Cấu trúc nội dung của kế hoạch dạy học

Bất kể một môn học nào cũng cần phải tuân theo một kế hoạch giảng dạy cụ thể để đảm bảo quy trình dạy theo đúng yêu cầu giáo dục và phát huy hiệu quả tốt nhất cho hoạt động dạy và khám phá kiến thức của học sinh và môn Toán tiểu học cũng không ngoại lệ . Vậy thì cấu trúc kế hoạch dạy – học môn Toán được áp dụng và thực hiện thế nào mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Hoạt động khởi động và kết nối

Để thực hiện hoạt động này giáo việc cần tiến hành các công việc như sau :

Tổ chức xây dựng môi trường học tập thân thiện, thoải mái và chuẩn bị tinh thần cho các em dễ dàng và thuận tiện nhất khi bắt đầu học môn toán.

Tổ chức xây dựng môi trường học tập thân thiện

Sử dụng hình thức tích hợp lồng ghép kiến thức cũ và mới với nhau, kiểm tra bài cũ cũng là cách mở đầu hiệu quả để củng cố kiến thức cho các em về tiết học trước.

 Đánh giá nhiệm vụ học tập của học sinh như có chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp hoặc đã hoàn thiện bài tập về nhà đầy đủ hay không để theo dõi một cách toàn diện về kiến thức và cả kỹ năng của các em đối với môn học.

Giáo viên nên chuẩn bị tài liệu và các đồ dùng cho học tập như thước kẻ, compa, mô hình toán học để bổ trợ cho công tác giảng dạy của mình được diễn ra như mong đợi.

Hoạt động tìm hiểu và khám phá

Hoạt động khám phá ở đây chính là khám phá kiến thức từ bài học mới từ những bản kế hoạch đã được vạch ra trước đó bao gồm các nội dung chi tiết chẳng hạn như tiến trình dạy học, phương pháp giảng dạy chủ yếu, hoạt động giáo viên và học sinh trong lớp, phương tiện, công cụ sử dụng,…

Hoạt động tìm hiểu và khám phá

Hoạt động tìm hiểu bao gồm khâu chuẩn bị và nghiên cứu giúp khai thác tối đa nguồn kiến thức và có nhiều ý tưởng dạy học vui tươi hơn không quá thô cứng với những con số.

Hoạt động luyện tập cơ bản

Hoạt động luyện tập cơ bản sẽ tạo nên sự kết nối giữa áp dụng kiến mới khám phá với luyện tập cơ bản để củng cố và khắc sâu kiến thức giai đoạn 2.

Trong hoạt động này giáo viên có vai trò chủ đạo trong viên hướng dẫn các em thực thi những nhiệm vụ học tập được giao trong môn học nhằm phát huy tối đa vai trò của học sinh trong việc xây dựng môn Toán hiệu quả.

Hoạt động luyện tập cơ bản

Sau đó giáo viên nên thường xuyên tìm hiểu và nghiên cứu các cách thức giảng dạy và các dạng bài tập mới lạ cách thứ ra đề và phương pháp giải bài tối giản nhất để có tư liệu trao đổi và trình bài với giáo viên bộ môn nhằm thống nhất và tạo ra các phương pháp dạy Toán toàn diện.

Hoạt động thực hành

Giúp hỗ trợ các em có thể vận dụng linh hoạt kiến thức đã học kỹ năng đã khám phá ở hoạt động 2 và hoạt động 3.

Hoạt động thực hành

Trong hoạt động này là giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn các em thực hiện theo đúng yêu cầu đặt ra và biết linh hoạt trong quá trình giảng giải bài tập.

Hoạt động sau giờ học

Để thực hiện được hoạt động này, giáo viên nên đưa ra các bảng chỉ dẫn để giải quyết công việc. Đồng thời tạo ra điều kiện gắn kết nội dung đã được học trên lớp vào trong các hoạt động thực tế của cuộc sống của các em.

Hoạt động sau giờ học

Hoạt động này còn giúp các em hình thành tính tự lực, thích ứng hoặc tự mình xây dựng nên các kế hoạch hợp tác với những đối tượng khác.

Tóm lại Toán học là bộ môn quan trọng trong chương trình giảng dạy của các cấp học. Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán sẽ có tác động rất lớn trong việc hình thành khả năng tư duy, năng lực toán học của các em học sinh chính vì thế giáo viên nên hết sức cẩn thận trong việc thực hiện các hoạt động để giáo dục các em một cách toàn diện nhất. 

Đây là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức dạy học phát triển năng lực cho học sinh. Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, công sức trong giai đoạn này. Để xây dựng kế hoạch dạy học nhằm tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh giáo viên cần thực hiện các bước cơ bản sau:

- Bước 1: Tìm hiểu đối tượng học sinh

Mỗi học sinh có phong cách học tập, trình độ nhận thức và tâm sinh lí phát triển khác nhau. Vì vậy việc tìm hiểu đối tượng học sinh tạo điều kiện cho giáo viên bước đầu nắm bắt được tâm lí của các em. Đây là cơ sở để xây dựng những hoạt động học tập đáp ứng nhu cầu của người học, thu hút tối đa sự chú ý của học sinh, kích thích tính tò mò và tích cực tham gia hoạt động học tập. Để tìm hiểu về đối tượng HS, GV có thể nghiên cứu thông qua hồ sơ học sinh, thông qua quan sát hoặc phiếu khảo sát để hiểu hơn về mong muốn, sở thích và phong cách học tập của HS.

Ví dụ: Đối tượng HS thích học thông qua hình ảnh và video, GV tăng cường các hoạt động học tập sử dụng hình ảnh và video để HS hứng thú và tích cực hơn trong quá trình học tập. Hoặc dựa vào trình độ nhận thức của HS, GV có thể thiết kế bài tập có tính phân hoá phù hợp với từng nhóm HS khá giỏi, trung bình.

- Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học

Mục tiêu bài học là yếu tố cơ bản đầu tiên phải xác định khi tổ chức dạy học phát triển năng lực cho học sinh. Bởi vì, quá trình dạy học phải xuất phát từ mục tiêu bài học và muốn biết được quá trình dạy học có hiệu quả hay không cũng cần căn cứ vào mức độ học sinh đạt được mục tiêu bài học đã đề ra. Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng và khả năng của từng lớp học, giáo viên cần xác định mục tiêu cụ thể cho từng bài học về các mặt: yêu cầu cần đạt, phẩm chất và năng lực. Mỗi bài học sẽ có những mục tiêu với mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi học sinh, mỗi lớp học cũng có những trình độ nhận thức, phong cách học tập khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần xác định mục tiêu bài học một cách cụ thể và phù hợp nhất đối với học sinh để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao.

Ví dụ: Mục tiêu của bài 5 “Vũ Trụ, hệ Mặt Trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất” được xác định như sau

1. Yêu cầu cần đạt

- Trình bày được khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống. - Năng lực đặc thù của môn Địa lí:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Định hướng không gian thông qua xác định vị trí của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ của địa lí học thông qua khai thác tài liệu tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ thực tiễn về các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập [cá nhân/nhóm]

- Bước 3: Thiết kế các hoạt động học tập

Sau khi xác định được mục tiêu bài học, giáo viên cần dựa vào nội dung chương trình, nội dung của bài học và mục tiêu đã đề ra để thiết kế các hoạt động học tập. Một bài học hoặc một chủ đề có thể có một hoặc một vài hoạt động học tập.

Để thiết kế các hoạt động học tập, giáo viên cần nắm vững được kiến thức của bài học hoặc chủ đề; từ đó, xác định các hoạt động sao cho phù hợp nhất với mục tiêu bài học và cấu trúc nội dung chương trình và bài học. Nếu trong một bài học có quá nhiều hoạt động học tập sẽ khiến học sinh mệt mỏi và khó theo dõi trong việc liên tục

chuyển nội dung học tập, nội dung bài học bị chia nhỏ lẻ, không khoa học. Nhưng nếu có quá ít hoạt động học tập so với nội dung kiến thức sẽ khiến học sinh cảm thấy nặng nề và nhàm chán.

Bên cạnh đó, khi thiết kế hoạt động học tập GV cần chú ý đến việc lựa chọn các phương pháp/kĩ thuật dạy học phù hợp. Vì, không có phương pháp và kĩ thuật dạy học nào phù hợp với tất cả nội dung hay hoạt động học tập. Có phương pháp dạy học chỉ phù hợp với hoạt động củng cố, có những phương pháp dạy học lại phù hợp với việc dạy học theo chủ đề,… Để xác định phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp, giáo viên cần có những hiểu biết về các kĩ thuật dạy học như: khái niệm, quy trình vận dụng, ưu nhược điểm, phù hợp với nội dung kiến thức nào,… Không chỉ vậy, giáo viên cần liên tục trau dồi kĩ năng vận dụng đa dạng các loại kĩ thuật dạy học trong quá trình dạy học để tránh việc gây nhàm chán đối với học sinh, đồng thời tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

Các phương tiện và thiết bị dạy học cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học, nó góp phần làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học. Đặc biệt đối với Địa lí – bộ môn có tính thực tiễn cao, việc sử dụng các phương tiện và thiết bị làm tăng tính khách quan, thực tiễn trong bài dạy, thu hút học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập. Dựa vào mục tiêu, nội dung và kĩ thuật dạy học, giáo viên sẽ chuẩn bị những phương tiện và thiết bị cho bài học.

Các bước tiến hành và nhiệm vụ của học sinh là yếu tố cuối cùng giáo viên cần xác định trong bước thiết kế các hoạt động học tập. Trong đó, các bước tiến hành cần được xác định một cách rõ ràng, có tính hệ thống và logic. Quá trình tiến hành được thực hiện lần lượt từ hoạt động 1 đến hoạt động 2 và hoạt động 3,… Trong mỗi hoạt động sẽ có các bước tiến hành cụ thể và rõ ràng. Mỗi hoạt động nhận thức sẽ có từ 4 bước: bước 1 giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh; bước 2 học sinh thực hiện nhiệm vụ [thảo luận nhóm, làm việc theo cặp, cá nhân,…]; bước 3 học sinh trình bày kết quả và trao đổi, bổ sung cho nhau; bước 4 giáo viên nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa lại kiến thức.

Bên cạnh đó, giáo viên khi xác định nhiệm vụ cho học sinh cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Cần tránh trường hợp, nhiệm vụ giao cho học sinh bị dài dòng, mơ hồ, khó hiểu khiến học sinh hoang mang. Điều này làm giảm đi hiệu quả của quá trình học

tập. Ngoài ra, khi xác định nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên cần dựa vào trình độ nhận thức của các em, tránh trường hợp nhiệm vụ quá dễ hoặc quá khó.

Đồng thời, trong quá trình xác định các bước tiến hành, GV cần chú ý tới việc đánh giá quá trình học tập của học sinh. Đánh giá quá trình là một phần của tiến trình dạy học. Hình thức đánh giá này giúp cung cấp thông tin cần có để điều chỉnh việc dạy và học. Những điều chỉnh này giúp đảm bảo học sinh đạt được các mục tiêu học tập.

Ví dụ: Bài 5 “Vũ Trụ, hệ Mặt Trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất” gồm các hoạt động học tập sau:

- Hoạt động mở đầu: GV tổ chức trò chơi ô chữ với các từ khoá là những nội dung liên quan đến bài học như: hình cầu, thứ 3, đường xích đạo, chuyển động đường kinh tuyến, 24 giờ.

- Hoạt động hình thành kiến thức mới gồm có 2 hoạt động

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Trong hoạt động này, GV có thể sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại gợi mở. GV yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Đồng thời, đưa ra những câu hỏi để HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất.

Trong hoạt động này, GV có thể sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm. GV có thể chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS nghiên cứu về những hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất và vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện những hệ quả này. Trong bước này cần có các phương tiện, thiết bị dạy học như quả địa cầu, hình ảnh, video để HS quan sát và nghiên cứu.

- Hoạt động luyện tập: GV sử dụng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để HS ôn tập lại nội dung kiến thức của toàn bài.

- Hoạt động vận dụng: HS trả lời câu hỏi “Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục thì điều gì sẽ xảy ra?”.

Chủ Đề