10 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel] là một tập đoàn viễn thông và công nghệ Việt Nam.

Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel là mạng di động Viettel và Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam.

Hiện nay, Viettel đã đầu tư vào 10 thị trường nước ngoài phân bố ở 3 châu lục: Châu Á, Châu Mĩ, Châu Phi. Năm 2018, Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2019, Viettel đã lọt vào danh sách Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và cũng đồng thời lọt Top 40 công ty viễn thông có doanh thu cao nhất thế giới. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới và là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Về lĩnh vực kinh doanh, tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội kinh doanh đa dạng các lĩnh vực, tiêu biểu là: cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, truyền hình, truyền thông đa phương tiện; hoạt động thương mại, bưu chính, chuyển phát,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: Lô D26, ngõ 3, Tôn Thất Thuyết, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: [84-24] 62556789
  • Website: www.viettel.com.vn

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel]

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel]

Theo bảng xếp hạng Top 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2012 [VNR500], 10 DN đứng đầu vẫn bị chi phối bởi tập đoàn nhà nước, song sự có mặt của các DN tư nhân trong Top 500 ngày càng nhiều.

Tập đoàn nhà nước vẫn áp đảo TOP 10 DN lớn nhất Việt Nam [ảnh minh họa]

Tương tự như những lần xếp hạng trước, Top 10 doanh nghiệp [DN] lớn nhất của VNR 500 năm 2012 vẫn chủ yếu là các tập đoàn kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, BXH VNR500 năm nay có sự xuất hiện khá bất ngờ của Samsung Electronics Vietnam trong Top 5 doanh nghiệp lớn nhất.

Không những vậy, số DN tư nhân xuất hiện trong bảng Top 500 DN lớn nhất Việt Nam tăng dần đều qua 6 năm xếp hạng, từ 103 DN [năm 2007] đến nay con số này đã là 225 [tăng hơn 2 lần].

Tuy nhiên, cho dù có số lượng DN giảm dần, thì khối DN nhà nước vẫn chiếm tới hơn 63% trong tổng số doanh thu của các doanh nghiệp thuộc Bảng VNR500 năm 2012, tiếp tục khẳng định vai trò là lực lượng quan trọng của nền kinh tế.

Trong đó, Hà Nội và Hồ Chí Minh vẫn luôn là những địa phương dẫn đầu về số doanh nghiệp lớn từ quy mô, doanh thu tới lợi nhuận với hơn 57% số doanh nghiệp VNR500 năm 2012 nằm trên hai địa bàn này.

Đáng chú ý, qua khảo sát điều tra, có tới 50% lãnh đạo trong các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng Top 500 nhận định rằng tình hình hoạt động của doanh nghiệp của họ xấu hơn so với năm 2011 và gần 100% đại diện của ngành ngân hàng tài chính chỉ ra rằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012 không bằng năm 2011. 60% các doanh nghiệp sắt thép - xây dựng cũng chia sẻ nhận định này. Tỷ lệ này thấp hơn đối với các ngành nghề khác.

Bên cạnh VNR500, Vietnam Report cũng công bố Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam dành cho các doanh nghiệp có doanh thu tối thiểu đạt trên 660 tỷ đồng. Theo đó, những ông lớn vẫn là các tên tuổi quen thuộc như Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, Tập đoàn FPT hay Ngân hàng TMCP Á Châu.

Nhận định chung về nền kinh tế năm 2013, đa số số doanh nghiệp cho rằng nền kinh tế sẽ không thể phục hồi và cải thiện nhiều trong năm tới.

Top 10 DN lớn nhất Việt Nam năm 2012:

-         Tập đoàn dầu khí Việt Nam

-         Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

-         Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

-         Công ty TNHH Samsung Electronics Vietnam

-         Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro

-         Tập đoàn viễn thông quân đội

-         Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

-         Tập đoàn điện lực Việt Nam

-         Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam

-         Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Theo dantri.com.vn

Hiện nay, kinh tế Việt Nam được quan tâm thúc đẩy hơn bao giờ hết. Điều này thể hiện qua các mối quan hệ tốt đẹp cùng hàng loạt những mậu dịch kinh tế được ký kết. Nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi, vì nếu không biết hòa nhập và có chiến lược kinh doanh đúng đắn, rất có thể chúng ta sẽ thua thiệt trên chính sân nhà do sức cạnh tranh từ doanh nghiệp các nước.

Tuy vậy, chúng ta cũng sở hữu không ít doanh nghiệp, tập đoàn quy mô và có sức cạnh tranh cao. Cùng top10tphcm.com điểm qua top 10 tập đoàn, công ty lớn nhất Việt Nam nhé!

Tập đoàn Vingroup tiền thân là tập đoàn Technocom. Hoạt động chính trong lĩnh vực thực phẩm và cực kỳ thành công với thương hiệu Mivina. Từ những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn xuất hiện trong Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh, hoạt động hiệu quả nhất tại Ukraina. Đến năm 2000, Technocom trở về Việt Nam với mong muốn đóng góp để phát triển kinh tế nước nhà. Vingroup nằm trong các tập đoàn lớn tại Việt Nam mà hầu như a cũng biết đến.

Tập đoàn Vingroup

Hai lĩnh vực chủ chốt là du lịch và BĐS, với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinperal và Vincom, luôn được Vingroup chú trọng phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như: Trở thành thương hiệu hàng đầu về BĐS tại Việt Nam với hàng loạt các dự án căn hộ cao cấp, đô thị thông mình, trung tâm thương mại,…

Đến đầu năm 2012, Vinpearl sát nhập với Vincom và hoạt động dưới mô hình tập đoàn với tên gọi Vingroup. Sau đó, Vingroup phát triển với hàng loạt thương hiệu như:

  • Vinpearl land [vui chơi giải trí]
  • VinFa [chuỗi nhà thuốc và hệ thống phân phối]
  • Vinschool [giáo dục]
  • Vinfast [phương tiện di chuyển]
  • VinEco [nông nghiệp]
Vingroup

Tập đoàn Hòa Phát là thương hiệu hàng đầu về sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Khởi đầu là công ty chuyên bán các loại máy xây dựng, Hòa Phát lần lượt lấn sân sang các lĩnh vực khác như: nội thất, ống thép, bất động sản,…Ngày 15/11/2007, cổ phiếu Hòa Phát chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam; mã cổ phiếu HPG.

Đến tháng 3/2016 Hòa Phát có 18 công ty thành viên. Tháng 2/2017 thành lập công ty thép Hòa Phát Dung Quất. Với quy mô 4 triệu tấn/ năm đã đánh dấu một bước phát triển mới của Hòa Phát.

Tập đoàn Hòa Phát
Nhà máy sản xuất của tập đoàn Hòa Phát

FPT là một tập đoàn kinh tế thuộc top đầu tại Việt Nam. Với lĩnh vực chính là cung cấp các dịch vụ liên quan tới CNTT. Đây là công ty chuyên nghiệp về lĩnh vực gia công phần mềm lớn nhất hiện nay. Bên cạnh đó, FPT cũng đã có chi nhánh tại hơn 19 quốc gia trên khắp thế giới.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, FPT luôn nỗ lực với mục tiêu cao nhất là đem đến sự hài lòng cho khách hàng thông qua những sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ tối ưu nhất. Cùng với đó, FPT không ngừng nghiên cứu và tiên phong trong các xu hướng công nghệp góp phần khẳng định vị thế của nước ta trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. FPT đã trở thành đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ chuyển đổi số toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Công ty cổ phần FPT

Công ty cổ phần ô tô Trường Hải [Thaco] thành lập năm 1997. Tọa lạc tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai. Đến năm, công ty chuyển đổi hình thức từ công ty TNHH thành công ty cổ phần. Sau hơn 20 năm hình thanh, phát triển đến nay Thaco đã có số lượng nhân sự lên tới gần 18.000 người.

Hiện nay, Thaco đã là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam. Đây cũng là công ty duy nhất có khả năng sản xuất và lắp ráp đầy đủ 3 dòng xe: du lịch, xe tải và xe bus với tỉ lệ nội địa hóa 16% – 46%.

Thaco là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô tại Việt Nam. THACO xác định mục tiêu là giữ vững vị trí này đồng thời mở rộng đến khu vực ASEAN, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm lựa chọn công nghệ phù hợp, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đó tạo nền tảng để có thể phát triển thành tập đoàn.

Thaco
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải

Công ty cổ phần sữa Việt Nam [Vinamilk] được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa bao gồm: nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ, nhà máy sữa bột Dielac.

Năm 2003, tận dụng hiệu quả của công cuộc đổi mới đất nước. Công ty đã chuyển sang dạng mô hình cổ phần hóa và trở thành công ty sữa lớn nhất tại Việt Nam trong hơn 38 năm hoạt động và phát triển. Thị phần hiện tại của công ty là hơn 50% trong ngành sữa Việt. Sản phẩm của Vinamilk có mặt tại hầu khắp các siêu thị lớn nhỏ trên phạm vi cả nước.

Vinamilk luôn đem đến sự thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách không ngừng đa dạng hóa và cải tiến sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó giá cả cạnh tranh để có thể đưa sản phẩm đến tay với từng người dân Việt Nam.

Nhà máy sữa bột Việt Nam
Công ty cổ phần sữa Việt Nam [Vinamilk]

Masan Group là công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam. Chủ yếu tập trung vào ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên Việt Nam. Tầm nhìn của Masan là trở thành một tập đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương tại Việt Nam. Xét về quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông. trở thành đồi tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích nhất.

Các lĩnh vực hoạt động:

  • Masan Consumer Holdings: đuầ tư vào các ngành tiêu dùng của Việt Nam.
  • Masan Resources: là một trong những công ty tài nguyên lớn nhất
  • Techcombank: Hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam.
Tập đoàn Masan
Masan Group

Công ty vận hành hai chuỗi bán lẻ gồm Thegioididong.com và Dienmay.com. Trong nhiều năm qua, công ty đã luôn liên tục phát triển mạnh mẽ dẫu gặp nhiều khó khăn từ sự biến động của nền kinh tế thị trường.

Chuỗi Thegioididong.com được thành lập từ năm 2004 chuyên cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số bao gồm: di động, máy tính bảng, phụ kiệnvới hơn 500 siêu thị trãi dài tại 63 tỉnh thành cả nước. Dienmay.com xuất hiện cuối năm 2010 chuyên bán các sản phẩm điện tử tiêu dùng như bếp từ, lò vi sóng, máy xay sinh tố, máy hút bụi,…Đến tháng 4/2015 Dienmay.com chính thức đổi tên thành Điện Máy Xanh và đạt được rất nhiều thành công. Thegioididong luôn nằm trong danh sách các công ty lớn nhất Việt Nam.

Cửa hàng thế giới di dộng
Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] được thành lập vào 12/8/1993. Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6 347 tỉ đồng, phát triển mạng lưới với hơn 200 điểm giao dịch cùng đội ngũ khoảng 7000 nhân viên.

Để đạt được những con số như trên, VPBank đã tập trung đánh mạnh vào hai phân khúc đó là: khách hàng cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

VPbank Tower
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Tập đoàn Hoa Sen vẫn luôn chiếm giữ vị trí dẫn đầu về kinh doanh tôn – thép ở Việt Nam. Chiếm trên 40% thị phần cả nước. Hơn thế nữa, tập đoàn Hoa Sen còn là đơn vị xuất khẩu tôn hàng đầu Đông Nam Á. Vinh dự nhận được bằng khen của thủ tướng chính phủ năm 2011 và năm 2013.

Với những nền tảng như trên, tập đoàn Hoa Sen vẫn luôn từng bước khẳng định vị trí vững chắc của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Hoa Sen Group
Tập đoàn Hoa Sen

Tập đoàn vàng bạc đá quý DoJi được thành lập vào 28/07/1994. Vào những năm 90 của thế kỉ 20, công ty chính là đơn vị tiên phong chuyên sâu trong lĩnh vực khai thác đá quý, chế tác và xuất khẩu đá quý ra thị trường. Bên cạnh đó, Doji còn là một thương hiệu rất mạnh về lĩnh vực vàng bạc.

Với tiềm lực tài chính vững mạnh, tập đoàn DoJi còn phát triển hàng loạt hệ thống kinh doanh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tạo được sự tín nhiệm cao của xã hội và người tiêu dùng.

Vàng Bạc Đá Quý DOJI,

Trong bài viết trên, top10tphcm.com đã giới thiệu đến bạn top 10 công ty, doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề