổ cắm bên ngoài rất nguy hiểm, sáng tạo nó bằng cách để vào hộc tủ. [nếu như nhà bạn không có trẻ con thì sáng kiến này là một bất tiện]

Như vậy, sáng tạo không phải là làm những thứ đao to búa lớn mà là những thứ ngay bên cạnh ta hàng ngày và mỗi chúng ta đã từng nhiều lần sáng tạo và sáng tạo là một môn khoa học  hoàn toàn có thể học được.

 Tính ích lợi của mỗi sáng tạo mang đến có khi chỉ ở trong phạm vi hẹp của người đã tạo nên chúng chứ không cần mang đến cho nhiều người.

 Điều cần nhớ là sáng tạo chỉ có ích trong một số phạm vi nhất định, nếu không nghĩ đến phạm vi này, sáng tạo có thể trở thành sáng tối và gây nguy hiểm cho người xung quanh.

 Thái Phương

 Xem thêm

Trang chủ

Các khóa học về sáng tạo

Video liên quan

Chủ Đề