A hay so sánh tôi với e dâu

Khi kết hôn với Hùng, tôi phải chịu đựng rất nhiều lời gièm pha từ mọi người xung quanh, nhất là hàng xóm nhà chồng. Tôi đi chợ, họ cũng nhìn ngó, soi mói. Tôi đi làm, họ cũng chê bai. Có vài người còn nói to như cố ý để tôi nghe thấy rằng vợ cũ của chồng tôi xinh đẹp hơn, khí chất hơn, công việc cũng tốt hơn. Tôi cố dặn mình đừng để tâm đến những lời nói cay nghiệt đó nhưng tôi không làm được. Về nhà, vì những lời ra tiếng vào mà tôi gây gổ với chồng mình.

Hùng nhiều lần khẳng định đã chấm dứt với vợ cũ rồi. Anh cũng nói chính vì Bình quá giỏi giang nên sinh ra tính tự kiêu tự mãn, thích dùng tiền để chi phối cuộc sống và điều kiển người khác. Anh không thích như vậy nên họ mới bất đồng quan điểm và ly hôn. Tôi cũng hiểu rõ, người sống với Hùng hiện tại là mình nhưng vẫn không thể không ghen tức khi nghe nhiều người nhắc về vợ cũ của anh.

Tuần trước, nhà chồng tôi có đám giỗ lớn nhất năm. Họ hàng, bà con tập trung về từ sớm để phụ nấu nướng, bày biện mâm cúng. Tôi là dâu mới nên đã cùng chồng về từ hôm trước, ở lại cả đêm để phụ gói bánh, làm gà vịt.

Sáng sớm hôm sau, các bác chồng về, ngồi trò chuyện 1 lúc bỗng họ bàn tán với nhau rằng tôi nhìn nhỏ con, không được xinh xắn và phóng khoáng như vợ cũ của Hùng. Có người còn tỏ vẻ khó hiểu tại sao Hùng lại ly hôn một người vợ hoàn hảo rồi lấy tôi, một người phụ nữ bình thường.

Tôi ngồi rửa bát, nghe các bác nói mà nước mắt chảy dài vì ấm ức và tủi thân. Bất ngờ, mẹ chồng tôi lên tiếng hỏi thẳng: "Vậy tôi hỏi các bác, ai mới là vợ chính thức, là người chung sống cả đời và lo lắng cho thằng Hùng sau này về già? Sao các bác cứ thích bới móc chuyện cũ để làm vợ chồng nó mâu thuẫn thế nhỉ?". Các bác chồng cứng họng, im thin thít.

Mẹ chồng tôi bực bội yêu cầu họ không được so sánh tôi với chị Bình nữa vì bất cứ so sánh nào cũng là khập khiễng. Hùng yêu tôi, tìm thấy được ở tôi những điểm phù hợp thì cưới hỏi đàng hoàng, chúng tôi sống với nhau hạnh phúc, vậy là đủ rồi. Trước những lời lẽ cứng rắn của bà, họ nín bặt, không ai dám lên tiếng so sánh nữa. Tôi biết ơn mẹ chồng lắm. Nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn rất buồn và không biết bao giờ thì mọi người mới thôi so sánh mình với vợ cũ của chồng?

Tôi U50, trong khi cô em bạn dâu chỉ ngoài 30 tuổi. Cô ấy trẻ trung, xinh đẹp, lại có nghề nghiệp ổn định. Tôi thì chỉ là một tiểu thương giỏi cơm nước, cách nhau một trời một vực. Cô ấy mới về làm dâu hai năm nay, còn tôi đã gắn bó với nhà chồng hơn 20 năm.

Ban đầu mọi thứ khá vui vẻ vì cô ấy lễ phép, đáng yêu. Nhưng dạo gần đây, tôi thấy khó chịu vì cô ấy hay hỏi xoáy vào công việc của tôi với vẻ thương hại.

Tôi buôn bán tạp hóa, nuôi cả chồng con. Chồng con tôi đều thành đạt. Gia đình nhỏ của tôi không thua kém gì gia đình trí thức bên chồng. Nhưng so ra thì tôi ít học nhất nhà, công việc cũng "bấp bênh, chợ búa".

Đã vậy, hễ gặp nhau thì cô em bạn dâu lại hỏi "dịch dã vầy chợ búa chắc ế lắm", "công việc của chị tiếp xúc với những người hàng chợ chắc cũng stress" (trong khi tôi cũng là người "hàng chợ").

Rồi gần đây nhất, khi ngồi trước mẹ chồng, cô ấy hỏi tôi: "Em nghe báo chí nói sức mua sau dịch giảm, tiểu thương kêu trời, chị có ổn không?".

Tôi thoáng chạnh lòng vì nghĩ chị em với nhau, cần gì phải viện dẫn báo chí, rồi gọi nhau là "tiểu thương". Nhưng tôi chưa kịp nói gì thì cô ấy quay sang nói mẹ chồng:

"May sao các ba các mẹ đã cho vợ chồng con học hành tới nơi tới chốn, có công việc đàng hoàng, chứ làm lụng như chị Hai thì cực lắm, nghĩ thương chị...".

Chị Hai ấy là tôi. Tôi rất nặng nề với cái kiểu chà đạp nhau bằng sự vui vẻ giả tạo đó.

Đã nhiều lúc tôi muốn huỵch toẹt với cô ấy rằng tôi ổn, dù công việc của tôi không nhàn hạ ngồi văn phòng máy lạnh, nhưng tiền tôi làm ra đủ nuôi sống cả gia đình, và cảnh cáo cô ấy không được bóng gió chà đạp tôi như vậy nữa.

Nhưng nói ra như thế gia đình sẽ loạn, và mọi người biết có hiểu cho tôi?

Thu Phương (Q.Bình Tân, TPHCM)

A hay so sánh tôi với e dâu
"Bằng mặt mà không bằng lòng" là tình trạng quan hệ của nhiều cặp chị em bạn dâu - Ảnh minh họa - XFRAME

Thu Phương mến,

Những câu hỏi của cô em bạn dâu có thể chưa thật tinh tế, nhưng về cơ bản thì chúng vẫn là những lời hỏi thăm.

Thực tế là cô ấy chưa nghĩ đến trường hợp sẽ khiến cho chị mình chạnh lòng, sẽ khơi gợi sự cách biệt về nghề nghiệp giữa hai chị em. Nếu nghĩ đến những khả năng này, hẳn cô ấy đã khéo léo hơn, cẩn trọng hơn...

Nhưng, nếu nghĩ đến cả những khả năng như thế để rào đón mọi ngả, thì hẳn cô ấy đã không coi bạn là người thân. Chính vì là người một nhà với nhau, người ta mới nói năng vô tư, suồng sã như vậy.

Hoặc chính vì không hề có ý coi thường công việc của bạn nên cô ấy mới nhắc đến những khác biệt kia một cách vô tư như thế.

Khác biệt giữa những công việc ấy là rõ ràng, khách quan, nên việc nhắc đến nó một cách vô tư mới là một thái độ đỉnh cao của sự tôn trọng. Còn một khi vẫn né tránh, rào đón, hay nói giảm nói tránh - tức là vẫn còn phân biệt cao, thấp...

Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể đón nhận những quan tâm của cô em bạn dâu một cách vô tư, đáp lại một cách chân thành.

Khi bạn chân thành, cuộc đối thoại sẽ trở thành cuộc thăm hỏi, là cơ hội chia sẻ những trắc trở trong công việc. Còn khi bạn tiếp cận nó bằng tâm thế phân biệt, so sánh, thì sẽ dẫn đến chia cách, muộn phiền.

Hạnh Dung rất hiểu những áp lực của bạn khi đặt bản thân vào phép so sánh với gia đình bên chồng. So sánh - dù về bất kỳ khía cạnh nào cũng rất dễ dẫn đến bi kịch.

Cách duy nhất để thoát khỏi bi kịch đó là ngừng so sánh. Khi bản thân ngừng so sánh, tự hòa nhập với nhà chồng bằng tình cảm như trước nay, bạn sẽ đón nhận mọi thứ nhẹ nhàng, vui vẻ hơn.

Chúc bạn vui!

Hạnh Dung

Chia sẻ tâm tư cùng chị Hạnh Dung của Báo Phụ Nữ, mời bạn gửi câu hỏi trực tiếp trong khung “Chat với Hạnh Dung” trên trang