Trẻ sơ sinh bị táo bón uống thuốc gì

Trẻ sơ sinh bị táo bón không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng thường gây ra tâm trạng lo lắng, sợ hãi cho nhiều mẹ nhất là những người lần đầu nuôi con nhỏ. Những thông tin dưới đây mà các bác sĩ của MEDLATEC cung cấp hy vọng sẽ giải tỏa nỗi lo cho mẹ.

1. Táo bón là gì?

Táo bón là hiện tượng phân trở nên khô cứng và làm giảm số lần đại tiện chỉ còn dưới 3 lần/tuần. Phân khô cứng khiến cho di chuyển chậm và gây khó khăn cho quá trình đẩy phân ra ngoài.

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Do đó, trẻ thường cảm thấy đau đớn, khó chịu bởi việc phải dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Tình trạng này nếu để lâu và kéo dài có thể khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.

2. Trẻ sơ sinh bị táo bón có những dấu hiệu như thế nào?

Tuy thường gặp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết được tình trạng táo bón ở con trẻ, đặc biệt là Trẻ sơ sinh. Mẹ có thể dựa vào 3 dấu hiệu nhận biết phổ biến dưới đây để xem có phải bé đang gặp phải chứng táo bón hay không.

2.1. Trẻ sơ sinh lười ăn, quấy khóc

Một dấu hiệu của bệnh táo bón chính là trẻ bỗng dưng lười ăn, quấy khóc không rõ lý do và có những biểu hiện nhăn nhó khó chịu. Điều này là do lượng thức ăn không được hấp thu và đào thải khi vào trong cơ thể bé, thậm chí có thể gây hiện tượng hấp thụ ngược. Lúc này bé thường có cảm giác đầy bụng, mệt mỏi, khó chịu nên dễ quấy khóc vô cơ và ngủ không sâu giấc.

Trẻ quấy khóc vô cớ, lười ăn có thể là biểu hiện của chứng táo bón

2.2. Trẻ sơ sinh ít đi ngoài hơn bình thường

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi vệ sinh 1 - 2 lần/ ngày đối với những trẻ trong độ tuổi từ 8 - 12 tháng và còn đang bú sữa mẹ. Số lần đi vệ sinh này có thể giảm đối với những trẻ đã dùng sữa ngoài.

Nếu mẹ để ý thấy trẻ bỗng ít đi ngoài hơn bình thường, khoảng 1 - 2 tuần mới đi một lần kèm theo những biểu hiện rặn rất khó khăn [như mặt đỏ bừng, nhăn nhó do phải dùng nhiều sức], phân bón cục rắn thì chứng tỏ bé đang mắc phải chứng táo bón.

2.3. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, khó tiêu

Một dấu hiệu khác cũng thường thấy ở những trẻ mắc chứng táo bón chính là hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Những lúc này, nếu mẹ để ý sẽ thấy bụng bé luôn trong tình trạng phình to và khi sờ vào thì thấy cứng.

3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, trong đó thường gặp nhất là những nguyên nhân sau:

3.1. Do chế độ ăn uống của mẹ

Hầu hết trẻ sơ sinh đều đang trong tình trạng bú sữa mẹ ở những giai đoạn đầu đời. Do đó, tình trạng bệnh lý của con hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của mẹ. Ví dụ như khi mẹ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ít chất xơ hay ăn nhiều những loại thực phẩm khó tiêu, đồ cay nóng cùng chế độ ngủ nghỉ không hợp lý sẽ khiến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể bé bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến chứng táo bón.

Chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến bệnh lý của con

Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên lưu ý và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình bằng cách tăng cường các loại củ quả tươi, rau xanh để bổ sung chất xơ. Đây đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé bởi chúng chứa nhiều vitamin có khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, mẹ có thể thường xuyên ăn sữa chua để giúp lợi khuẩn tốt hơn.

3.2. Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài

Khi trẻ sơ sinh được cho dùng sữa ngoài quá sớm cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. Lý giải cho điều này là bởi ở những tháng tuổi đầu tiên dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện, trong khi đó sữa công thức lại được kết hợp nhiều chất nên bé sẽ khó mà tiêu hóa được.

Đồng thời, các loại sữa ngoài được cho là tương đối khó tiêu hóa, đặc biệt có khả năng cao dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón nếu mẹ cho bé uống sữa pha không đúng công thức.

3.3. Do các vấn đề về bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên thì táo bón ở trẻ sơ sinh cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, cụ thể là do bệnh lý trong chính cơ thể bé. Trẻ có thể bị táo bón sớm nếu có các dị tật bẩm sinh hoặc tổn thương đường tiêu hóa như: bệnh suy giáp trạng hay đại tràng bị phình to.

4. Lời khuyên dành cho mẹ có trẻ sơ sinh bị táo bón

4.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bé

Với những trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì việc đầu tiên cần làm chính là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ sao cho hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng hơn, đặc biệt là bổ sung chất xơ.

Còn đối với những trẻ đã ăn dặm thì trực tiếp thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé bằng cách bổ sung cho trẻ nhiều các loại thực phẩm giàu khoáng chất, giàu chất xơ để giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ. Mẹ cũng nên kết hợp cho trẻ uống nhiều nước để quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Tăng cường bổ sung chất xơ cho bé để giúp trị chứng táo bón hiệu quả

4.2. Ngâm hậu môn với nước ấm

Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ là biện pháp hiệu quả và cần thực hiện lâu dài. Bên cạnh đó, khi trẻ bị táo bón mẹ có thể ngâm hậu môn của bé với nước ấm để mang lại hiệu quả ngay tức thì, đặc biệt với những trẻ hay quấy khóc và lười ăn.

Mẹ nên thực hiện ngâm hậu môn con với nước ấm khoảng 5 - 10 phút mỗi lần và 1 - 2 lần mỗi ngày. Việc này giúp trẻ sơ sinh đi ngoài một cách dễ dàng hơn bởi nước ấm có thể kích thích cơ vòng hậu môn.

4.3. Massage bụng cho trẻ

Ngoài ra, massage bụng cho trẻ cũng là biện pháp được nhiều mẹ sử dụng. Mẹ sử dụng 3 ngón tay giữa để không tạo áp lực quá lớn lên bụng con, chụm 3 ngón tay này lại và đặt lên vùng bụng xung quanh rốn của bé. Sau đó sử dụng lực ấn vừa phải và chuyển động tròn xung quanh rốn. Mỗi lần massage thực hiện trong khoảng 3 phút.

Massage bụng cho bé giúp giải quyết tình trạng khó tiêu, táo bón

Động tác này giúp giải quyết tình trạng đầy bụng, khó tiêu một cách hiệu quả bởi lúc đó thức ăn sẽ mềm ra và chuyển động xuống dưới hậu môn để được đào thải ra ngoài.

Một vài cách xử trí mẹ có thể bỏ túi để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón trên đây, chắc chắn cha mẹ sẽ bớt lo lắng và có kinh nghiệm hơn để chăm sóc khi con trẻ gặp phải chứng này.

Mọi thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ tổng đài MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguyên nhân chủ yếu là do không hợp với sữa công thức hoặc ăn dặm sai cách. Mẹ có thể thử áp dụng những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây để chấm dứt các triệu chứng khó chịu cho con.

Khi mới sinh ra, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn có thể đi ngoài 2 – 5 lần trong ngày do sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Mặc dù vậy, trẻ sơ sinh có thể bị táo bón khi bé không thích nghi được với protein có trong sữa công thức hoặc bước vào thời kỳ tập ăn dặm với các thức ăn đặc hơn. 

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị táo bón vì nhiều nguyên nhân

Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị táo bón ở trẻ sơ sinh như:

  • Trẻ bú ít nên thiếu nước
  • Thiếu chất xơ
  • Trẻ ít vận động khiến nhu động ruột chậm lại 
  • Nhịn đi đại tiện
  • Mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến chất lượng sữa
  • Các vấn đề về sức khỏe: Trẻ sơ sinh mắc bệnh cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh, tiểu đường, bại não… cũng có nguy cơ bị táo bón cao.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị táo bón bao gồm:

  • Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần trong tuần
  • Phân cứng, khuôn phân to hoặc đóng thành những cục nhỏ như phân dê
  • Phân màu đất sét hoặc màu đen và có mùi hôi thối
  • Trẻ khó đi cầu, ngồi rặn rất lâu đến nỗi đỏ cả mặt
  • Khi đi qua hậu môn, phân cọ sát khiến trẻ bị đau và la khóc
  • Có thể xuất hiện những cục máu đỏ bên ngoài khuôn phân do hậu môn bị trầy xước, tổn thương khi phân đi qua.
  • Trẻ biếng ăn
  • Bụng cứng, chướng căng và hay xì hơi

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể được khắc phục bằng các phương pháp tự nhiên tại nhà. Một số ít cần dùng đến thuốc điều trị theo đơn bác sĩ.

Nếu nghi ngờ sữa công thức là nguyên nhân gây táo bón cho con bạn, bé có thể cần thử qua một loại sữa khác. Tuy nhiên, hãy chắc chắn bạn đã tham khảo qua ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi đổi sữa cho con.

Đổi sữa là một trong những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tự nhiên, an toàn

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường được khuyến khích dùng các sản phẩm sữa có bổ sung Probiotic, đường lactose, chất xơ GOS hay FOS, sữa non… Hoặc mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm về các loại sữa được đặc chế dành riêng cho trẻ bị táo bón và lựa chọn một sản phẩm thích hợp với bé.

Khi cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức cần lưu ý:

  • Không pha sữa quá đặc
  • Pha theo đúng tỷ lệ về lượng nước, lượng sữa được hướng dẫn trên vỏ hộp
  • Tránh pha sữa công thức chung với sữa mẹ, nước trái cây, nước cơm hay cháo loãng
  • Dùng nước có nhiệt độ từ 40 – 70 độ để pha sữa là thích hợp nhất. 
  • Rửa sạch và tiệt trùng bình sữa trước và sau khi cho trẻ bú.

Trường hợp bé được bú sữa mẹ hoàn toàn mà vẫn bị táo bón, điều chỉnh chế độ ăn của mẹ có thể hữu ích. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Bạn nên tăng cường các thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Những dưỡng chất này sẽ đi vào sữa mẹ giúp kích thích nhu động ruột, giữ nước và làm mềm phân của trẻ. Chúng bao gồm:

  • Rau lá xanh: Mồng tơi, rau đay, rau dền, ngọn khoai lang, rau bina, diếp cá
  • Các loại đậu
  • Đu đủ chín
  • Mận
  • Sữa chua

Trẻ mới sinh ra thường không cần bổ sung thêm nước vì chúng được hydrat hóa từ nguồn sữa trẻ dùng hàng ngày. Trong một số trường hợp, trẻ biếng bú mẹ hoặc hay bị nôn trớ sau khi bú có thể bị thiếu nước dẫn đến táo bón. Bổ sung nước đúng cách, đúng thời điểm có thể giúp bé dễ dàng đi cầu hơn.

Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ có thể cho bé uống nước. Trong thời gian đầu chỉ nên cho uống vài thìa, sau đó tăng dần lên đến 120 – 180 ml một ngày.

Ngoài nước lọc, nước trái cây cũng rất có lợi cho trẻ sơ sinh bị táo bón. Tuy nhiên mẹ cần tránh cho con uống các loại nước ép có tính axit cao sẽ gây hại cho da dày của bé.

Chế độ ăn dặm của bé không cung cấp đủ chất xơ cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa. Thêm một số thực phẩm dưới đây vào thực đơn có thể giúp cải thiện được tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh:

Thêm một số thực phẩm vào thực đơn có thể giúp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
  • Quả mận khô
  • Súp lơ xanh
  • Táo
  • Chuối
  • Đu đủ
  • Cà rốt
  • Bí đỏ
  • Quả đào
  • Lúa mạch
  • Bột yến mạch
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Bánh quy giòn…

Các thực phẩm hoạt động bằng cách bổ sung chất xơ tạo khối cho phân, giữ nước trong ruột, đồng thời kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn để đẩy nhanh quá trình di chuyển của thức ăn trong đường ruột. Qua đó, ngăn ngừa táo bón hữu hiệu.

Massage là một trong những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản nhưng đã được nhiều mẹ áp dụng thành công. Hàng ngày, bạn hãy áp dụng các động tác xoa bóp dưới đây để đẩy lùi tình trạng táo bón cho con:

  • Đặt bàn tay lên khu vực dạ dày của trẻ. Sử dụng các đầu ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 vòng. Sau đó, di chuyển vòng xoay xuống rốn và khu vực đại tràng
  • Vuốt từ khu vực lồng xương sườn xuống đến bụng dưới bằng mép ngón tay.

Cũng tương tự như ở người lớn, việc vận động mang đến tác động tích cực trong việc kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn để đẩy thức ăn di chuyển xuống đại tràng và đào thải phân nhanh hơn. Một số trẻ sơ sinh do chậm biết bò và đi nên bị táo bón. Vậy làm sao trẻ có thể tập thể dục đây?

Rất đơn giản, bạn có thể giúp con tăng cường vận động tại chỗ với bài tập đạp xe đạp. Các bước thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, đặt bé nằm ngửa trên giường
  • Hai tay nắm nhẹ cổ chân bé và di chuyển lên xuống giống như khi chúng ta đạp xe đạp.
  • Áp dụng mẹo này 2 lần một ngày có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón cho con bạn.

*Lưu ý: Không tập luyện khi bé vừa mới ăn bột hoặc bú sữa xong sẽ khiến bé dễ bị nôn ói và ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Thêm một cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho con đó là tắm nước ấm.

Tắm nước ấm là mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Bên cạnh việc giúp trẻ thư giãn, tắm nước ấm còn có tác dụng tăng cường hoạt động của nhu động ruột, kích thích hoạt động của các cơ vòng ở hậu môn để bé có thể đại tiện một cách thông suốt, dễ dàng.

Bạn hãy pha nước ấm vào trong một cái chậu rồi cho bé ngâm mình vào đó khoảng 5 phút. Chú ý cho trẻ tắm nơi không có gió lùa và sau khi tắm cho bé xong nên lau khô mình và mặc quần áo ngay để trẻ không bị nhiễm lạnh.

Chất nhờn trong rau mồng tơi hoạt động như một chất bôi trơn. Khi được đưa vào hậu môn, nó sẽ kích thích để trẻ đi cầu dễ dàng hơn.

Thực hiện mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng rau mồng tơi như sau:

  • Chuẩn bị một cọng rau mồng tôi, dùng đọt non sẽ chó nhiều chất nhầy hơn
  • Rửa sạch, tước hết lớp vỏ màu xanh bên ngoài
  • Tiếp theo, mẹ đặt bé nằm ngửa, đưa đọt mồng tơi vào bên trong hậu môn của bé và ngoái vài lần liên tục để kích thích phản xạ đi cầu của bé.

Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi không được khuyến khích uống mật ong nhưng bạn có thể sử dụng nguyên liệu này như một loại thuốc bôi ngoài để chống táo bón cho bé.

Mật ong tinh nóng và có chất nhờn nên khi bôi vào hậu môn của bé sẽ kích thích cơ vòng hậu môn co thắt và giúp phân dễ dàng được đào thải ra ngoài mà không khiến bé bị đau rát.

Cách sử dụng:

  • Lấy mật ong nguyên chất hòa chung với nước ấm theo tỷ lệ 2:1
  • Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp trên rồi ngoái sâu vào trong ống hậu môn khoảng 1 cm.
  • Để như vậy khoảng vài phút trẻ có thể đi ngoài một cách dễ dàng.

>> Tham khảo chi tiết: Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong hiệu quả

Dùng lá diếp cá là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà được các bà mẹ áp dụng từ rất lâu đời. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có tính mát và chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, thông tiện, kháng khuẩn, trị nóng trong người – một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Lá diếp cá được dân gian sử dụng làm thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Cách sử dụng:

  • Hái khoảng 15 lá diếp cá tươi, rửa cho sạch đất cát và ngâm trong nước muối pha loãng
  • Để 20 phút vớt ra cho ráo nước, đem say nhuyễn với nửa cốc nước
  • Lọc nước cốt lá diếp cá đem nấu sôi, để nguội, chia 2 lần cho bé uống hết trong ngày.
  • Dùng liên tục vài ngày để chấm dứt tình trạng táo bón của bé.

Hạt hẹ chứa nhiều flavonoid, chất xơ và các hoạt chất có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.

Bạn lấy hạt hẹ sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 5g bột hòa với nước sôi cho bé uống. Mỗi ngày uống 3 lần, dùng trong 10 ngày liên tục sẽ thấy kết quả khả quan.

Sở hữu hàm lượng chất xơ dồi dào, khoai lang giúp hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa, làm mềm và tăng trọng lượng của phân. Đặc biệt, chất nhựa trong khoai lang còn có đặc tính nhuận tràng tự nhiên giúp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh một cách an toàn.

Bạn chỉ cần luộc chín củ khoai lang rồi dằm nhuyễn và trộn chung với cháo cho bé ăn mỗi tuần 4 – 5 bữa. Cách khác đơn giản hơn là hái lá ở ngọn khoai rồi băm nhỏ, thêm vào cháo của bé thay vì dùng các loại rau khác.

Bất kì loại thuốc tây trị táo bón nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, đây là phương án sau cùng được lựa chọn nếu con bạn không đáp ứng được với những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tự nhiên ở trên. 

Việc đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám và dùng thuốc cũng rất cần thiết nếu con bạn có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như:

  • Đi cầu ra máu
  • Bé hay cáu gắt, khó chịu, quấy khóc
  • Bỏ ăn
  • Trẻ bị đau bụng

Các thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh có thể được chỉ định bao gồm:

– Thuốc đạn đặt hậu môn Glycerin

Dùng cho các trường hợp có biểu hiện rách hậu môn, đi ngoài phân dính máu. Lúc này, thuốc đạn đặt Glycerin được sử dụng nhằm mục đích bôi trơn hậu môn, giúp phân cứng có thể di chuyển ra ngoài một cách dễ dàng, hạn chế ma sát và tổn thương đến niêm mạc hậu môn.

– Thuốc nhuận tràng:

Nhóm thuốc này được kê đơn cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi. Thuốc nhuận tràng có thể hữu ích nếu các loại thuốc khác không hiệu quả.

Chứa chiết xuất từ mạch nha hoặc bột psyllium, thuốc nhuận tràng có thể giúp làm mềm phân, tạo điều kiên thuận lợi cho bé đi ngoài dễ dàng và không bị đau hậu môn.

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để trị táo bón cho con, bạn nên nhờ sự tham vấn của bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng, cách sử dụng thích hợp. Tránh tự ý cho bé uống hay đặt thuốc bừa bãi sẽ khiến bé có nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.

Trên đây là những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh đang được áp dụng. Việc dùng thuốc thảo dược hay thuốc tây đúng cách kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động của bé có thể giúp con bạn đi ngoài đều đặn, dễ dàng hơn.

Thông tin hữu ích liên quan

Video liên quan

Chủ Đề