Api ở các sàn giao dịch là gì năm 2024

sẽ là công cụ hỗ trợ đặc lực cho lập trình viên góp phần làm tăng tương tác tối đa giữa phần mềm và người dùng. Vậy API là gì, API là viết tắt của từ gì, API có những ứng dụng gì trong thực tiễn mà được nhiều người sử dụng như vậy? Cùng CareerViet tìm hiểu rõ hơn về API nhé!

API là gì? Tổng hợp những khái niệm về API

Để hiểu rõ về bản chất của API, hãy cùng CareerViet điểm nhanh qua một số khái niệm liên quan đến API nhé!

API nghĩa là gì?

Api ở các sàn giao dịch là gì năm 2024

API là gì? (Nguồn Internet)

API là viết tắt của từ gì? API là viết tắt của từ Application Programming Interface, hiểu theo nghĩa tiếng Việt là giao diện lập trình ứng dụng. API đóng vai trò như một sợi dây kết nối hỗ trợ việc trao đổi các dữ liệu giữa các phần mềm với nhau. Ngoài ra API còn có khả năng cung cấp việc truy xuất đến cùng các hàm hay dùng. Chỉ cần có Internet là API có thể kết nối được mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên bạn sẽ tốn rất nhiều chi phí để có thể chỉnh sửa, vận hành API.

Xem thêm: Git là gì? Tìm hiểu các lệnh Git cơ bản lập trình viên cần biết

API web là gì?

API web hay còn gọi là web API, API dịch vụ web có vai trò xử lý thông tin ứng dụng giữa máy chủ và trình duyệt web. Nhờ API Web, các dữ liệu được trao đổi qua lại cho phép các ứng dụng khác nhau có thể giao tiếp được với nhau. Thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS, các dữ liệu này sẽ được trả lại dưới dạng JSON hoặc XML. Cần lưu ý rằng tất cả dịch vụ web đều là API nhưng không có nghĩa là tất các API đều là dịch vụ web.

API REST là gì?

API REST (REpresentational State Transfer) - Chuyển trạng thái đại diện, được tiến sĩ của Roy Thomas Fielding thiết kế vào năm 2000. REST là một dạng chuyển đổi của cấu trúc dữ liệu, thực hiện quy trình xử lý dữ liệu bằng việc gửi một yêu cầu dạng HTTP bao gồm tập hợp hàm như GET, PUT, DELETE,... đến với một URL.

Tính năng đặc trưng của API REST là tính không trạng thái. Điều năng có nghĩa là máy chủ sẽ không lưu trữ dữ liệu của máy khách giữa các yêu cầu. API Rest không được coi là một công nghệ mà là một giải pháp hỗ trợ quá trình tạo ra các ứng dụng web services.

Khái niệm Cổng API (API Gateway) là gì?

Api ở các sàn giao dịch là gì năm 2024

API Gateway là cổng trung gian liên kết giữa client và backend service (Nguồn Internet)

API Gateway được coi là một cổng trung gian, là một công cụ quản lý API nằm giữa các máy khách (client) và nhóm backend service. API Gateway sẽ tiếp nhận những request từ phía client, sau đó tìm nạp, chỉnh sửa, xác thực, tổng hợp và điều hướng gửi chúng đến backend service. Không chỉ có nhiệm vụ là proxy request, API Gateway sẽ đảm nhận luôn các vai trò khác như monitoring, bảo mật API, phân tích số lượng request và tình trạng hệ thống phía sau.

API Key là gì?

API Key là chìa khóa cấp quyền cho các phần mềm, ứng dụng nhận diện và làm việc với nhau một cách hiệu quả nhất.

API hoạt động như thế nào?

Api ở các sàn giao dịch là gì năm 2024

Quá trình hoạt động của API (Nguồn Internet)

API hoạt động theo mô hình System - System interaction, tương tác giữa các hệ thống với nhau. API hoạt động qua 4 bước cơ bản:

  • Xây dựng URL PAI bằng cách thông qua giao thức quen thuộc HTTP hoặc HTTPS, API sẽ được gửi thông tin đến máy chủ cung cấp nội dung, dịch vụ.
  • Máy chủ sẽ thực hiện quá trình kiểm tra xác thực nếu cần thiết, sau đó tìm đến nguồn tài nguyên phù hợp để tạo nội dung trả về sao cho thích hợp.
  • Máy chủ sẽ trả lại kết quả thông qua HTTP hoặc HTTPS dưới định dạng JSON hoặc XML.
  • Tại website, ứng dụng smartphone của bạn (nơi yêu cầu ban đầu), sau khi nhận dữ liệu trả về sẽ tiến hành phân tích và thực hiện các hành động tiếp theo trong quá trình như lưu và hiển thị dữ liệu,...

Xem thêm: Blockchain là gì? Tìm hiểu về công nghệ Blockchain và ứng dụng

Ứng dụng của API là gì?

Ứng dụng trong Web API

Các hệ thống website thường sử dụng web API để kết nối, lấy dữ liệu hoặc thực hiện các thay đổi, cập nhật thông tin cho cơ sở dữ liệu. Một số webservice sử dụng API như Facebook, Zalo, Twitter,.. Khi bạn đăng nhập vào các trang web này tức là ứng dụng trên điện thoại di động của bạn đang lấy dữ liệu thông qua API, bạn đang gián tiếp gọi đến API. Ngày nay, hầu hết các API đều được thiết kế theo chuẩn RESFul.

Ứng dụng của API trên hệ điều hành

Để bên thứ 3 có thể phát triển cho một hệ điều hành nào đó thì hệ điều hành đó phải xây dựng một hệ thống API. Nhà phát hành sẽ cung cấp những tài liệu mô tả chi tiết từng API, đặc tả các hàm, phương thức cũng như các giao thức kết nối. Qua đó lập trình viên sẽ dễ dàng tạo ra các phần mềm, ứng dụng tương tác với hệ điều hành.

Tìm hiểu về API của thư viện phần mềm hay framework

API là phương pháp duy nhất để thư viện cung cấp các mô tả và quy định mong muốn các hành động cần thiết. Có nhiều cách để triển khai một API và API còn hỗ trợ một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình này có thể được viết bằng ngôn ngữ lập trình khác bằng cách truy cập vào tài nguyên của thư viện.

Đặc điểm nổi bật của API là gì?

Api ở các sàn giao dịch là gì năm 2024

Đặc điểm nổi bật của API (nguồn Internet)

Có khả năng tự động hóa sản phẩm

Web API sẽ hỗ trợ người dùng tự động hóa quá trình quản lý công việc, phân chia và cập nhật các nguồn công việc nhanh chóng, từ đó thúc đẩy quá trình làm việc, đem lại hiệu quả cao hơn.

Tích hợp vô cùng linh động, dễ dàng

Nếu được cấp quyền, API sẽ dễ dàng truy cập và lấy thông tin từ bất kỳ website nào, giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng. Hiểu theo cách đơn giản, API được ví như một chiếc cổng và qua đó các công ty có thể chia sẻ thông tin một cách tự do nhưng vẫn hạn chế được những yêu cầu không mong muốn, tránh rủi ro.

Thông tin thời gian thực được cập nhật linh hoạt

API được thiết kế với chức năng thay đổi và cập nhật những thay đổi một cách nhanh nhất, theo thời gian thực. Với tính năng này, thông tin, dữ liệu được truyền đi nhanh và đảm bảo được sự chính xác hơn, kéo theo dịch vụ cung cấp sẽ được linh hoạt hơn.

Tiêu chuẩn chung giúp việc sử dụng cực kỳ dễ dàng

Khi sử dụng API, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể điều chỉnh thông tin, nội dung mà họ sử dụng tùy thuộc vào mục đích của công ty.

Ngoài ra, API còn hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: action result, model binder, unit test, dependency injection,...

API có những loại nào?

Theo quyền hạn truy cập, API được chia thành 4 loại:

  • API mở (open API): Đây là API công khai. Giống như tên gọi, các API này có sẵn công khai, vậy nên sẽ không có bất kỳ hạn chế nào khi người dùng truy cập các API này.
  • API đối tác (Partner API): API này không có sẵn công khai, chính vì vậy chỉ khi được cấp quyền hoặc các giấy phép liên quan thì mới có thể truy cập loại API này.
  • API nội bộ (Internal API): API này còn có tên gọi khác là API riêng tư, chỉ những hệ thống nội bộ mới có quyền truy cập và sử dụng loại API này. Internal API thường được sử dụng trong phạm vi công ty để cải thiện các sản phẩm, dịch vụ của mình.
  • API tổng hợp: Đây là sự kết hợp của 2 API khác nhau để giải quyết những vấn đề phức tạp của hệ thống.

Vấn đề quan trọng và phổ biến liên quan đến bảo mật API

Khi viết API sẽ xảy ra trường hợp các API bị phá hoại hoặc các database xuất hiện những request lạ khiến bạn phải xem xét lại các API đó.

Api ở các sàn giao dịch là gì năm 2024

Những vấn đề thường gặp liên quan đến bảo mật API (Nguồn Internet)

Request Injection

Có lẽ trong quá trình làm dev, ai cũng đã từng mắc lỗi Injection nói chung và SQL nói riêng. Nhưng lỗi này được biểu hiện bằng những hình thức rất đa dạng, không phải ai cũng tìm ra. Lợi dụng lỗ hổng của quá trình kiểm tra dữ liệu đầu vào, những kẻ tấn công đã khai thác những thông tin nhạy cảm, chỉnh sửa hoặc đánh cắp chúng.

Với vấn đề này, lập trình viên cần validate tất cả tham số trước khi tiến hành request.

  • Kiểm tra các ký tự được nhập vào: Với phương pháp này, bạn sẽ cần chạy 1 hàm replace ký tự trắng hoặc ký tự đặc biệt, tuy nhiên sẽ gây lãng phí tài nguyên hoặc khiến hệ thống quản lý bị chậm do phải check thường xuyên.
  • Sử dụng prepared statement: Cách này lập trình viên sẽ không cần viết validate phức tạp, thay vào đó sẽ biến các ký tự đặc biệt thành format chung để nhập vào database. Đây là cách được sử dụng phổ biến nhất.
  • Encode: Nếu bạn chỉ cần query chính xác những dữ liệu kiểu key hay từ khóa thì có thể dùng encode. Mục đích chính của phương pháp này là để làm mất đi các ký tự đặc biệt chứ không phải che giấu dữ liệu, vậy nên nếu muốn che giữ liệu thì bạn có thể dùng hash.

Spam request

Những request cài đặt chế độ public rất dễ bị spam hoặc tấn công DDOS. Ví dụ để đăng ký tài khoản, bạn chỉ cần cung cấp username và password. Tuy nhiên một người nào đó lại viết một đoạn script gửi request liên tiếp lên server khiến server vẫn đăng ký liên tục, kể cả khi quá trình xác thực tài khoản vẫn diễn ra sau đó, server vẫn phải xử lý toàn bộ các request gửi lên server.

Cách khắc phục vấn đề này là bạn cần phức tạp hóa các bước. Lưu ý đây là phức tạp hóa ngầm, tức là bạn sẽ phức tạp hóa các thao tác sử dụng chứ không phải cách người dùng sử dụng.

  • Thêm token key: Đây là một phương pháp rất hữu ích với việc xử lý các request trên cùng 1 session. Có thể thêm một câu hỏi bảo mật trước khi người dùng đăng ký tài khoản.
  • Từ chối dịch vụ mềm: Mục đích của spam request là khiến server của chúng ta quá tải, ảnh hướng đến trải nghiệm người dùng. Chính vì vậy thay vì đặt giới hạn cho queue thì hãy yêu cầu người dùng chờ trong một khoảng thời gian rồi sau đó chuyển sang action tiếp theo.

Một số phương án hạn chế lỗ hổng thông tin trong API

Những cuộc tấn công thường có phương thức rất đa dạng như cấy mã độc, tấn công bot, tấn công giao thức hay chuyển hướng không hợp lệ. Mục đích tấn công thường là để gây ra trạng thái từ chối dịch vụ (DoS). Mặc dù gặp nhiều rủi ro về bảo mật thông tin nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cấp quyền truy cập API vào những dữ liệu nhạy cảm mà không cần kiểm tra.

Api ở các sàn giao dịch là gì năm 2024

Một số phương pháp hạn chế lỗ hổng thông tin trong API (Nguồn Internet)

  • Nội bộ công ty đang gặp các vấn đề liên quan đến bảo mật API: Các bộ phận liên quan nên tìm ra một phương án thống nhất để có thể triển khai bảo mật dữ liệu. NIST Cybersecurity Framework sẽ giúp mọi người hiểu được các kiến thức cơ bản về các API được sử dụng trong toàn bộ công ty để xác định được những lỗ hổng tiềm ẩn trong quy trình, từ đó kịp thời lên được chiến lược bảo mật API của mình.
  • Quét lỗ hổng bảo mật: Phần mềm này được các chuyên gia bảo mật thiết kế để quét lỗ hổng từ máy tính, hệ thống internet và ứng dụng để tìm ra các lỗ hổng đã biết. Thông qua các phương pháp quản trị từ xa như SSH, RDP và các bước xác thực bằng thông tin đăng nhập, phần mềm sẽ truy cập trực tiếp và tiến hành quét lỗi và đưa ra báo cáo.
  • Kiểm tra thâm nhập: Thường xuyên kiểm tra hệ thống, đọc file log dữ liệu để xem có những IP bất thường không, hệ thống có những thay đổi bất thường nào. Sau đó bạn có thể truy được dấu vết của kẻ tấn công để lại, qua đó phát hiện được ra lỗ hổng.
  • Google Hacking: Đây là thuật ngữ để nói về tìm kiếm các lỗi liên quan đến Code và URL của website thông qua các công cụ tìm kiếm. Từ đó có thể phát hiện ra những lỗ hổng đã bị bỏ qua trong quá trình xây dựng hệ thống.

Hy vọng qua bài viết trên, CareerViet đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về api là gì, web api là gì, kết nối api là gì, những đặc điểm và ứng dụng của API trong thực tiễn. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc lập trình viên api, đừng quên truy cập VieclamIT, Careermap, CareerViet.vn để tham khảo hàng trăm công việc với các vị trí khác nhau cùng mức đãi ngộ hấp dẫn nhất. Ngoài việc không ngừng học hỏi nâng cao kỹ năng chuyên môn thì chuẩn bị cho mình một chiếc CV đẹp tại CVhay để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm về mức lương