Bài tập trắc nghiệm Hình học 8 Chương 1

Câu 13:

Cho tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC. Phát biểu nào sau đây sai?

A. DE là đường trung bình của tam giác ABC. 

B. DE song song với BC. 

C. DECB là hình thang cân. 

D. DE có độ dài bằng nửa BC. 

Xem đáp án

Xét tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC

⇒ DE là đương trung bình của tam giác ABC

Hay DE//BC và DE = 1/2BC.

+ Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một cạnh bằng nhau và hai cạnh bên bằng nhau nhưng bài toán này hai góc kề một cạnh đấy không bằng nhau

→ Đáp án C sai.

Chọn đáp án C.

Câu 15:

A. Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh bên của hình thoi. 

B. Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh đối của hình thoi. 

C. Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng tổng hai hai đáy. 

D. Một hình thang có thể có một hoặc nhiều đường trung bình. 

Xem đáp án

Định nghĩa: Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

→ Đáp án A đúng.

+ Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng của hai đáy.

+ Một hình thang thì chỉ có 1 đường trung bình duy nhất.

Chọn đáp án A.

Câu 17:

Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau

A. Đường thẳng đi qua hai đáy của hình thang là trục đối xứng của hình thang đó. 

B. Đương thẳng đi qua hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân. 

C. Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó. 

D. Cả A, B, C đều sai. 

Xem đáp án

Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó.

Chọn đáp án C.

Câu 20:

Chọn phương án sai trong các phương án sau?

A. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành. 

B. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. 

C. Tứ giác có hai góc đối bằng nhau là hình bình hành. 

D. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành. 

Xem đáp án

Dấu hiệu nhận biết hình bình hành.

+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.

⇒ Đáp án C sai.

Chọn đáp án C.

Câu 21:

Chọn phương án đúng trong các phương án sau. 

A. Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh đối song song. 

B. Hình bình hành là tứ giác có các góc bằng nhau. 

C. Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. 

D. Hình bình hành là hình thang có hai cạnh kề bằng nhau. 

Xem đáp án

Trong tính chất của hình bình hành:

Định lí: Trong hình bình hành:

+ Các cạnh đối bằng nhau.

+ Các góc đối bằng nhau.

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

⇒ Đáp án C đúng.

Chọn đáp án C.

Câu 23:

Cho hình bình hành ABCD có BAD^≠90°. Kẻ DH⊥AB, CK⊥ABTìm khẳng định sai? 

A. Tứ giác HKCD là hình bình hành.  

B. AC = DK  

C. ΔDHA = ΔCKB  

D. HA = KB  

Xem đáp án

* Ta có: 

nên DH // CK.

Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD hay HK// CD.

Xét tứ giác HKCD có: DH// CK và HK// CD nên tứ giác HKCD là hình bình hành.

* Xét ΔDHA và ΔCKB có:

DH = CK [vì HKCD là hình bình hành]

AD = BC [vì ABCD là hình bình hành]

Suy ra: ΔDHA = ΔCKB [c.g.c]

Suy ra: HA = KB [ 2 cạnh tương ứng]

Chọn đáp án B

Câu 25:

Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau 

A. Hai điểm được gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O thuộc đoạn nói hai điểm đó. 

B. Hai điểm được gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O các đều hai điểm đó 

C. Hai điểm được gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

D. Hai điểm được gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là đoạn thẳng trung trực của hai điểm đó. 

Xem đáp án

Định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

Chọn đáp án C.

Câu 27:

Chọn phương án sai trong các phương án sau đây

A. Hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau. 

B. Hai góc đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau. 

C. Hai đường thẳng đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau. 

D. Hai tam giác đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau. 

Xem đáp án

Ta có tính chất: Nếu hai đoạn thẳng [góc, tam giác] đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.

Các phương án đúng là:

+ Đáp án A: Hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.

+ Đáp án B: Hai góc đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.

+ Đáp án D: Hai tam giác đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.

→ Đáp án C sai.

Chọn đáp án C.

Câu 30:

Chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau? 

A. Hình chữ nhật là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau. 

B. Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. 

C. Hình chữ nhật là tứ giác có hai góc vuông. 

D. Các phương án trên đều không đúng. 

Xem đáp án

Định nghĩa: Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.

Chọn đáp án B.

Câu 31:

Tìm câu sai trong các câu sau 

A. Trong hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau. 

B. Trong hình chữ nhật có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. 

C. Trong hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau. 

D. Trong hình chữ nhật, giao của hai đường chéo là tâm của hình chữ nhật đó 

Xem đáp án

Định lý trong hình chữ nhật

+ Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau.

+ Hình chữ nhật có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm tại trung điểm mỗi đường.

+ Giao của hình đường chéo của hình chữ nhật là tâm của hình chữ nhật đó.

+ Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông

→ Đáp án C sai.

Chọn đáp án C.

Câu 32:

Các dấu hiệu nhận biết sau, dấu hiệu nào nhận biết chưa đúng? 

A. Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình chữ nhật. 

B. Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật. 

C. Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật. 

D. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. 

Xem đáp án

Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật:

+ Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

+ Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

+ Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

+ Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

⇒ Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường chưa đủ điều kiện để là hình chữ nhật.

Chọn đáp án A.

Câu 33:

Khoanh tròn vào phương án sai 

A. Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền và bằng nửa cạnh huyền. 

B. Trong tam giác, đường trung tuyến với với một cạnh và bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông. 

C. Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh góc vuông không bằng cạnh ấy. 

D. Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì vuông góc với cạnh huyền. 

Xem đáp án

Định lý

+ Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.

+ Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.

⇒ Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì vuông góc với cạnh huyền nếu tam giác vuông đó là tam giác vuông cân.

Chọn đáp án D.

Câu 35:

Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau?

A. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến một điểm tùy ý trên đường thẳng kia.

B. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là độ dài từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến một điểm tùy ý trên đường thẳng kia. 

C. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia 

D. Các ba đáp án trên đều sai. 

Xem đáp án

Định nghĩa: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia. h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b.

Chọn đáp án C.

Câu 36:

Chọn phương án đúng trong các phương án sau 

A. Các điểm cách đường thẳng b một khoảng cho trước bằng h nằm trên một đường thẳng song song với b và cách b một khoảng bằng h. 

B. Các điểm cách đường thẳng b một khoảng cho trước bằng h nằm trên hai đường thẳng song song với b và cách b một khoảng bằng h 

C. Các điểm cách đường thẳng b một khoảng cho trước bằng h nằm trên ba đường thẳng song song với b và cách b một khoảng bằng h 

D. Cả ba đáp án đều sai. 

Xem đáp án

Tính chất:

Các điểm cách đường thẳng b một khoảng bằng h nằm trên hai đường thẳng song song với b và cách b một khoảng bằng h.

Nhận xét: Từ định nghĩa về khoảng cách hai đường thẳng song song và tính chất trên ta có: Tập hợp các điểm cách một đường thẳng cố định một khoảng bằng h không đổi là hai đường thẳng song song với đường thẳng đó và cách đường thẳng đó một khoảng bằng h.

Chọn đáp án B.

Câu 39:

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai về hình thoi ?

A. Hai đường chéo bằng nhau. 

B. Hai đường chéo vông góc và là các đường phân giác của các góc hình thoi. 

C. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. 

D. Hình thoi có 4 cạnh bằng nhau. 

Xem đáp án

Định lí: Trong hình thoi:

+ Hai đường chéo vuông góc với nhau.

+ Hai đường chéo là các đường phân giác các góc của hình thoi.

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

⇒ Đáp án A sai.

Chọn đáp án A.

Câu 42:

Các phương án sau, phương án nào sai? 

A. Các trung điểm của bốn cạnh hình chữ nhật là các đỉnh của một hình thoi. 

B. Các trung điểm của bốn cạnh hình thoi là bốn đỉnh của hình chữ nhật. 

C. Giao điểm của hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi đó. 

D. Hình thoi của bốn trục đối xứng. 

Xem đáp án

Định lí:

+ Hai thoi có hai trực đối xứng là hai đường chéo của hình thoi.

+ Có một tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo.

Mở rộng:

+ Trong hình chữ nhật, các trung điểm của các cạnh hĩnh chữ nhật là các đỉnh của một hình thoi.

+ Trong hình thoi, các trung điểm của bốn cạnh hình thoi là các hình chữ nhật.

⇒ Đáp án D sai.

Chọn đáp án D.

Câu 43:

Hãy khoan tròn vào phương án đúng nhất trong các phương án sau ?

A. Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. 

B. Hình vuông là tứ giác có 4 góc bằng nhau. 

C. Hình vuông là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau. 

D. Hình vuông là tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau. 

Xem đáp án

+ Tứ giác có 4 góc vuông là hình chữ nhật

Hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau là hình vuông.

⇒ Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.

Chọn đáp án A.

Câu 44:

Hãy chọn đáp án sai trong các phương án sau đây ? 

A. Trong hình vuông có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. 

B. Trong hình vuông có hai đường chéo không vuông góc với nhau. 

C. Trong hình vuông thì hai đường chéo đồng thời là hai trục đối xứng của hình vuông. 

D. Trong hình vuông có hai đường chéo vuông góc với nhau và bằng nhau. 

Xem đáp án

+ Trong hình vuông có hai đường chéo vuông góc với nhau, bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

+ Hai đường chéo trong hình vuông đồng thời là trục đối xứng của hình vuông đó.

⇒ Đáp án B sai.

Chọn đáp án B.

Câu 45:

Trong các dấu hiệu nhận biết sau thì dấu hiệu nào không đủ điều kiện để tứ giác là hình vuông?

A. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông. 

B. Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông. 

C. Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông. 

D. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. 

Xem đáp án

Dấu hiệu nhận biết hình vuông:

+ Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.

+ Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.

+ Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác một góc là hình vuông.

+ Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.

+ Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.

⇒ Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau thì không là hình vuông.

⇒ Đáp án D sai.

Chọn đáp án D.

Câu 46:

Tìm câu nói đúng khi nói về hình vuông? 

A. Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi. 

B. Hình thoi có một góc vuông là hình vuông. 

C. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. 

D. Các phương án đều đúng. 

Xem đáp án

Dấu hiệu nhận biết hình vuông:

+ Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.

+ Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.

+ Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác một góc là hình vuông.

+ Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.

+ Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.

⇒ Hình vuông vừa là hình chữ nhật, cũng vừa là hình thoi.

⇒ Cả 3 phương án đều đúng.

Chọn đáp án D.

Câu 53:

Tìm giá trị của x từ các thông tin trên hình sau ?

Xem đáp án

Câu 58:

Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao BD, CE. Gọi H, K lần lượt là các chân đường cao kẻ từ kẻ từ B và C đến đường thẳng DE. Chứng minh rằng HE = DK.

Xem đáp án

Vì BD, CE là đường cao của tam giác ABC nên

 do đó Δ BDC vuông tại D, Δ CEB vuông tại E.

Gọi M là trung điểm của BC

⇒ DM, EM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của Δ BDC và Δ CEB.

Áp dụng tính chất của đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của hai tam giác trên ta được:

⇒ DM = EM ⇒ Δ MDE cân tại M.

Từ giả thiết ta có tứ giác BHKC là hình thang vuông nên vẽ MI ⊥ DE thì BH//MI//CK    [ 1 ] [vì cùng vuông góc với đường thẳng DE]

Mà ta có BM = MC    [ 2 ] [do ta vẽ hình trên]

Từ [ 1 ],[ 2 ] suy ra BH, MI, CK là ba đường thẳng song song cách đều nên chúng chắn trên đường thẳng HK hai đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau là HI = IK    [ 3 ].

Áp dụng tính chất của đường cao ứng với cạnh đáy của tam giác cân MDE ta được:

EI = ID    [ 4 ].

Trừ theo vế đẳng thức [ 3 ] cho [ 4 ], ta được: HE = DK.

Câu 63:

Tính chiều cao BH của hình thang cân ABCD, biết AC ⊥ BD và hai cạnh đáy AB = a, CD = b. Từ đó suy ra cách vẽ hình.

Xem đáp án

Kẻ Bx ⊥ BD cắt DC tại E, do cùng với vuông góc với BD.

Hình thang ABEC có hai cạnh bên song song, nên AC = BE    [ 1 ] và hai đáy AB = CE = a.

Suy ra DE = DC + CE = a + b

Lại có: AC = BD [vì là đường chéo của hình thang cân]       [ 2 ]

Từ [ 1 ] và [ 2 ] suy ra BD = BE nên tam giác BDE vuồn cân tại B.

Do BH vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến của tam giác BDE, nên

Lúc đó tam giác BDH vuông cân tại H.

Vậy BH = [a + b]/2.

Cách vẽ hình:

+ Bước 1: Vẽ Δ BDE vuông cân tại B có đường cao BH và DE = a + b.

+ Bước 2: Kẻ Bx//DE. Lấy C ∈ HE sao cho CE = b.

+ Bước 3: Kẻ Cy//DE cắt Bx tại A. Ta được hình thang thỏa mãn yêu cầu bài cho.

Câu 67:

Cho hình thang vuông ABCD có A^=D^=900 và CD = 2AB. Kẻ DE ⊥ AC, gọi I là trung điểm của EC. Chứng minh rằng BID^=900.

Xem đáp án

Vẽ BH ⊥ DC thì tứ giác ABHD có ba góc vuông là A^=D^=H^=900 nên nó là hình chữ nhật.

Áp dụng tính chất về cạnh và giả thiết về hình chữ nhật ABHD ta được:

Lại có IE = IC       [ 2 ]

Từ [ 1 ], [ 2 ] suy ra HI là đường trung bình của tam giác DCE.

Áp dụng định lý về được trung bình trong tam giác DCE ta được HI//DE do DE ⊥ AC theo giả thiết nên HI ⊥ AC hay tam giác AIH vuông tại I.

+ Trong hình chữ nhật ABHD có

là đường trung tuyến của hai tam giác vuông AIH và BID.

Mặt khác ta lại có:

Điều đó chứng tỏ trong tam giác BID có IO là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền và bằng nửa cạnh ấy nên nó là tam giác vuông tại I.

Vậy BID^=900

Video liên quan

Chủ Đề