10 ngân hàng yếu kém nhất Việt Nam

Tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém nói riêng, tổ chức tín dụng yếu kém nói chung vẫn đang là trọng tâm của ngành ngân hàng. Hiện có 3 ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước [NHNN] mua lại 0 đồng bao gồm Ngân hàng Xây dựng – CBBank; Ngân hàng Dầu khí GPBank và Ngân hàng Đại Dương Oceanbank. Ngoài ra còn có DongABank là ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt.

Việc tái cơ cấu các ngân hàng nói trên được đề cập nhiều lần và cũng có không ít lần xuất hiện thông tin [từ năm 2016] có đối tác nước ngoài là những định chế tài chính hàng đầu, có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tái cơ cấu đến tìm hiểu, đàm phán và muốn mua lại toàn bộ.

Trong báo cáo gửi Quốc hội hồi tháng 5 vừa qua, NHNN cập nhật thông tin rằng đang tích cực triển khai các bước cơ cấu, xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc 0 đồng trước đây. Trong đó, NHNN đã hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phương án chuyển nhượng và cơ cấu lại OceanBank sau chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, phương án cơ cấu lại các ngân hàng GPBank, CBBank và DongABank đang được khẩn trương hoàn thiện để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng qui định của pháp luật.

Ở một diễn biến khác, tại buổi gặp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong khuôn khổ Hội nghị G20 mới đây, ông Nobiru Adachi, Chủ tịch Ngân hàng J.Trust cho biết đã nghiên cứu, tính toán kỹ các chỉ số tài chính của CBBank và đã gửi bản chào tham gia mua lại để tái cơ cấu ngân hàng này đến NHNN. Ông Nobiru Adachi còn khẳng định nếu được tạo điều kiện thì trong thời gian ngắn sẽ cải tổ được CBBank và sớm đưa ngân hàng này trở lại vị thế trước đây.

Còn tại cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các doanh nghiệp có làm ăn kinh doanh tại Việt Nam mới đây, trong đó Thủ tướng có tiếp ông Han Chang-woo, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Maruhan, ông Han Chang-woo đã bày tỏ mong muốn nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện của Thủ tướng, Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam trong tiến trình tham gia tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam, qua đó cống hiến cho sự phát triển của nền tài chính cũng như phát triển kinh tế Việt Nam.

Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, tại buổi tiếp lãnh đạo tập đoàn Maruhan vừa qua còn có sự tham dự của chủ tịch OceanBank là ông Đỗ Thanh Sơn. Trước đó, trong cả 2 cuộc Hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động năm 2018 và năm 2019 của OceanBank cũng đều có sự tham dự của các lãnh đạo cấp cao tập đoàn này.

Không chỉ J. Trust và Maruhan mà còn nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Công ty Srisawad Corporation [Thái Lan], Tập đoàn Clermont [Singapore]… bày tỏ mong muốn được mua lại, tham gia tái cơ cấu các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém của Việt Nam. Trong đó Srisawad Corporation thể hiện rõ thiện chí muốn mua lại Công ty tài chính thua lỗ của Agribank, chấp nhận trả các khoản nợ và lỗ của công ty này tới hơn 500 tỷ đồng. Còn Tập đoàn Clermont – vốn đang sở hữu Y Khoa Hoàn Mỹ ở Việt Nam thì “muốn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng thông qua việc tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung”.

Và không chỉ có nhà đầu tư nước ngoài muốn mua lại ngân hàng yếu kém của Việt Nam mà có cả những nhà đầu tư trong nước cũng rất… mặn mà. Một nguồn tin cho chúng tôi biết, hiện có nhà đầu tư là ngân hàng khỏe đang muốn tái cơ cấu lại một ngân hàng yếu kém. Nếu phương án này được thông qua thì đây sẽ là lần đầu tiên ở Việt Nam có cách tái cơ cấu như vậy với ngân hàng, đó là ngân hàng trong ngân hàng. Tức là ngân hàng khỏe sẽ thực hiện hỗ trợ cho ngân hàng yếu kém tái cơ cấu một cách độc lập để vực dậy ngân hàng đó – khác hẳn các cách làm tái cơ cấu cũ là sáp nhập với nhau; và cũng không giống kiểu hỗ trợ của nhóm ngân hàng nhà nước với các ngân hàng yếu kém hiện nay.

Nguồn: Trí thức trẻ

Bảng xếp hạng top 10 ngân hàng có nợ xấu dẫn đầu trong năm 2021 đã có sự xáo trộn. Trong ảnh là khung cảnh giao dịch ở một ngân hàng tại TP.HCM - Ảnh: BÔNG MAI

Dựa vào báo cáo tài chính hợp nhất quý 4-2021 vừa được các ngân hàng công bố, có thể thấy vị trí bảng xếp hạng top 10 về nợ xấu đã có sự thay đổi đáng kể. 

VPBank dẫn đầu top 10 ngân hàng ôm nợ xấu

Trong đó, VPBank, VietinBank và BIDV là ba gương mặt có khoản nợ xấu cao hàng đầu, từ 13.000-16.000 tỉ đồng. 7 thành viên còn lại trong top 10 đều có khoản nợ xấu dao động từ 3.000-6.000 tỉ đồng.

Cụ thể, khép lại năm tài chính 2021, VPBank dẫn đầu trong top 10 ngân hàng ôm nợ xấu nhiều với hơn 15.800 tỉ đồng, tăng 60% so với năm trước. 

Về chất lượng nợ vay, nợ nghi ngờ của VPBank tăng đáng kể nhưng nợ có khả năng mất vốn giảm đi một nửa. Nếu xét riêng ngân hàng mẹ thì nợ xấu ngân hàng mẹ có phần đi ngang.

Nợ xấu VPBank tăng thêm phần lớn do trong năm vừa qua công ty con FE Credit chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19. Nợ có khả năng mất vốn đã giảm một nửa và 80% khách hàng được tái cơ cấu khoản vay đã quay lại trả nợ.

VietinBank cũng bị đẩy lên một bậc so với năm trước, xếp hạng 2/10 khi gánh khoản nợ xấu gần 14.300 tỉ đồng, tăng gần 49% so với năm trước. Diễn biến này đến từ việc khoản nợ dưới chuẩn [nhóm 3] tăng mạnh gần 275% lên hơn 7.000 tỉ đồng.

BIDV lùi xuống vị trí thứ ba về nợ xấu trong năm 2021 sau khi dẫn đầu ở năm trước đó. Cụ thể, năm qua khoản nợ xấu của nhà băng này đã giảm gần 38% xuống còn hơn 13.200 tỉ đồng. Trong đó nhóm nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh tới 58%, kéo tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm xuống.

7 ngân hàng còn lại trong top 10 về nợ xấu gồm có Vietcombank [6.100 tỉ đồng], Sacombank [5.700 tỉ đồng], SHB [5.100 tỉ đồng], VIB [4.600 tỉ đồng], HDBank [3.300 tỉ đồng], MB [3.200 tỉ đồng] và ACB [2.800 tỉ đồng].

Như vậy trong bảng xếp hạng 10 ngân hàng có nợ xấu lớn nhất năm 2021, HDBank và ACB là hai gương mặt mới gia nhập, Eximbank và LienVietPostBank đã rời khỏi danh sách.

Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong năm 2022

Theo bộ phận phân tích của Chứng khoán SSI, cơ quan chức năng sẽ thắt chặt hơn việc quản lý chất lượng tài sản ngân hàng, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong năm 2022.

Cụ thể, dự thảo sửa đổi thông tư 52/2018 về đánh giá tổ chức tín dụng và dự thảo sửa đổi nghị định 153/2020 về thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể thắt chặt hoạt động tín dụng. Ngoài ra, cũng có một số đề xuất nâng hệ số rủi ro đối với các khoản vay bất động sản thương mại và nhà ở giá trị cao để hạ nhiệt thị trường.

Về các biện pháp hỗ trợ xử lý nợ xấu, nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực vào năm 2022 nên đang có các đề xuất về việc gia hạn hoặc luật hóa nghị quyết này để hỗ trợ các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu tồn đọng và nợ xấu liên quan đến COVID-19.

Ngoài ra, có thể nới lỏng một số mốc thời hạn quan trọng giúp các ngân hàng có thêm thời gian thích ứng. 

Ví dụ, việc lùi thời gian thắt chặt tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giúp các ngân hàng có thể duy trì chi phí vốn ở mức thấp và tăng khả năng tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng quốc gia [ví dụ một số dự án BOT nối liền với cao tốc Bắc Nam]. Thông tư 14 có thể được gia hạn nếu tình hình dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Phía Chứng khoán SSI cũng cho biết các quan ngại rủi ro nợ xấu và tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2022 cũng đã phản ánh một phần vào giá cổ phiếu.

Uớc tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 2022 trung bình của các ngân hàng là 21% so với năm trước [không bao gồm thu nhập bất thường tiềm năng từ phí bancassurance - bán bảo hiểm qua ngân hàng, thoái vốn công ty con]. 

Các ngân hàng tư nhân ước tính đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là 22%, cao hơn so với ngân hàng quốc doanh [+19%], do triển vọng tăng trưởng tín dụng tươi sáng hơn.

Với kết quả trên, SSI điều chỉnh đánh giá cổ phiếu ngành ngân hàng từ trung lập lên khả quan, đặc biệt cho nửa cuối năm 2022.

BÔNG MAI

Phấn đấu có ít nhất từ 2 - 3 NHTM nằm trong top 100 ngân hàng lớn mạnh nhất [theo tiêu chí sức mạnh] trong khu vực châu Á.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”.

Mục tiêu cụ thể của Đề án là triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại các ngân hàng thương mại [NHTM] Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2025; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn [CAR] của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11 - 12%.

Phải bảo đảm số vốn điều lệ tối thiểu

TCTD phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ đến năm 2025 như sau:

- Đối với TCTD đang hoạt động [không bao gồm NHTM, Công ty tài chính [CTTC], Công ty cho thuê tài chính [CTCTTC] yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt]:

+ Đối với các NHTM, nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng; nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài: vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng.

+ Đối với CTTC, vốn điều lệ tối thiểu đạt 750 tỷ đồng.

+ Đối với CTCTTC, vốn điều lệ tối thiểu đạt 450 tỷ đồng.

- Đối với NHTM, CTTC, CTCTTC yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án tăng vốn thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam [VAMC] chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3% [không bao gồm các NHTM yếu kém].

Khuyến khích mua bán, hợp nhất, sáp nhập các TCTD

Đề án nêu cụ thể nhóm giải pháp cơ cấu lại TCTD. Cụ thể, các TCTD xây dựng phương án và tổ chức triển khai các giải pháp phù hợp theo từng nhóm/khối các TCTD bao gồm: tăng vốn điều lệ, nâng tỷ lệ an toàn vốn để tăng cường năng lực tài chính và an toàn hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, chất lượng tín dụng...; khuyến khích tham gia mua bán, hợp nhất, sáp nhập các TCTD trên cơ sở tự nguyện để gia tăng quy mô, phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh; triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, hướng tới đạt trình độ phát triển của Nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025. TCTD yếu, yếu kém áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật để bảo đảm giữ vững ổn định hệ thống các TCTD, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Trong đó, với các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ [không bao gồm các ngân hàng mua bắt buộc] [NHTMNN]:

- Xây dựng phương án nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và tổ chức triển khai thực hiện theo các giải pháp tăng vốn điều lệ để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao [riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo phương pháp tiêu chuẩn], trong đó, giai đoạn 2022 - 2023, tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 - 2023 cho các NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; giai đoạn 2024 - 2025, nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền để tăng vốn theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chủ động xây dựng phương án để cơ cấu lại toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn; tăng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; triển khai các bước để thực hiện cổ phần hóa sau khi Bộ Tài chính hoàn tất việc phê duyệt phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của ngân hàng; thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.

Các NHTM mua bắt buộc, triển khai cơ cấu lại theo Phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các tồn tại, rủi ro trong quá trình tác nghiệp của ngân hàng.

Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu; phân loại nợ theo quy định của pháp luật; đẩy nhanh và gia tăng hiệu quả công tác xử lý, thu hồi nợ và tài sản tồn đọng cho ngân hàng.

Với các NHTM cổ phần, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, trên cơ sở số liệu giám sát, kết quả thanh tra, đánh giá của kiểm toán độc lập và kết quả xếp hạng, các NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC được phân thành 03 nhóm, bao gồm: Nhóm 1: Nhóm NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn; Nhóm 2: Nhóm NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình; Nhóm 3: Nhóm NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC hoạt động yếu, yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn hoạt động để triển khai các giải pháp:

+ Tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quôc tế; ứng dụng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.

+ Tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có của TCTD để bảo đảm mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế.

+ Khuyến khích tham gia mua bán, hợp nhất, sáp nhập các TCTD trên cơ sở tự nguyện để gia tăng quy mô, phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh.

+ Triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, hướng tới đạt trình độ phát triển của Nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025.

+ Các TCTD yếu, yếu kém được xem xét áp dụng các biện pháp can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm giữ vững ổn định hệ thống các TCTD, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Còn với các TCTD nước ngoài [liên doanh, 100% vốn nước ngoài], tiếp tục tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các TCTD trong nước; khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia hỗ trợ và xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các TCTD trong nước; khuyến khích các TCTD nước ngoài đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, đưa các sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trường Việt Nam; hỗ trợ các TCTD trong nước trong việc tiếp cận với các quy trình, sản phẩm, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh

Về nhóm giải pháp xử lý nợ xấu, đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo đúng quy định pháp luật; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm [TSBĐ]; thu nợ và xử lý TSBĐ; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án các cấp trong quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, nhằm bảo đảm thu hồi tối đa giá trị các khoản nợ, hạn chế thiệt hại cho các TCTD.

Trình cấp có thẩm quyền xem xét, cấp bổ sung vốn điều lệ đạt mức 10.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2022 - 2025 để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của VAMC.

Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành và cơ quan liên quan trong việc xử lý nợ xấu của các TCTD. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trên địa bàn trong việc xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu, đặc biệt là hỗ trợ trong thực hiện các thủ tục hành chính tại địa phương để xử lý nợ xấu, TSBĐ, các thủ tục liên quan đến pháp lý các dự án bất động sản là TSBĐ của ngân hàng để từng bước tháo gỡ khó khăn, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ; tạo điều kiện để TCTD có thể xử lý nhanh TSBĐ của các khoản nợ xấu liên quan đến các vụ án đang được xử lý tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Chí Kiên


Video liên quan

Chủ Đề