Bà bầu ăn khoai lang mật có tốt không

Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể của mẹ bầu cần nhiều dưỡng chất hơn để thai nhi phát triển toàn diện. Khoai lang là một trong những thực phẩm đặc biệt tốt cho cả mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu có nên ăn khoai lang? Ăn khoai lang như thế nào tốt nhất? Hãy cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu những chia sẻ dưới đây nhé!

Mục lục

  • 1 Phụ nữ mang thai có nên ăn khoai lang?
  • 2 Bà bầu nên ăn khoai lang vào thời điểm nào trong ngày?
    • 2.1 Bà bầu có nên ăn nho? Chớ vội bỏ qua 7 siêu lợi của trái nho với mẹ và bé
  • 3 Tác dụng của khoai lang với mẹ và thai nhi
    • 3.1 Tăng sức đề kháng thai kỳ
    • 3.2 Hỗ trợ phòng ngừa táo bón hiệu quả
    • 3.3 Ngăn ngừa triệu chứng ốm nghén
    • 3.4 Kiểm soát cân nặng thai kỳ
    • 3.5 Phòng ngừa bệnh tiểu đường
    • 3.6 Tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi
  • 4 Bà bầu ăn khoai lang quá nhiều ảnh hưởng ra sao?

Phụ nữ mang thai có nên ăn khoai lang?

Bà bầu có nên ăn khoai lang trong thời gian mang thai? Khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể để thai nhi phát triển toàn diện. Thế nhưng, liệu bà bầu ăn khoai lang có tốt?

Theo đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn khoai lang trong thai kỳ. Bởi khoai lang là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Cụ thể trong 200g khoai lang có chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Vitamin A – 1,9mg
  • Vitamin C – 39,2mg
  • Chất xơ thực phẩm – 6,6g
  • Vitamin B3 – 3mg
  • Thiamine – 0,2mg
  • Vitamin B2 – 0,2mg
  • Mangan – 1 mg
  • Đồng – 0,3mg
  • Vitamin B5 – 1,8mg
  • Pyridoxine – 0,6mg
  • Vitamin B7 – 8,6mg
Bà bầu có nên ăn khoai lang trong thai kỳ? Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn khoai lang trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn khoai lang vào thời điểm nào trong ngày?

Trong khoai lang chứa nhiều tinh bột, dễ tiêu hóa nhưng không ăn đúng thời điểm chắc chắn bà bầu sẽ bị tăng cân, béo phì. Do đó, mỗi ngày bà bầu chỉ nên ăn khoai lang ở mức độ vừa phải vào buổi sáng hoặc buổi trưa.

Vì khi ăn vào hai khoảng thời gian này, cơ thể sẽ cần 4 đến 5 tiếng đồng hồ để tiêu hóa hết lượng tinh bột và canxi trong khoai lang. Ngoài ra, ăn vào thời điểm sáng và trưa, cơ thể sẽ nhanh chóng hấp thụ được toàn bộ canxi có lợi cho sức khỏe. Lưu ý bà bầu không ăn khoai lang vào buổi tối sẽ bị khó tiêu, đầy bụng.

Mặc dù khoai lang là món ăn tốt cho sức khỏe của bà bầu nhưng mẹ nên tránh ăn quá nhiều. Nên ăn khoai lang đã luộc chín, hạn chế ăn khoai lang sống dễ bị tiêu chảy.

Kết hợp ăn khoai lang cùng nhiều thực phẩm khác như: rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi… để cơ thể luôn khỏe mạnh và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi.

Bà bầu có nên ăn nho? Chớ vội bỏ qua 7 siêu lợi của trái nho với mẹ và bé

Tác dụng của khoai lang với mẹ và thai nhi

Phụ nữ mang thai nếu đảm bảo ăn khoai lang đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích đặc biệt tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của khoai lang, cụ thể như sau:

Tăng sức đề kháng thai kỳ

Trong thai kỳ, sức khỏe của bà bầu thường yếu hơn so với người bình thường. Khoai lang cung cấp nhiều vitamin C, vitamin D và sắt. Đây đều là những dưỡng chất có tác dụng tăng sức đề kháng, bảo vệ thai phụ khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Hỗ trợ phòng ngừa táo bón hiệu quả

Táo bón là triệu chứng điển hình nhất khi mang thai. Khoai lang mang tới hàm lượng chất xơ dồi dào cùng các axit amin hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón thai kỳ hiệu quả.

Ngăn ngừa triệu chứng ốm nghén

Vitamin B6 có trong khoai lang vừa có tác dụng ngăn ngừa ốm nghén vừa góp phần hình thành máu hiệu quả. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung trung bình từ 1 củ khoai lang mỗi ngày sẽ đảm bảo cung cấp đủ 1.9mg vitamin B6.

Kiểm soát cân nặng thai kỳ

Nếu mẹ đang băn khoăn không biết nên bổ sung loại thực phẩm nào vừa đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi vừa không tăng cân nhanh, hãy lựa chọn khoai lang. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang sẽ mang tới cảm giác no lâu. Từ đó, hạn chế tối đa lương thực nạp vào cơ thể hàng ngày.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí dinh dưỡng Mỹ cho biết, bà bầu ăn khoai lang còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Bởi lượng đường trong khoai lang khi vào cơ thể đã được chuyển hóa thành đường trong máu.

Tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi

Ngoài thịt và trứng, khoai lang cung cấp choline dồi dào. Chất này có vai trò quan trọng với sự phát triển trí não của thai nhi. Bổ sung choline cho cơ thể thường xuyên góp phần ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.

Xem thêm bài viết: Bà bầu có nên ăn vải? Cách chọn vải tươi ngon cho bà bầu?

Khoai lang mang tới nhiều tác dụng đặc biệt tốt cho mẹ và bé

Bà bầu ăn khoai lang quá nhiều ảnh hưởng ra sao?

Biết được bà bầu có nên ăn khoai lang là một chuyện nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được tác hại mà thực phẩm này gây ra nếu ăn quá nhiều. Nếu bà bầu ăn khoai lang quá nhiều trong ngày dễ bị ngộ độc vitamin A, gây sỏi thận, gây đau dạ dày, khó tiêu và đầy hơi. Do chứa nhiều tinh bột nên ăn khoai lang quá nhiều dễ bị tăng cân mất kiểm soát.

Với bài viết này, Bảo Hà Spa hi vọng bạn đọc đã tìm được câu trả lời bà bầu có nên ăn khoai lang không? Ăn khoai lang như thế nào đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Bà bầu ăn khoai lang có tác dụng gì?

Khoai lang có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của mẹ bầu. Khoai lang sẽ cung cấp beta carotene - hoạt chất giúp chuyển hóa vitamin A, giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Khoai lang cũng rất giàu Vitamin nhóm B, giúp hệ thần kinh của bé trong bụng mẹ hoàn thiện hơn.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày?

Mỗi ngày bà bầu chỉ nên ăn 1 củ khoai langnên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Nguyên nhân là do lượng canxi trong khoai lang phải mất 4 – 5 giờ để tiêu hóa.

Khoai lang mật chứa chất gì?

Khoai lang chỉ chứa 0,1mg chất béo, rất lợi giúp ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Đặc biệt, trong khoai lang cũng không chứa lượng cholesterol gây hại cho cơ thể.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con?.
Thịt nạc. Thịt lợn, thịt gà hay thịt bò đều là những nguồn cung cấp protein rất tốt. ... .
Trứng. ... .
Khoai lang. ... .
Các loại rau tốt cho bà bầu. ... .
Sữa và các sản phẩm từ sữa. ... .
Các loại trái cây. ... .
Dầu gan cá.

Chủ Đề