Bài tập về câu lệnh điều kiện Tin học 8

1. Mục đích, yêu cầu

- Luyện tập sử dụng câu lệnh điều kiện if…then.

- rèn luyện kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giả, hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.

2. Nội dung

Bài 1: Viết chương trình nhập 2 số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in 2 số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm [in ra số nhỏ trước, số lớn sau]

a] Mô tả thuật toán để giải bài toán đã cho

b] Gõ chương trình sau:

c] Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình. Nhấn Alt + F9 để dịch và sửa lỗi. nhấn Ctrl + F9 để chạy. nhập các bộ dữ liệu [12,53], [65,20]. Lưu chương trình với tên Sap_xep.pas

Gợi ý:

a. Mô tả thuật toán

   - B1: nhập số A

   - B2: nhập số B

   - B3: so sánh, nếu A < B thì in ra theo thứ tự A – B. nếu không thì in ra theo thứ tự B – A.

c. 

Ý nghĩa các câu lệnh theo thứ tự

1. Khai báo tên chương trình là sapxep

2. Khai báo sử dụng thư viện crt;

3. Khai báo 2 biến a và b thuộc kiểu số nguyên vừa

4. Bắt đầu thân chương trình

5. lệnh xóa màn hình

6. Thông báo nhập số a và nhận giá trị nhạp vào biến a

7. Thông báo nhập số b và nhận giá trị nhạp vào biến b

8. [2 dòng] Câu lệnh điều kiện dạng thiếu, nếu a bé hơn b thì xuất a trước, b sau ngược lại xuất b trước, a sau.

9. Dừng lại chờ bấm enter

10. Kết thúc chương trình.

Kết quả khi chạy chương trình

Bài 2: Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn, dưới dạng ″Bạn Long cao hơn″, ″Bạn Trang cao hơn″, ″Hai bạn bằng nhau″.

a] Gõ chương trình sau:

b] Lưu chương trình với tên Aicaohon.pas. dịch và sửa lỗi nếu có.

c] Chạy chương trình với các bộ dữ liệu [1.5, 1.6] và [1.6, 1.5] và [1.6, 1.6]. quan sát kết quả nhận được và cho nhận xét, tìm chỗ sai.

d] Sửa lại chương trình cho kết quả đúng: chỉ in ra màn hình 1 thông báo kết quả.

Tham khảo và tìm hiểu y nghĩa đoạn chương trình sau đây:

If Long>Trang then writeln[‘Ban Long cao hon’] else If Long c, b + c > a và c + a > b

Tổng kết

1. Câu lệnh điều kiện dạng thiếu:

If then

2. Câu lệnh điều kiện dạng đủ:

If then else ;

3. Có thể sử dụng các lệnh if…then lồng nhau.

4. Sử dụng từ khóa and để kết hợp các điều kiện so sánh. Điều kiện được thỏa mãn khi tất cả các điều kiện con đúng, và sai khi có ít nhất 1 điều kiện là sai.

5. Sử dụng từ khóa or tương tự như and, câu so sánh là đúng khi ít nhất 1 điều kiện là đúng. Ngược lại, câu so sánh là sai.

Hướng dẫn giải 10 câu trắc nghiệm [cuối]

B. Trắc nghiệm

Câu 1:Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh ?

   A. A:= B

   B. A > B

   C. N mod 100

   D. “A nho hon B”

Hiển thị đáp án

   các phép toán điều kiện như >, =, B là biểu thức điêu kiện [ chứa phép toán điều kiện].

   Đáp án: B

Câu 2:Câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ là:

   A. If < Điều kiện> then < Câu lệnh 1 >; Else < Câu lệnh 2 >;

   B. If < Điều kiện> then < Câu lệnh >;

   C. If < Điều kiện> then < Câu lệnh 1 >, < Câu lệnh 2 >;

   D. If < Điều kiện > then < Câu lệnh 1 > Else < Câu lệnh 2 >;

Hiển thị đáp án

   cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ là:

   IF  THEN  ELSE ;

   Trong đó: Câu lệnh 1 được thực hiện khi điều kiện là đúng, câu lệnh 2 được thực hiện khi biểu thức điều kiện sai.

   Đáp án: D

Câu 3:Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:

   if [45 mod 3 ] = 0 then X :=X+2;

   [ Biết rằng trước đó giá trị của biến X = 5]

   A. 5

   B. 9

   C. 7

   D. 11

Hiển thị đáp án

   ta có 45 mod 3 =0 [ phép lấy dư]→ đúng nên thực hiện câu lệnh sau then→ x= x + 2 = 5 +2 =7

   Đáp án: C

Câu 4:Ta có 2 lệnh sau:

   x:= 8;

   If x>5 then x := x +1;

   Giá trị của x là bao nhiêu?

   A. 5

   B. 9

   C. 8

   D. 6

Hiển thị đáp án

   Ta có 8 > 5 nên ta thực hiện câu lệnh sau Then là x= x+1 = 8 +1 =9 ;

   Đáp án: B

Câu 5:Các câu lệnh Pascal nào sau đây được viết đúng:

   A. If x:= 5 then a = b;

   B. If x > 4; then a:= b;

   C. If x > 4 then a:=b else m:=n;

   D. If x > 4 then a:=b; else m:=n;

Hiển thị đáp án

   Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu là: IF  THEN ;

   Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ là: IF  THEN  ELSE ;

   Trong đó điều kiện là các phép toán điều kiện. Các phép toán điều kiện như >, =, Max then Max:=b;

   B. If a>b then Max:=a else Max:=b;

   C. Max:=b; If a>Max then Max:=a;

   D. Cả 3 câu đều đúng.

Hiển thị đáp án

   Trong câu A, C sử dụng lệnh gán và cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

   Câu B dử dụng cấu trúc dạng đủ.

   Đáp án: D

Câu 7:Hãy chọn cách dùng sai . Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A, B có thể dùng cấu trúc rẽ nhánh như sau :

   A. if A 8 THEN b:=3 ELSE b:=5;

   Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào?

   A. 0

   B. 5

   C. 8

   D. 3

Hiển thị đáp án

   ta có 0 < 8 nên điều kiện a>8 là sai vậy sẽ thực hiện câu lệnh sau Else → b=5;

   Đáp án: B

Câu 9:Chọn câu lệnh Pascal hợp lệ trong các câu sau:

   A. If x : = a + b then x : = x + 1;

   B. If a > b then max = a;

   C. If a > b then max : = a else max : = b;

   D. If 5 := 6 then x : = 100;

Hiển thị đáp án

   Theo sau If là các phép toán điều kiện. Các phép toán điều kiện như >, =, b then max : = a else max : = b; là đúng

   Đáp án: C

Câu 10:Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:

   X:= 10;

   IF [91 mod 3 ] = 0 then X :=X+20;

   A. 10

   B. 30

   C. 2

   D. 1

Hiển thị đáp án

   Ta có 91: 3 dư 1 nên không thực hiện câu lệnh sau then. Vậy X vẫn nhận giá trị ban đầu là 10.

   Đáp án: A

Video liên quan

Chủ Đề