Áp lực đồng trang lứa là gì

Mạng xã hội ngày nay là nơi mọi người thể hiện cá tính và chia sẻ thông tin trong đó có cả việc khoe những thành tích, tài sản của cá nhân. Điều này vô hình chung gây ra sự áp lực đồng trang lứa giữa những cá nhân trong một nhóm hoặc tập thể. Vậy những áp lực này có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào? Cùng tìm hiểu thêm nhé!

Áp lực đồng trang lứa là gì?

Áp lực đồng trang lứa [tiếng Anh là: Peer Pressure] là một hội chứng tâm lý ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi và thường ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ. Thông thường, đồng trang lứa được coi là bạn bè, nhưng áp lực đồng trang lứa có thể xảy ra ở những người có điểm chung trong một nhóm xã hội chẳng hạn như những người bằng tuổi, có cùng khả năng hoặc cùng địa vị xã hội.

Nhờ việc mạng xã hội được cập nhật liên tục, các bạn trẻ có thể kết nối với bạn bè nhiều giờ mỗi ngày thông qua các nền tảng như: Facebook, Instagram, TikTok,.... Điều này khiến cho các bạn trẻ thường so sánh bản thân mình với bạn đồng trang lứa trên xã hội. Sự so sánh này thường được nghĩ theo hướng tiêu cực, nhưng trên thực tế, nó không phải lúc nào cũng xấu. Đôi khi, áp lực của bạn bè được sử dụng để ảnh hưởng tích cực đến mọi người, giúp chúng ta biết phấn đấu học hỏi để vươn tới tiêu chuẩn trong một nhóm, cộng đồng.

Dấu hiệu của một người bị áp lực đồng trang lứa 

1. Thay đổi hành vi

Những người bị áp lực đồng trang lứa sẽ có vẻ thay đổi hành vi, thái độ và cách ứng xử khi ở trong một nhóm người. Đây là dấu hiệu cho thấy họ có thể đang bị áp lực khi phải cư xử theo một cách nào đó để hòa nhập với tiêu chuẩn nhóm.

2. Cảm giác không phù hợp với nhóm

Cảm giác bị cô lập và hạn chế tiếp xúc với mọi người vì không thể hòa nhập với những khuôn mẫu nhất định của nhóm là dấu hiệu peer pressure thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

3. Thử những thứ mới

Áp lực từ bạn bè thường thúc giục các bạn trẻ thử những điều mới, điều này không phải lúc nào cũng tích cực. 

Nhiều thanh thiếu niên thừa nhận đã thử hút thuốc và uống rượu từ lâu trước khi đủ tuổi và đây thường là kết quả của việc bị các bạn đồng trang lứa dụ dỗ hoặc cố tỏ ra ngầu trước mặt bạn bè. 

4. Tập trung vào bề ngoài

Một trong những hệ quả rõ ràng nhất của áp lực từ bạn bè là ám ảnh về ngoại hình; điều này có thể bao gồm cách ăn mặc, quần áo và phong cách các bạn trẻ muốn “học hỏi”. 

Nếu một bạn học sinh bỗng nhiên nài nỉ bố mẹ phải mua quần áo thiết kế, túi xách hoặc phụ kiện của những thương hiệu đắt tiền, điều này rất có thể đến từ áp lực đồng trang lứa xảy ra trên trường học. 

Ngoài ra, các bạn gen Z đã và đang tiếp xúc với những áp lực lớn từ xã hội thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và các kênh truyền thông như tạp chí và chương trình truyền hình.

Ảnh bởi @wayhomestudio từ Freepik

5. Thường so sánh bản thân với người khác

Bản chất tâm lý của con người là so sánh bản thân với người khác và có đến hơn 75% người cho rằng bản thân cảm thấy ghen tị khi so sánh mình với một ai đó [Theo một nghiên cứu của Nicole E. Henniger và Christine R. Harris]. Sự so sánh này được cho là rất không lành mạnh ở những người trẻ hơn và đó thường là dấu hiệu của áp lực từ bạn bè. 

Những sự so sánh mang tính tiêu cực thường khiến các bạn trẻ muốn thay đổi để làm hài lòng hài người khác và hòa nhập với tập thể cụ thể:  

  • Các bạn nhỏ ở lứa tuổi học sinh mong muốn được trở thành ai đó, hoặc nhắc tên ai đó [thường là bạn bè hoặc thần tượng trên mạng xã hội] một cách thường xuyên.
  • Các bạn học sinh nữ muốn trông gầy hơn, cao hơn, trắng hơn hoặc nhuộm tóc, ăn mặc theo xu hướng; các bạn nam đua đòi mua xe, đồng hồ, laptop v.v. để trở nên cũng đẳng cấp với học sinh trong lớp,...

6. Tự ti về bản thân

Áp lực về điểm số, học lực là nguyên nhân phổ biến khiến các bạn học sinh tự ti về năng lực của bản thân, dẫn đến học lực giảm và thường xuyên cảm thấy chán nản,.v.v

Ngoài ra áp lực đồng trang lứa tiêu cực cũng khiến cho các bạn trẻ từ bỏ những cơ hội, đam mê hay cá tính riêng của bản thân vì cảm thấy luôn có người giỏi hơn hoặc đẹp hơn mình. 

Ảnh bởi @chaay_tee từ Freepik

Áp lực đồng trang lứa có những loại nào?

Áp lực đồng trang lứa được chia làm 2 loại: Tích cực và tiêu cực.

1. Áp lực tích cực

Áp lực tích cực từ bạn bè, đồng nghiệp là khi ai đó khuyến khích bạn làm điều gì đó tích cực hoặc thúc đẩy bạn phát triển theo hướng có lợi. Dưới đây là một vài ví dụ về biểu hiện của áp lực tích cực từ bạn bè:

  • Thúc đẩy một người học tập chăm chỉ hơn để có thể đạt điểm cao hơn
  • Kiếm việc làm sau giờ học và thuyết phục bạn bè cùng đi làm;
  • Tiết kiệm tiền cho một khoản mua sắm lớn như laptop, xe máy, chung cư và khuyến khích bạn bè làm điều tương tự;
  • Không tán thành những câu chuyện cười hoặc nói chuyện phiếm có tính tiêu cực, so sánh;
  • Ngăn cản hành vi bất hợp pháp chẳng hạn như uống rượu hoặc hút thuốc dưới tuổi vị thành niên.

2. Áp lực tiêu cực

Mặt khác, áp lực từ bạn đồng trang lứa tiêu cực bao gồm áp lực phải làm điều gì đó nguy hiểm hoặc gây tổn hại cho bản thân, người khác. Dưới đây là một số ví dụ về áp lực tiêu cực từ bạn bè:

  • Thuyết phục một người bạn trốn học;
  • Khuyến khích ai đó mua thuốc lá hoặc sử dụng chất cấm;
  • Khuyến khích bạn bè đánh nhau hoặc bắt nạt ai đó;
  • Áp lực vì chuyện học hành, điểm số dẫn đến trầm cảm, học hành sa sút,...

Gen Z nên đối phó với áp lực đồng trang lứa như thế nào?

Một số giải pháp có thể hữu ích để giúp ai đó đối phó với áp lực đồng trang lứa bao gồm:

  • Xây dựng mối quan hệ với những người phù hợp, tránh xa những nhóm bạn xấu;
  • Tham khảo lời khuyên từ người lớn [thầy cô, các anh chị,..];\
  • Nói chuyện với phụ huynh về các vấn đề ở trường lớp;
  • Tin vào khả năng của bản thân;
  • Thay đổi phương pháp học để thoải mái và học tập tốt hơn;
  • Trân trọng cảm xúc và giá trị của bản thân.

Ảnh bởi @pressfoto từ Freepik

Tổng kết

Mặc dù áp lực đồng trang lứa có thể khó khăn nhưng nó không phải lúc nào cũng là điều xấu. Áp lực tích cực từ bạn bè có thể là yếu tố quý giá giúp chúng ta học cách hòa nhập với xã hội và thậm chí tạo động lực để bản thân phát triển hơn. 

Nếu bạn nghi ngờ rằng bản thân hay ai đó đang phải vật lộn với áp lực tiêu cực từ bạn bè và có những hành động bất thường. Hãy liên hệ với bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Thế nào là áp lực đồng trang lứa?

Peer pressure [Áp lực đồng trang lứa] khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội và phải thay đổi thái độ, giá trị hoặc hành vi của họ để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm.

Áp lực đồng trang lứa gồm những gì?

Áp lực đồng trang lứa được chia làm 2 loại: Tích cực và tiêu cực..
Áp lực tích cực. Áp lực tích cực từ bạn bè, đồng nghiệp là khi ai đó khuyến khích bạn làm điều gì đó tích cực hoặc thúc đẩy bạn phát triển theo hướng có lợi. ... .
Áp lực tiêu cực..

Áp lực đồng trang lứa gây ra hậu quả gì?

Áp lực đồng trang lứa [Peer Pressure] là tình trạng xảy ra phổ biến, nhất là ở thanh thiếu niên. Nếu không sớm tìm cách tiết chế thì nó sẽ khiến tâm trạng nặng nề và căng thẳng. Hơn nữa, áp lực kéo dài còn gây ra nhiều tác động xấu, khiến cho bản thân bị ảnh hưởng về cả cảm xúc, suy nghĩ và hành vi.

Đồng trang lứa là gì?

Thông thường, đồng trang lứa hay được hiểu bạn bè xung quanh mình. Tuy nhiên, nó nên được định nghĩa một cách đầy đủ hơn bất kỳ ai có tuổi tác và địa vị tương tự trong xã hội. Đó có thể bạn học, bạn cùng tuổi, đồng nghiệp cùng công ty, hoặc người có kinh nghiệm làm việc tương đương trong cùng một lĩnh vực.

Chủ Đề