Phiếu bài tập tự luyện Thánh Gióng Số 4

TÀI LIỆU ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ 1GỒM 30 ĐỀ CÓ ĐÁP ÁN CỤ THỂ CHI TIẾTCÁC ĐỀ ĐƯỢC BIÊN SOẠN THEO TỪNG BÀI SÁCH GIÁO KHOA VỚIĐẦY ĐỦ CÁC MỨC ĐỘ CÂU HỎI: NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU, VẬN DỤNG30 ĐỀ ĐỌC HIÊU NGỮ VĂN 6ĐỀ 1:Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nóiđúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy,1đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thànhhình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếpấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn”[SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 11]Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?Câu 2: Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Trình bày khái niệm củathể loại đó.Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn.Câu 4: Từ ngẫm nghĩ trong đoạn văn trên thuộc kiểu từ nào theo cấu tạo?Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?Phần II: Tập làm vănCâu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu[Hoặc: Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ/ Vì sao vua Hùng truyền ngôi choLang Liêu?]Câu 2: Hãy tả lại một cảnh đẹp quê hương em. [dòng sông, cánh đồng, đêm trăng,...]Gợi ýPhần I: Đọc – hiểuCâu 1:- Đoạn văn trên trích từ văn bản Bánh chưng bánh giầyCâu 2:- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết- Khái niệm truyền thuyết: SGK/7Câu 3:Ptbđ: Tự sự kết hợp miêu tả.Câu 4: Từ ngẫm nghĩ trong đoạn văn trên thuộc kiểu từ ghép[hình thức láy nhưng khi tách ra cả hai tiếng đều có nghĩa]Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc Lang Liêu sau khi nghe gợi ý của thần đã làm rahai thứ bánhPhần II: Tập làm vănCâu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lang LiêuHS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý:Mở đoạn: Trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy, Lang Liêu là nhân vậtchính mang nhiều phẩm chất tốt đẹp.Thân đoạn- Là người có tâm [thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn]2+ Tuy là con vua nhưng lại sống cuộc sống của người dân thường, thiệt thòi nhất, lạichăm chỉ việc đồng áng, quý trọng hạt gạo. Biết lao động, gắn bó với nghề nông.+ Lang Liêu chỉ lo làm thế nào để có lễ vật tươm tất, xứng đáng để lễ Tiên vươngchứ không lo tranh ngôi báu. Lang Liêu dùng ngay những thứ mình làm ra để dânglên Tiên Vương, thể hiện rõ thái độ biết ơn và kính trọng trời đất, tổ tiên.- Là người có tài [thể hiện khả năng sáng tạo]+ Là người duy nhất hiểu được ý vua cha [mong muốn phát triển nghề nông, manglại ấm no, thái bình cho dân].+ Thông minh khi hiểu được ý thần. Chàng khéo léo, sáng tạo khi chỉ có một gợi ýnhỏ của thần mà biết lựa chọn sản vật phù hợp, chế biến ra hai thứ bánh có ý nghĩavô cùng sâu sắc.Kết đoạn:Chính bởi mang trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp như thế, hìnhtượng Lang Liêu luôn sống mãi trong lòng nhân dânĐỀ 2:Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượngtới, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh củaLang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại.Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, đất cùng Tiênvương”[SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 11]Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyệndân gian?Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.Câu 3: Xác định các từ theo cấu tạo trong câu sau: “Lang Liêu đem giấc mộng gặpthần ra kể lại”Câu 4: Hai thứ bánh trong đoạn văn trên là loại bánh nào? Ý nghĩa của hai loại bánhấy.Câu 5: Qua văn bản chưa đoạn văn trên, em hiểu biết thêm gì về đất nước, dân tộc tathời vua Hùng?Phần II: Tập làm vănCâu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa chi tiết tưởng tượng kì ảo được sửdụng trong văn bản chứa đoạn văn trên.Câu 2: Hãy tả lại người mẹ kính yêu của emGợi ýPhần I: Đọc – hiểu3Câu 1:- Đoạn văn trên trích từ văn bản Bánh chưng bánh giầy- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyếtCâu 2: Ptbđ chính: Tự sự.Câu 3:“Lang Liêu/ đem/ giấc mộng/ gặp /thần/ ra/ kể/ lại”Từ đơn: đem, gặp, thần, ra, kể, lạiTừ ghép: Còn lạiCâu 4: Hai thứ bánh đó là bánh chưng và bánh giầy- Ý nghĩa:+ ý nghĩa thực tế : Đề cao thành qủa của nghề nông.+ ý nghĩa sâu xa: tượng trưng của Trời - Đất, muôn loài, tượng trưng cho ngụ ý đùmbọc nhauCâu 5:- Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc.- Thời kì đất nước ta phát triển kinh tế, người dân tự làm ra lương thực để duy trì đờisống.- Hiểu biết hơn về văn hóa dân tộc, biết ơn Trời đất, Tổ tiên qua việc tế lễ.Phần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý:- Xác định chi tiết : thần báo mộng cho Lang Liêu.Mở đoạn: Trong tuyền thuyết Bánh chưng bánh giầy, chi tiết tưởng tượng kì ảoduy nhất được sử dụng chính là chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng.Thân đoạn:- Ý nghĩa:+ Chi tiết quen thuộc trong các truyện dân gian: người nghèo khổ, thiệt thòi luônđược thần tiên giúp đỡ.+ Lang Liêu được tổ tiên, thần linh giúp đỡ, góp phần làm cho hình tượng nhân vậttrở nên đẹp hơn. Thể hiện sự động tình của nhân dân với một hoàng tử có nhiều bấthạnh, chịu khó, gắn bó với nhân dân.+ Thể hiện niềm tin của nhân dân vào tổ tiên linh thiêng, thần thánh của mình.+ Khiến câu chuyện hay hơn, hấp dẫn người đọc, người nghe.4Kết đoạn:Có thể nói, chi tiết Lang Liêu được Thần báo mộng và lời báo mộngtrở thành hiện thực là một chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa làm nên thành công củatruyền thuyết Bánh chưng bánh giầyĐoạn văn tham khảoTrong tác phẩm Bánh chưng bánh giầy, chi tiết kì tưởng tượng, kì ảo duynhất được sử dụng là chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng, đây là chi tiếtmang ý nghĩa sâu sắc.. Đây là chi tiết quen thuộc trong các truyện dân gian: ngườinghèo khổ, thiệt thòi luôn được thần tiên giúp đỡ. Ta thấy Lang Liêu xứng đángđược vì chàng là người yêu lao động và chăm chỉ, là người gần với cuộc sống nhândân nhất. Chi tiết đã thể hiện sự đồng tình của nhân dân, họ đứng về phía Lang Liêu,người gần gũi và gắn bó với họ, đồng thời cũng thể hiện niềm tin của nhân dân vào tổtiên linh thiêng của mình. Nhìn ở một khía cạnh khác, chi tiết này làm cho hìnhtượng nhân vậttrở nên đẹp đẽ hơn để câu chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn. Có thể nói,chi tiết Lang Liêu được Thần báo mộng và lời báo mộng trở thành hiện thực làmột chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyền thuyết Bánhchưng bánh giầy.ĐỀ 3:Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chămchỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bàra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xemkém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh mộtcậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ chođến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằmđấy…[SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 19]Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyệndân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu,ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?Câu 4: Tìm các từ mượn trong đoạn văn trên và cho biết nguồn gốc của các từ mượnđó.Phần II: Tập làm vănCâu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì5của thánh Gióng.Câu 2: Hãy tả về ngôi trường em đang họcGợi ýPhần I: Đọc – hiểuCâu 1:- Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết- PTBĐ chính: Tự sựCâu 2:“Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức”Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng going, vợ chồng, ông lão, làm ăn,phúc đứcTừ láy: chăm chỉTừ đơn: đời, ở, có, hai, và, làCâu 3:Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh GióngCâu 4:Từ mượn: tục truyền, Hùng Vương, phúc đức, thụ thai, khôi ngô,Nguồn gốc: Từ mượn tiếng HánPhần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý: Xác định chi tiết cần cảm nhận; chi tiết GIÓNG vươn vai thành tráng sĩ-Ý nghĩa:+ Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hung: khổng lồ về thể xác, sứcmạnh và chiến công.+ Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạnngoại xâm luôn đe dọa đất nước.+ Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kếtcủa nhân dân+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.Đoạn văn tham khảo6Trong tác phẩm Thánh Gióng, chi tiết chàng vươn vai một cái, bỗng biến thànhmột tráng sĩ là chi tiết kì ảo mang ý nghĩa sâu sắc.Chi tiết thể hiện quan niệm củanhân dân về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công, đồng thờicho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạnngoại xâm luôn đe dọa đất nước. Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, làkết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân. Mặt khác, chi tiết cũng góp phần làmtăng sức li kì, hấp dẫn cho câu chuyện.Có thể nói, chi tiết vươn vai của ThánhGióng là một chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyền thuyếtThánh Gióng.ĐỀ 4:I. Đọc – hiểuĐọc đoạn trích:“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừalúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai mộtcái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩbước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp,cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơicó giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗngroi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.”[Ngữ văn 6 - Tập 1, tr.20, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017]Thực hiện các yêu cầu sau:Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì?Câu 2.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?Câu 3.Tìm hai từ mượn có trong đoạn văn trên?Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là gì?Câu 5. Phẩm chất đáng quý nào của nhân vật được bộc lộtrong đoạn văn? Qua đó emthấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước?II. Tập làm vănCâu 1Viết một đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết: “Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổnhững cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”Câu 2: Hãy tả lại người thân của emGợi ýPhần I: Đọc – hiểu7Câu 1- Đoạn văn trên trích từ văn bản: Thánh Gióng- Thể loại của văn bản: truyền thuyết.Câu 2Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sựCâu 3- Từ mượn: tráng sĩ/ lẫm liệt/ sứ giả,…[hoặc: trượng, oai phong]Câu 4- Hình ảnh so sánh “giặc chết như rạ” có nghĩa là giặc bị chết rất nhiều; [chết la liệt;chết ngả dài như dạ]Câu 5- Phẩm chất đáng quý của nhân vật được bộc lộ trong đoạn văn:dũng cảm, yêu nước.- Qua đó em thấy mình cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, nghe lời thầy cô, noigương những bạn họctập tốt, tích cực lao động, giúp đỡ mọi người, bảo vệ môitrường,… để xây dựng quê hương đất nướcPhần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý: Xác định chi tiết cần cảm nhận; chi tiết GIÓNG nhổ tre bên đường quật vàogiặcÝ nghĩa:+ Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ của đất nước, bằngnhững gì có thể giết được giặc.+ Đánh giặc bằng vũ khí thô sơ, bình thường nhất.+ Thể hiện sự linh hoạt sáng tạo của Gióng - người anh hùng [hoặc của nhân dân ta]trong chiến đấu.ĐỀ 5:Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Trăng đang lên, mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờsông thành một khối tím uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên,những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bên bờ cát”[SGK Ngữ văn 6, tập 1, trang 18]Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?8Câu 2: Tím biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng củabiện pháp tu từ đó.Câu 3: Tìm các từ mượn được sử dụng trong đoạn văn.Câu 4: Phân tích cấu tạo câu văn: “Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, nhữngcon sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bên bờ cát”? Cho biết đólà kiểu câu gì theo cấu tạo?Câu 5: Xác định các từ láy trong đoạn văn trên?Phần II: Tập làm vănCâu 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về chi tiết Thánh Gióngsau khi đánh thắng giặc Ân xâm lược, cả người và ngựa bay về trờiCâu 2: Kể lại truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy bằng lời của emGợi ýPhần I: Đọc – hiểuCâu 1- PTBĐ CHÍNH: Miêu tảCâu 2- Biện pháp tu từ: Nhân hóa [núi Trùm Cát : đứng sừng sững, uy nghi, trầm mặc,những con sóng nhỏ mơn man vỗ vào bờ cát]- Tác dụng: Làm cảnh vật dưới trăng thêm lung linh, sống động, giàu sức sống, gầngũi với con ngườiCâu 3- Từ mượn: uy nghi, trầm mặcCâu 4“Dưới ánh trăng[TN], /dòng sông[CN1]/ sáng rực lên[VN1], /những con sóngnhỏ[CN2]/lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bên bờ cát”[VN2] - CâughépCâu 5- Từ láy: lấp loáng, sừng sững, mơn man.Phần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý: Xác định chi tiết cần cảm nhận; chi tiết Thánh Gióng sau khi đánh thắnggiặc Ân xâm lược, cả người và ngựa bay về trờiThắng giặc, Gióng cùng ngựa bay về trời. Tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại,rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.-Ý nghĩa:9+ Chi tiết này thể hiện sự ra đi phi thường , làm cho hình tượng người anh hùng trởlên đẹp đẽ rực rỡ hơn+ Thể hiện rất rõ quan niệm của nhân dân ta về người anh hung: lập chiến côngkhông màng danh lợi.+ Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự bất tử của người anh hung, hóa thân vào trờiđất, quê hương, xứ sở+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.ĐỀ 6Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Hay đâu thần tiên đi lấy vợSơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vươngKhông quản rừng cao, sông cách trởCùng đến Phong Châu xin Mị NươngSơn Tinh có một mắt ở tránThủy Tinh râu ria quăn xanh rìMột thần phi bạch hổ trên cạnMột thần cưỡi lưng rồng uy nghi”[SGK Ngữ văn 6, trang 34]Câu 1: Đoạn thơ cho em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữvăn 6? Văn bản đó thuộc thể loại nào? Hãy trình bày các sự việc chính của văn bảnđó.Câu 2: Hãy giải thích nghĩa và cho biết nguồn gốc của các từ: Sơn Tinh, Thủy Tinh,bạch hổCâu 3: Từ “râu ria” trong câu “Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì” thuộc loại từ nàotheo cấu tạo? Hãy giải thích lựa chọn của emCâu 4: Xác định thành phần câu trong các câu sau:-Sơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vươngSơn Tinh có một mắt ở tránThủy Tinh râu ria quăn xanh rìMột thần phi bạch hổ trên cạnMột thần cưỡi lưng rồng uy nghiPhần II: Tập làm vănCâu 1: Hãy viết tiếp một đoạn văn được mở đầu bằng câu chủ đề sau: “Trong truyềnthuyết Thánh Gióng, chi tiết sự ra đời của GIÓNG là chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa.”Câu 2: Hãy kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời của emPhần I: Đọc – hiểu10Câu 1-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh- Thể loại: Truyền thuyết- Các sự việc chính:[1] Vua Hùng kén rể.[2] Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.[3] Vua Hùng ra điều kiện kén rể.[4] Sơn Tinh đến trước, được vợ.[5] Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.[6] Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.[7] Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.Câu 2- Sơn Tinh: thần núi. Thủy Tinh: thần nước. bạch hổ: hổ trắng- Nguồn gốc: Từ mượn tiếng HánCâu 3- Từ râu ria là từ ghép- Dù hình thức, từ râu ria có sự lặp lại âm đầu r, nhưng khi tách ra, cả hai tiếng râuvà ria đều có nghĩa nên râu ria là từ ghépCâu 4Sơn Tinh, Thủy Tinh CN/lòng tơ vương VNSơn Tinh CN /có một mắt ở trán VNThủy Tinh CN /râu ria quăn xanh rì VNMột thần CN / phi bạch hổ trên cạn VNMột thần CN / cưỡi lưng rồng uy nghi VNPhần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý:Xác định chi tiết cần cảm nhận; chi tiết sự ra đời của GióngKhi người mẹ ra đồng, thấy một vết chân rất to, ướm thử thì về nhà có thai, mãi mườihai tháng sau mới sinh được một cậu con trai, mặt mũi khôi ngô.-Ý nghĩa:+ Nhấn mạnh sự ra đời kì lạ của Gióng.+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.+ Thể hiện quan niệm dân gian: người anh hùng luôn phi thường, kì diệu ngay cả sựra đời.11+ Mong ước của nhân dân: nhân vật ra đời kì lạ sẽ lập những chiến công phi thường.ĐỀ 7Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:"Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tàilạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lêntừng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năngcũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đềuxứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai,bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán:- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào?Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.Câu 1: Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? Nêu khái niệm về thểloại đó.Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản chứa đoạn văn trên là những ai? Tìm những chitiết giới thiệu về các nhân vật đó?Câu 3: Từ tay trong câu Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phíađông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồiđược dung với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Tìm thêm các hiện tượng chuyển nghĩacủa từ tayCâu 4: Giải thích nghĩa của từ "băn khoăn" ? Cho biết em giải thích nghĩa của từbằng cách nào?Câu 5: Chỉ ra câu chủ đề trong đoạn văn trên.Phần II: Tập làm vănCâu 1: Hãy viết đoạn văn trình bày ý nghĩa biểu tượngcủa những nhân vật chínhem vừa tìm được trong phần I. Đọc – hiểuCâu 2: Hãy tả lại cơn mưa rào mùa hạPhần I: Đọc – hiểuCâu 1-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh- Thể loại: Truyền thuyết- Khái niệm:12+ Truyền thuyết [TT] là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sựkiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.+Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kểCâu 2- Biện pháp tu từ: Nhân hóa [núi Trùm Cát : đứng sừng sững, uy nghi, trầm mặc,những con sóng nhỏ mơn man vỗ vào bờ cát]- Tác dụng: Làm cảnh vật dưới trăng thêm lung linh, sống động, giàu sức sống, gần gũivới con ngườiCâu 3- Từ mượn: uy nghi, trầm mặcCâu 4- Từ băn khoăn: không yên lòng vì đang có điều phải suy nghĩ, cân nhắc.- Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thịCâu 5- Từ láy: lấp loáng, sừng sững, mơn man.Phần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý: Xác định vấn đề: Ý nghĩa của nhân vật chính tức là ý nghĩa của nhân vật SơnTinh và Thủy TinhCâu mở đoạn: Trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, hai nhân vật Sơn Tinh vàThủy Tinh mang nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.Thân đoạn:- Thủy Tinh: chính là hiện tượng lũ lụt ghê gớm hằng năm,- Sơn Tinh chính là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là mơ ước chinhphục, chế ngự thiên tai của nhân dân ta.Kết đoạn:Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật hoang đường, không có thật, thểhiện trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân ta. Qua đó, ta có thể thấy vẻ đẹp tâm hồncủa nhân dân lao động, những quan niệm về con người, về thiên nhiên của cha ông tatừ cách đây hàng mấy nghìn năm.ĐỀ 8Phần I: Đọc – hiểu13Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đòicướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời,dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngậpnhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnhtrên một biển nước”.[Ngữ Văn 6, tập 1, trang 32]Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của vănhọc dân gian? Hãy kể tên các văn bản thuộc thể loại đó mà em đã học.Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản là ai? Nêu ý nghĩa tượng trưng của các nhân vậtđó?Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn văn?Câu 4: Đoạn văn trên là sự kết hợp hai phương thức biểu đạt. Đó là hai phương thứcnào?Phần II: Tập làm vănCâu 1: Viết một đoạn văn trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản emvừa xác định được trong Câu 1-Phần I: Đọc- hiểuCâu 2: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp, trong đó có dòng sông hiền hòa, em hãytả lại dòng sông ấy.Phần I: Đọc – hiểuCâu 1-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh- Thể loại: Truyền thuyết- Các văn bản thuộc thể loại đó: Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sự tích HồGươmCâu 2- Nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh- Thủy Tinh: chính là hiện tượng lũ lụt ghê gớm hằng năm,- Sơn Tinh chính là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là mơ ước chinhphục, chế ngự thiên tai của nhân dân ta.ngườiCâu 3- Từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnhCâu 4: Hai phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tảPhần II: Tập làm vănCâu 1:14HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý: Xác định yêu cầu: Trình bày giá trị nội dung – nghệ thuật văn bản Sơn TinhThủy TinhCâu mở đoạn:Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thuyết mang giá trị nội dung, nghệ thuậtsâu sắcThân đoạn:Về giá trị nội dung: Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, truyện táihiện thành công cuộc kén rể của vua Hùng và cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và ThủyTinh, qua đó+ Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm xảy ra ở vùng châu thổ đồng bằng Bắc BộViệt Nam thưở các vua Hùng dựng nước.+ Truyện thể hiện khát vọng chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của cư dânViệt cổ ở đây.+ Truyện cũng nhằm suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng trong công cuộcdựng nước đầy khó khăn, gian khổ.Về giá trị nghệ thuật: Truyện sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảođể xây dựngnhân vật, khiến nhân vật có tầm vóc lớn lao, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện,tạo tình huống hấp dẫn và có nhiều chi tiết liên quan đến lịch sử thời quá khứKết đoạn:Với giá trị sâu sắc ấy, STTT là truyền thuyết hấp dẫn nhiều thế hệ.ĐỀ 9Phần I: Đọc- hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc dời từng quả đồi, dời từngquả núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao lên baonhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời,cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rútquân.Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của vănhọc dân gian?Câu 2: Phương thức biểu đạt trong văn bản là gì? Xác định ngôi kể của đoạn văntrên.Câu 3: Từnao núng thuộc kiểu từ nào theo cấu tạo và có ý nghĩa là gì?Câu 4: Từ nội dung đoạn trích trên, em cảm nhận Sơn Tinh là người như thế nào?Phần II: Tập làm vănCâu 1: Viết một đoạn văn trình bày ý nghĩa của văn bản em vừa xác định được trong15Câu 1-Phần I: Đọc- hiểuCâu 2: Kể lại văn bản trên bằng lời của em/Phần I: Đọc – hiểuCâu 1-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh- Thể loại: Truyền thuyếtCâu 2- PTBĐ chính: Tự sự kết hợp miêu tả- Ngôi kể: ngôi thứ baCâu 3- Từ nao núng thuộc từ láy- Nao núng: bắt đầu thấy lung lay, không còn vững vàng tinh thần nữaCâu 4Qua đoạn trích, Sơn Tinh là người có ý chí, sức mạnh, tinh thần quyết tâm ngăn lũ,bảo vệ muôn vật muôn loài, chàng là người nhân hậu, vững vàng, bền bỉCâu 5- Từ láy: lấp loáng, sừng sững, mơn man.Phần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý: Xác định yêu cầu: Ý nghĩa văn bản STTTCâu mở đoạn: Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thuyết mang ý nghĩa sâu sắcThân đoạn:- Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo giải thích hiện tượng lũ lụt ởđồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.- Qua hình tượng hai vị thần và cuộc giao tranh ác liệt của họ, tác giả dân gian đã thểhiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lũ của người Việt cổ.- Truyện cũng thể hiện thái độ của nhân dân với các vua Hùng, đó là thái độ đề cao,ca ngợi và suy tôn.Kết đoạn: Với ý nghĩa sâu sắc ấy, STTT là truyền thuyết hấp dẫn nhiều thế hệ.ĐỀ 10:Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài16con nhái, cua, ốc, bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cảgiếng, khiến con vật kia hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằngchiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.”…”[Ngữ văn 6- tập 1, trang100]Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyệndân gian? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Hãy kểtên hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với văn bản đó?Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? Trình bày ý nghĩa củahình tượng ”giếng” và ”bầu trời” có trong đoạn văn trên.Câu 3: Tìm cụm danh từ trong đoạn văn trên và sắp xếp vào mô hình cụm danh từ.Câu 4: Văn bản em vừa tìm được đem đến bài học gì cho bản thân em?Phần II: Tập làm vănCâu 1 Hãy viết một đoạn văn trình ý nghĩa của văn bản em vừa tìm được ở phầnI. Đọc- hiểu.Câu 2 :=Kể về những đổi mới ở quê em [có điện, có đường, có trường mới, câytrồng...]Phần I: Đọc – hiểuCâu 1-Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng- Thể loại: Truyện ngụ ngôn- PTBĐ chính: Tự sự- Hai tác phẩm: Thầy bói xem voi, Chân, Tay, Tai, Mắt, MiệngCâu 2:- Nhân vật chính: Con ếch:a.-- Ý nghĩa hình tượng giếng và bầu trời:Hình tượng “giếng”Là môi trường sống của ếchLà nơi có không gian hẹp, khó đi lại, khó có mối liên hệ với môi trường rộng lớn bênngoàiẾch sống ở đáy giếng, một nơi càng hạn hẹp, không thay đổi hơn nữa=> giếng tượngtrưng cho môi trường17 Hình tượng giếng tượng trưng cho cuộc sống hạn hẹp, đơn giản và trì trệ, cũng tượngtrưng cho tầm hiểu biết bị hạn chế, những kẻ sống trong môi trường hạn hẹp, ở đáygiếng như con ếch dễ chủ quan, ảo tưởng về mình.b. Hình tượng bầu trời- Là môi trường sống mà ếch được nhìn thấy và trải qua sau khi nó bị trận mưa đưa rakhỏi giếng- Là nơi có không gian rộng lớn, từ giếng ra đến bầu trời, không gian đã được mở rộng,không gian đó chứa đựng những điều lớn lao hơn Bầu trời tượng trưng cho cuộc sống rộng lớn, luôn vận động và thay đổi, đó là nơi màcon người phải mở rộng tầm hiểu biết của mình mới có thể thích nghi.Câu 3:Cụm danh từ: một con ếch ; một giếng nọ; vài con nhái, cua, ốc, bé nhỏ; cả giếng;con vật kia ; bầu trời trên đầu; chiếc vung ; một vị chúa tểCâu 4- Bài học về tinh thần học hỏi:+ Dù môi trường, hoàn cảnh sống có hạn hẹp, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộnghiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau.+ Phải biết những hạn chế của mình và phải biết nhìn xa trông rộng.=> Có học hỏi, con người mới thích nghi được với sự thay đổi của hoàn cảnh- Bài học về thái độ sống, về tính cách:+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác. Nếu chủ quan, kiêu ngạosẽ phải trả giá đắt, thậm chí phải đổi bằng mạng sống.Phần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý: Xác định yêu cầu: Ý nghĩa văn bản- Thông qua câu chuyện về con ếch vì kiêu ngạo mà phài chịu kết cục bị trêu “giẫmbẹp”, câu chuyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, thôngqua đó, khuyên nhủ con người:+ Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác. Nếu chủ quan, kiêu ngạosẽ phải trả giá đắt, thậm chí phải đổi bằng mạng sống.+ Có ý thức học hỏi để thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh.ĐỀ 11:Phần I: Đọc – hiểu18Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nàocũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nóicó voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại đểcùng xem. Thầy thì sờ vòi, thây thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờđuôi.”[Ngữ văn 6- tập 1, trang 101,102]Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyệndân gian, nêu khái niệm về thể loại đó? Cho biết phương thức biểu đạt chính của vănbản em vừa tìm được? Hãy kể tên hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 6 cùngthể loại với văn bản đó?Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? Giữa họ có những điểmchung gì?Câu 3: Cách xem voi của họ có gì đặc biệt?Câu 4: Tìm 2 cụm danh từ trong đoạn văn trên và sắp xếp vào mô hình cụm danh từ.Câu 5: Văn bản em vừa tìm được đem đến bài học gì cho bản thân em?Phần II: Tập làm vănCâu 1 [2 điểm]: Hãy viết một đoạn văn trình bày nội dung, nghệ thuật của văn bảnem vừa tìm được ở phần I. Đọc- hiểu.Câu 2 [5 điểm]: Kể về một cuộc gặp gỡ [đi thăm các chú bộ đội, gặp thiếu niênvượt khó, gặp bạn mới, gặp cô/thầy giáo mới...]Phần I: Đọc – hiểuCâu 1-Văn bản: Thầy bói xem voi- Thể loại: Truyện ngụ ngôn- Khái niệm: Truyện ngụ ngôn:+ Là loại truyện dân gian kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.+ Nhân vật: Mượn chuyện về loài vật, con vật hay chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người.+ Ý nghĩa: Nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.- PTBĐ chính: Tự sự- Hai tác phẩm: Ếch ngồi đáy giếng , Chân, Tay, Tai, Mắt, MiệngCâu 2:19- Nhân vật chính: 5 ông thầy bói- Điểm chung: đều bị mù và chưa biết hình thù con voiCâu 3:- Điểm đặc biệt trong cách xem voi: Năm ông thầy bói “xem voi” bằng cách “sờ” convoi, con voi lại rất to nên mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của con voi mà thôi. Nhưngthầy nào cũng nghĩ mình đã xem đủ cả con voi rồi. Cách xem voi của năm ông thầy bói không phải là cách xem thông thường, rất chủquan, phiến diện nên nhận thức của các thầy về con voi còn chưa đầy đủ.Cách xemvoi đó rất dễ dẫn tới chỗ có những nhận định không đúng về đối tượng được xem.Năm ông thầy bói này đã đưa ra những kết luận sai lầm khi xem voi bằng cách đó.Câu 42 CDT: Năm ông thầy bói, năm thầyCâu 5Bài học:+ Muốn kết luận đúng về một sự vật, hiện tượng, cần xem xét toàn diện, nhìn nhậntrên nhiều khía cạnh+ Đối với các sự vật khác nhau, phải có cách xem xét sự vật phù hợp với từng đốitượng+ Trong cuộc sống, con người không nên bảo thủ, cần lắng nghe ý kiến của ngườikhác+ Không nên dùng vũ lực để giải quyết vấn đềPhần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý: Xác định yêu cầu: Nội dung, nghệ thuật văn bản---Nội dung văn bảnTruyện kể về năm ông thầy bói xem voi, mỗi người sở một bộ phận rồi phán về cả coivoi, ai cũng cho mình là đúng, họ cãi nhau, chẳng ai chịu ai, cuối cùng dẫn đến đánhnhau toác đầu chảy máuTừ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyệnkhuyên nhủ con người muốn nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng phải dựa trênnhiều khía cạnhNghệ thuậtKết cấu ngắn gọnNgôn ngữ giản dị, giàu tính chất ngụ ngônSử dụng nghệ thuật kể chuyện ngụ ngôn: mượn câu chuyện nhỏ về chính con ngườiđể đưa ra bài học triết lí có ý nghĩa với con ngườiCách nói ngụ ý: răn dạy một cách kín đáo20- Yếu tố gây cười: sờ voi, cách phán về voi, so sánh voi với các đồ dùng quen thuộc,cãi nhau, đánh nhauĐỀ 12:Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Cô Mắt,cậu Chân,cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng.Đến nơi họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả môi,hai hàm thì khô như rang khôngbuồn nhếch mép. Bác Tai,cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đitìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần tỉnh lại. bác Tai,cô Mắt,cậu Chân,cậu Tay tựnhiên cũng thấy đỡ mệt nhọc hẳn,rồi thấy trong người khoan khoáii như trước. Từ đó,lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi ngườimột việc, không ai tị ai cả.[Ngữ văn 6- tập 1, trang 115]Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyệndân gian, nêu khái niệm thể loại đó? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạnvăn em vừa tìm được? Hãy kể tên hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 6 cùngthể loại với văn bản đó?Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai?Câu 3: Tìm 5 danh từ trong đoạn văn trên, hãy điền thêm vào 5 danh từ đó các từ ngữkhác để tạo thành cụm danh từ và sắp xếp vào mô hình CDT.Câu 4: Văn bản em vừa tìm được đem đến bài học gì cho bản thân em?Phần II: Tập làm vănCâu 1 [2 điểm]: Hãy viết một đoạn văn trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật củavăn bản em vừa tìm được ở phần I. Đọc- hiểu.Câu 2 [5 điểm]: Kể về một chuyện vui sinh hoạt [như nhận lầm, nhát gan...]Phần I: Đọc – hiểuCâu 1-Văn bản: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng- Thể loại: Truyện ngụ ngôn- Khái niệm: Truyện ngụ ngôn:+ Là loại truyện dân gian kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.+ Nhân vật: Mượn chuyện về loài vật, con vật hay chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người.21+ Ý nghĩa: Nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.- PTBĐ chính: Tự sự- Hai tác phẩm: Ếch ngồi đáy giếng , Thầy bói xem voiCâu 2:- Nhân vật chính: Chân, Tay, Tai, Mắt, MiệngCâu 3:5 danh từ: cô, cậu, bác, lão, MắtĐiền thêm từ để tạo cụm DT: một cô, cậu ấy, bác kia, hai lão già, hai mắt cô ấyCâu 42 CDT: Năm ông thầy bói, năm thầyCâu 5Bài học: truyện đưa đến bài học về tinh thần tập thể: Trong một tập thể, mỗi thànhviên phải gắn bó, nương tựa vào nhau để cùng tồn tạiPhần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý: Xác định yêu cầu: Nội dung, nghệ thuật văn bản---Nội dung văn bảnTruyện kể về sự bât hòa giữa năm nhân vật: Chân, tay, tai mắt, miệng. Cả 4 nhân vậtChân, tay, tai mắt đều cho rằng mình phải làm việc vất vả còn lão Miệng chỉ việc ănkhông ngồi rồi nên họ đã quyết định đến nhà lão Miệng và bảo lão tự lo lấy mà sống,còn họ thì không làm gì nữa. Nhưng chỉ sau mấy ngày, họ nhận ra tầm quan trọng củalão miệng và quyết định tiếp tục sống hòa thuận và thân mật, không ai tị ai cả.Từ đó, truyện đưa đến bài học về tinh thần tập thể: Trong một tập thể, mỗi thành viênphải gắn bó, nương tựa vào nhau để cùng tồn tạiNghệ thuậtTruyện được tạo ra bằng nghệ thuật nhân hóa và tưởng tượng, ẩn dụ.Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, sự quan sát, miêu tả đúng với với đặc điểm từngbộ phận cơ thểĐỀ 13Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vuacho thử lại. Vua ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phảinuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ,22nếu không thì cả làng phải tội…”[Ngữ văn 6- tập 1,trang 71]Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyệndân gian? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Hãy kểtên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với văn bản đó?Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? Nhân vật đó đã trải quabao nhiêu thử thách? Đoạn văn trên nói về lần thử thách thứ mấy của nhân vật?Câu 3: Nhân vật chính đã giải câu đố trong đoạn văn trên bằng cách nào?Câu 4: Hãy tìm 2 danh từ có trong đoạn văn trên và giải thích nghĩa? Cho biết em đãgiải thích nghĩa của 2 danh từ đó bằng cách nào?Phần II: Tập làm vănCâu 1: Hãy viết một đoạn văn trình bày nội dung văn bản em vừa tìm được ởphần I. Đọc- hiểu.Câu 2 : Kể về một việc tốt mà em đã làm.Phần I: Đọc – hiểuCâu 1-Văn bản: Em bé thông minh- Thể loại: Truyện cổ tích- Một tác phẩm: Thạch SanhCâu 2:- Nhân vật chính: em bé- Có 4 thử thách- Đoạn văn nóiCâu 3:- Giải đáp được câu đố của nhà vua bằng cách khôn khéo khiến vua phải nói ra sự vôlí trong câu đố của mình: giống đực, làm sao mà đẻ đượcCâu 4- 2 DT: vua, làngVua: người đứng đầu nhà nước thời phong kiến [giải thích bằng cách trình bày kháiniệm mà từ biểu thị]Làng: một đơn vị hành chính nhỏ [giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từbiểu thị]23Câu 5Bài học: truyện đưa đến bài học về tinh thần tập thể: Trong một tập thể, mỗi thànhviên phải gắn bó, nương tựa vào nhau để cùng tồn tạiPhần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý: Xác định yêu cầu: Nội dung văn bảnNội dung văn bản- Là câu chuyện kể về một em bé nông dân có trí thông minh hơn người, trải qua đượcnhững thử thách khó khăn bằng trí tuệ dân gian.- Truyện đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười vui vẻ,hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thúy của nhân dân lao động.ĐỀ 14Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhànghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thườnggiúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làmcon. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi ngườichồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.…”[Ngữ văn 6- tập 1]Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào?Câu 2: Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Cho biết khái niệm thểloại đóCâu 3: Kể thêm 3 văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em biết.Câu 4: Hãy tìm 2 danh từ chỉ sự vật và 2 cụm DT trong đoạn văn trênPhần II: Tập làm vănCâu 1 Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu nêu ý nghĩa của chi tiết: Bà con góp gạo nuôiGióng [Thánh Gióng]. Trong đoạn sử dụng ít nhất 1 từ ghép, 1 từ láy [Gạch chân chỉ rõ từng loại]Câu 2 : Quê em đổi mớiPhần I: Đọc – hiểuCâu 124-Văn bản: Thạch SanhCâu 2:- Thể loại: Truyện cổ tích- Khái niệm: Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vậtquen thuộc: Nhân vật bất hạnh; nhân vật thông minh; nhân vật ngu ngốc; nhân vậtdũng sĩ; nhân vật có tà năng kì lạ; nhân vật là động vật.Câu 3:Kể 3 văn bản thuộc thể loại cổ tích: Sọ Dừa, Cây Khế, Em bé thông minhCâu 42 DT: vợ chồng, nhà2 CDT: hai vợ chồng, mọi ngườiPhần II: Tập làm vănCâu 1:HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đềGợi ý:- Gióng lớn lên bằng đồ ăn thức mặc của nhân dân...- Nhân dân ta yêu nước ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc- Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.- Ngày nay trong lễ hội làng Gióng nhân dân tổ chức các cuộc thi nấu cơm, hái cànuôi Gióng.ĐỀ 15Phần I: Đọc – hiểu [3 điểm]Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạntướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu,bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm vàhứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãinhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanhrồi kéo nhau về nước”[SGK Ngữ văn 6 - Tập1 – NXB Giáo dục- trang 65]Câu 1: Đoạn văn trên trích ra từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Chobiết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Hãy kể tên một vănbản đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với truyện đó?Câu 2: Nhân vật chính của văn bản là ai? Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy?Tìm từ láy có trong đoạn văn?25

Video liên quan

Chủ Đề