30 quận huyện hà nội đi học

Ngày 4/4, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quyết định trên theo tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, học sinh lớp 1-6 học trực tiếp, có thể học hai buổi trên ngày và ăn bán trú, tùy theo kế hoạch của trường và sự đồng thuận của phụ huynh học sinh. Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhận định, hiện nay tình hình Covid-19 tại thành phố đã có chuyển biến tích cực, số F0 là học sinh, giáo viên giảm mạnh. Trong hai ngày 2-3/4, Sở đã tổ chức khảo sát phụ huynh lớp 1-6 về việc cho con trở lại trường. Kết quả, hơn 75% ý kiến đồng thuận, nhiều quận, huyện có tỷ lệ nhất trí trên 90%.

Học sinh lớp 1-6 ở 30 quận, huyện của Hà Nội học trực tiếp từ 6/4 

Để mở cửa, trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống Covid-19 theo hướng dẫn liên ngành của Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; xây dựng kế hoạch diễn tập và xử lý khi ghi nhận F0 tại trường; vệ sinh và khử khuẩn trước và sau buổi học.

Hà Nội giao Sở Giáo dục - đào tạo TP chủ trì, phối hợp Sở Y tế thường xuyên cập nhật, quán triệt đầy đủ, kịp thời thông tin, quy định của Bộ Giáo dục - đào tạo, Bộ Y tế về việc triển khai các hoạt động giáo dục, đào tạo và bảo đảm an toàn công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục, đào tạo tại địa phương để hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã triển khai tổ chức thực hiện. 

 UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học bảo đảm y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.

Kế hoạch đón học sinh trở lại của các trường phải được Ban chỉ đạo chống dịch cấp quận, huyện phê duyệt. Trong quá trình học sinh trở lại trường, nếu tình hình dịch bệnh phức tạp và không đảm bảo an toàn, Ban chỉ đạo chống dịch cấp quận, huyện sẽ xem xét và quyết định có tiếp tục học trực tiếp hay không.

Tại Hà Nội, 660.000 học sinh lớp 7-12 đã trở lại trường học trực tiếp từ 8/2, trong đó lớp 9 ở 18 huyện, thị ngoại thành học trực tiếp từ tháng 11/2021. Các em đã được tiêm đủ hai mũi vaccine phòng Covid-19.

Ba tuần đầu tháng 2, học sinh tiểu học và lớp 6 ở ngoại thành Hà Nội được trở lại trường, nhưng sau đó phải tạm dừng vì số ca nhiễm tăng nhanh. Như vậy, tính đến 6/4, Hà Nội chỉ còn cấp mầm non chưa được đến trường ngày nào kể từ tháng 4/2021.

Hà Nội là địa phương cho học sinh ở nhà với quy mô lớn và thời gian lâu nhất cả nước.

Hà Vân

Hà Nội đồng ý cho học sinh lớp 1-6 trở lại trường học trực tiếp.

Theo đó, lãnh đạo UBND TP.Hà Nội cho biết, sau khi nhận được Tờ trình số 844 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc trên sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng,chống dịch Covid-19, UBND TP.Hà Nội thống nhất về nguyên tắc của Sở này về việc cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 và 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trở lại trường học trực tiếp.

UBND TP.Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Y tế thường xuyên cập nhật, quán triệt đầy đủ, kịp thời thông tin, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về việc triển khai các hoạt động giáo dục, đào tạo, đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch Covid-19.

"UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn...", lãnh đạo UBND TP.Hà Nội yêu cầu rõ.

Trước đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, ngày 4/4 đã ký Tờ trình gửi UBND TP.Hà Nội về việc cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 và 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trở lại trường học trực tiếp bắt đầu từ ngày 6/4/2022 và học các ngày trong tuần theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Tuy nhiên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nêu rõ nguyên tắc thực hiện rằng: "Trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh, các trường tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các khối lớp từ 1 - 6 theo kế hoạch dạy học của trường và tổ chức hoạt động bán trú, dạy học 2 buổi/ngày theo nội dung Công văn số 773 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong tuần theo kế hoạch giáo dục của nhà trường".

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký ban hành Văn bản số 976/UBND-KGVX về việc cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trở lại trường học trực tiếp.

Cụ thể, UBND TP Hà Nội nhận được Tờ trình số 844/TTr-SGDĐT ngày 4/4/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc cho học sinh các khối lớp 1 đến 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.

Về việc này, UBND TP thống nhất về nguyên tắc theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo; Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Sở Y tế thường xuyên cập nhật, quán triệt đầy đủ, kịp thời thông tin, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về việc triển khai các hoạt động giáo dục, đào tạo và bảo đảm an toàn công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục, đào tạo tại địa phương để hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai tổ chức thực hiện.

UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh đề quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn; Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học bảo đảm y tế trưởng học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.

Theo Tờ trình số 844/TTr-SGDĐT ngày 4/4/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở đã chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã lấy ý kiến cha mẹ học sinh; Kết quả đã có hơn 75% cha mẹ học sinh thống nhất để các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trực tiếp tại trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án cho học sinh các khối lớp 1 đến 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trở lại học tập trực tiếp bắt đầu từ ngày 6/4/2022 [thứ Tư].

Trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh, các trường tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 6 theo kế hoạch dạy học của trường và tổ chức hoạt động bán trú, dạy học 2 buổi/ngày theo nội hai dung của Công văn số 773/SGDĐT-CTTT-KHCN ngày 29/3/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Các trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch COVID 19 theo các tiêu chí tại Hướng dẫn Liên ngành số 489/HDLN-SGDĐT-SYT ngày 28/02/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế; Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch diễn tập xử lý khi có tình huống cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh là FO; Tổ chức tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn trước và sau buổi học.

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương.

Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh; Có các kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra FO, F1 tại các lớp học, trường học...

Tại buổi làm việc giữa Thường trực Thành ủy Hà Nội với đoàn công tác của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT sáng 8/3, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: UBND TP đã chỉ đạo Sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã cho học sinh một số cấp học trở lại trường học trực tiếp. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thì hiện nay, học sinh một số khối lớp thuộc 30 quận, huyện, thị xã đã chuyển sang hình thức học trực tuyến.

Cụ thể tính đến 6/3, Hà Nội có 46,07% học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 đến trường học trực tiếp chiếm 46,07%, còn lại 53,93% học sinh học trực tuyến. Học sinh cấp tiểu học và khối lớp 6 tiếp tục dạy và học trực tuyến. Cấp THPT: số học sinh đến trường học trực tiếp chiếm 58,45%, còn lại 41,55% học sinh học trực tuyến.

Hiện nay các cơ sở giáo dục tổ chức học trực tiếp đều phải dựa trên nguyên tắc: Thực hiện theo tinh thần tự nguyện của cha mẹ học sinh, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp tại các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2; Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 cấp quận/huyện/thị xã xây dựng các kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại các cơ sở giáo dục;

Đồng thời người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho trẻ em đi học trở lại; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học.

Liên quan đến vấn đề phòng chống dịch trong trường học, ông Chử Xuân Dũng cho biết: Thực hiện yêu cầu của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thành ủy Hà Nội về công tác phòng, chống dịch, Ban cán sự Đảng UBND TP đã chỉ đạo UBND TP ban hành các văn bản về công tác phòng, chống dịch đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục của Thủ đô trên toàn địa bàn.

Theo đó, thành phố cũng chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo ban hành văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục về biện pháp phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao phù hợp theo từng giai đoạn khác nhau. Đến thời điểm hiện tại các cơ sở giáo dục vẫn an toàn, dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát. Đặc biệt để các cơ sở giáo dục chủ động trong việc phòng, chống dịch, thành phố đã đề nghị Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức diễn tập trước khi đón học sinh trở lại trường tại các khu vực trên địa bàn với nhiều tình huống khác nhau.

Song song với công tác phòng chống dịch, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng còn cho biết, do tác động của dịch Covid-19 nên một số cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố phải giải thể hoặc nguy cơ giải thể, nhiều giáo viên, nhân viên bỏ nghề, chuyển nghề vì quá khó khăn.

Nắm bắt được tình hình này, vừa qua Hà Nội đã có những hoạt động cụ thể để giúp đỡ phần nào cho giáo viên mầm non nói riêng và giáo viên, nhân viên, học sinh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nói chung. Theo đó, thành phố đã chỉ đạo ngành Giáo dục & Đào tạo rà soát, trợ cấp, hỗ trợ, tặng quà 1.233 cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng...

Video liên quan

Chủ Đề