Bài 1.6, 1.7, 1.8, 1.9, 1.10 phần bài tập bổ sung trang 139 sbt toán 6 tập 1

Cho đoạn thẳng \[MN = 14cm,\] điểm \[P \] nằm giữa hai điểm \[M, N\] và \[MP = 4cm,\] điểm \[Q\] nằm giữa hai điểm \[P, N\] sao cho \[MP = QN.\] Gọi \[R, S\] tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng \[MP, NQ.\] Khi đó độ dài của đoạn thẳng \[SR\] bằng
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài I.6
  • Bài I.7
  • Bài I.8
  • Bài I.9
  • Bài I.10

Bài I.6

Cho ba điểm \[M, N, P\] thẳng hàng và điểm \[N \] nằm giữa hai điểm \[M, P.\] Gọi \[E\] và \[F\] tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng \[MN, NP.\] Biết \[MN = 3cm. NP = 7cm.\] Khi đó, độ dài của đoạn \[EF\] bằng

[A] \[4cm;\] [B] \[5cm;\]

[C] \[3,5cm;\] [D] \[2cm.\]

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+ Hai điểm \[A,B\] lần lượt thuộc hai tia đối nhau \[Ox\] và \[Oy\] thì điểm \[O\] nằm giữa hai điểm \[A\] và \[B\]

+ Nếu điểm \[M\] nằm giữa hai điểm \[A\] và \[B\] thì \[AM + MB = AB.\]

+ Nếu điểm \[M\] là trung điểm đoạn thẳng \[AB\] thì \[AM=BM=\dfrac{AB}{2}\]

Lời giải chi tiết:

Vì \[E\] là trung điểm đoạn \[MN\] nên \[EN=MN:2\]\[=3:2=1,5cm.\]

Vì \[F\] là trung điểm đoạn \[NP\] nên \[NF=NP:2\]\[=7:2=3,5cm.\]

Vì \[N\] nằm giữa \[M\] và \[P\] nên hai tia \[NM\] và \[NP\] đối nhau. [1]

Lại có\[E\] là trung điểm đoạn \[MN\] nên \[E\] thuộc tia \[NM;\]\[F\] là trung điểm đoạn \[NP\] nên \[F\] thuộc tia \[NP.\] Kết hợp với [1] ta suy ra \[N\] là điểm nằm giữa \[E\] và \[F.\]

Do đó \[EF=EN+NF\]\[=1,5+3,5=5cm\]

Vậy \[EF=5cm.\]

Chọn [B]

Bài I.7

Trên tia \[Oz\]vẽ hai đoạn thẳng là \[OH = 3cm\] và \[OK = 7cm.\] Trên tia đối của tia \[Oz \]vẽ đoạn thẳng \[OL = 5cm.\] Gọi \[U\]và \[V\]tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng \[HK, HL.\] Khi đó, độ dài của đoạn thẳng \[UV\] bằng

[A] \[6cm;\] [B] \[5cm;\]

[C] \[4cm;\] [D] \[1cm.\]

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+ Hai điểm \[A,B\] lần lượt thuộc hai tia đối nhau \[Ox\] và \[Oy\] thì điểm \[O\] nằm giữa hai điểm \[A\] và \[B\]

+ Trên tia \[Ox\] có \[OM=a;ON=b\]. Nếu \[0

Chủ Đề