Ý nghĩa triết học của câu già néo đứt dây

Người ta thường nói: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Tuy có nhiều phương thức để xây dựng hạnh phúc gia đình nhưng dù là phương thức nào thì điều đầu tiên vẫn là hai chữ “vừa đủ”.

Bạn đang xem: Già néo đứt dây là gì


Những mâu thuẫn dù nhỏ nhưng thiếu đi sự xây dựng sẽ dẫn đến đổ vỡ lớn


Trên thực tế, đã có không ít trường hợp, nhất là với phụ nữ đã lạm dụng những biện pháp mạnh trong hôn nhân để rồi nhận được những cái kết không mấy vui vẻ.

Bài ca “về nhà ngoại”

Tâm sự với chuyên gia tư vấn hạnh phúc gia đình, một cô vợ trẻ lo lắng cho biết, trước đây cứ mỗi lần vợ chồng mâu thuẫn, tranh cãi, cô thường giận cá chém thớt, trút giận vào người khác, thậm chí có khi còn đánh cả con chỉ vì đang bực tức chồng khiến mỗi lần như thế, đứa con phải trốn biệt đi chỗ khác.

Vừa qua, sau một trận cãi vã, chồng cô đã nói với cô rằng nếu em cảm thấy không hạnh phúc thì để con đấy anh ấy nuôi, hãy đi tìm thứ mình cần. Bực tức, cô bỏ về nhà mẹ ruột để mặc hai bố con tự xoay xở với nhau với hy vọng rằng cùng lắm chỉ 1 tuần, chịu hết nổi, anh ấy sẽ lại đến xin lỗi, làm hòa và đón cô về. Thế nhưng, mọi việc lại khác hẳn những điều cô nghĩ. Dù bỡ ngỡ khi lần đầu bắt vào làm mọi chuyện nhưng anh cũng không để mọi việc quá tệ. Sáng, anh chuẩn bị bữa sáng cho con đi học, tạt qua chợ mua thức ăn, chiều đón con về rồi nấu nướng. Anh nấu không rất ngon nhưng cũng không quá tệ. Quan trọng nhất là có vẻ như không có cô, căn nhà lại đâm ra yên bình hơn. Còn cô thì nhớ con đến quay quắt nhưng thấy chồng chẳng có vẻ gì muốn gọi cô về, tự ái, sĩ diện khiến cô cũng không thể mở lời trước.

Đến lúc này, cô mới biết cô vẫn yêu anh, và thực ra dù không kiếm được nhiều tiền nhưng anh lại là người chồng tốt bụng, luôn lo lắng cho vợ con. Mẹ cô khuyên, đàn ông ai cũng có cái hay cái dở, nếu con cứ so sánh chồng mình với người khác thì chẳng bao giờ có hạnh phúc được đâu.

Trường hợp của Hương còn nghiêm trọng hơn, cứ hễ cãi nhau, tự ái nổi lên là Hương đùng đùng bỏ đi, có khi về nhà cha mẹ, có khi qua nhà bạn. Được vài lần, sau này mỗi lúc cô bỏ đi và trở về nhà, chồng không những không xin lỗi mà còn mắng: “Đây không phải cái nhà hoang mà muốn đi thì đi, đến thì đến…”. Thậm chí, có lần cô bỏ đi mấy ngày, khi về thấy nhà cửa lạnh tanh. Hóa ra khi cô đi, anh cũng đi luôn. Đến khi đó, bình tâm suy nghĩ lại Hương mới thấy mình vẫn còn yêu chồng, cô muốn hàn gắn lại với anh nhưng không biết bắt đầu lại từ đâu khi mà sau những chuyến giận chồng bỏ đi, giữa cả hai đã có những khoảng trống không thể nào bù đắp được. Thậm chí, nhiều khi cô xin lỗi bố mẹ chồng, hứa với chồng sẽ thay đổi… để xây dựng lại mái ấm nhưng chị cảm nhận chồng Hương đã chán chường mệt mỏi, và cả một chút gì đó muốn buông bỏ.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Hộp Số 6 Cấp Là Gì ? Ưu Nhược Điểm Và Cách Sử Dụng

Dại khờ người đi

Chị Thanh Tâm, một chuyên gia tư vấn của Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam, cho rằng điều mà nhiều chị em phụ nữ rất hay mắc phải là đánh giá thấp chồng mình. Nhiều chị cho rằng khi vắng họ, chồng con sẽ rối tung lên, không thể làm được gì việc nhà và phải chấp nhận “xuống thang” để “mời” họ về. Thực ra, đàn ông không phải không làm được, nhưng khi cần, họ vẫn có thể làm tốt và đến khi đó, người vợ rơi vào tình cảnh bối rối, không biết quay về bằng cách nào cho hay, hợp lý.

Còn theo chuyên gia tâm lý Hương Ly, một khi các chị giận chồng, bỏ về nhà cha mẹ với tâm lý để hù dọa chồng, hoặc để kiểm tra, thử thách tình yêu của chồng với mình thì có nghĩa là các chị vẫn yêu chồng. Bên ngoài, các chị ra đi rất hùng hổ, quyết liệt nhưng trong lòng lại mong chồng mình ngăn lại. Miệng họ có thể hét to “chia tay” nhưng trong tâm lại mong chồng năn nỉ, thề thốt hứa hẹn. Thế nhưng, đàn ông lại không mấy ai hiểu, thông thường họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, phiền toái thậm chí còn cảm thấy khi người vợ làm vậy là làm xấu mặt chồng với gia đình, họ hàng, không coi mình và cả bố mẹ mình ra gì. Lúc ấy, các ông có thể phản ứng ngược, đẩy tình thế ngày càng trở nên xấu hơn dù thâm tâm họ vẫn yêu vợ nhưng do tự ái.

Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, giải pháp về nhà cha mẹ, giảm căng thẳng, tìm kiếm một chút yên bình cho riêng cá nhân cũng là một giải pháp tốt nhưng lúc ra đi phải thật khéo. Thay vì làm mình làm mẩy hô hào bỏ nhà ra đi, người vợ có thể chọn cách báo với chồng rằng đi công tác, đi nghỉ với bạn bè vài ngày. Hay nếu cần có thể nói thẳng với chồng rằng: “Tôi quá mệt mỏi và cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi vài ngày. Tôi đưa con về nhà cha mẹ chơi ít hôm!”. Phương thức này vừa giải quyết áp lực tâm lý hiện tại, vừa chừa đường lui cho cả hai vợ chồng. Biết đâu, vài ngày sau khi đã bình tâm, cả hai vợ chồng lại thấy chuyện vốn dĩ cũng chẳng có gì nghiêm trọng và có thể tha thứ, bỏ qua cho nhau. Khi đó, rõ ràng việc đón vợ hay vợ trở về sau “chuyến về thăm nhà ngoại” sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều so với trở về sau khi “bỏ nhà ra đi”.

Không có cái tự ái, sĩ diện nào có thể so sánh được niềm vui đoàn tụ gia đình. Sẽ khó tìm thấy một người thỏa mãn mọi mong muốn của mình nhất là trong đời sống hôn nhân. Nhưng không vì những thiếu hụt, khiếm khuyết ấy mà chúng ta bớt yêu thương nhau, bớt mang lại cho nhau niềm vui, bớt thấy mình hạnh phúc. Chúng ta sẽ bổ sung, hoàn thiện cho nhau dần dần để gia đình của chúng ta ngày càng trở nên ấm áp, gắn bó.

Và khi có sự bất đồng quan điểm, có mâu thuẫn ắt dẫn đến va chạm và “chiến tranh” lạnh cũng là điều không tránh khỏi. Nhiều khi vợ chồng tức bực làm vẻ lạnh nhạt với nhau, không thèm chào hỏi, không thèm nói chuyện, mọi hoạt động được diễn ra trong im lặng hoặc nếu có chỉ là những câu ngắn với nội dung thông báo, thậm chí là những mảnh giấy nhắn. Thế rồi, mỗi người cứ thế mang những ý nghĩ riêng, giận hờn, trách móc hoặc nặng hơn là ghét nhau nhưng không ai là người mở lời trước. Bức tường ngăn cách cứ thế ngày càng dày lên và có thể biến gia đình thành địa ngục.

 Ảnh minh họa
Trong hành trình hôn nhân, hầu như vợ chồng nào cũng có đôi lần “chiến tranh lạnh” như thế và nhiều người thú nhận rằng nó mệt mỏi không thua gì những cuộc khẩu chiến. Giải quyết thế nào để tránh rơi vào cảnh “già néo đứt dây” là một vấn đề đặt ra. Không ít trường hợp, bắt đầu chỉ là sự giận dỗi nhưng dần dần đã phát triển thành việc "căm hận" và không thể chịu đựng được nhau nữa. Sự im lặng tiếp diễn và cơn sóng lòng trong mỗi người thì ngày càng tăng lên.Theo các chuyên gia, khi vợ chồng có bất kỳ mâu thuẫn nào, cần được giải quyết triệt để. Đôi bên nên tránh kiểu thách thức hoặc trả đũa người bạn đời bằng thái độ lạnh nhạt. Những cuộc chiến tranh lạnh kéo dài sẽ phá hủy hạnh phúc gia đình. Hơn nữa, càng để lâu, bản thân người trong cuộc càng cảm thấy ấm ức: vợ không nhún nhường chồng, chồng không “hạ mình” trước vợ. Khi đó, từ thái độ giận dỗi, đôi bên chuyển sang chán ghét, thậm chí là coi thường, xa lánh nhau. Do đó, nếu chồng có tính gan lỳ, người vợ nên tránh so gan cùng chồng. Những lời nói nhẹ nhàng, cử chỉ ngọt ngào từ vợ có thể hóa giải mọi mâu thuẫn. Khi vợ chồng bình tĩnh, đôi bên sẽ cùng mổ xẻ vấn đề gây tranh cãi trong không khí hợp tác. Khi có xung đột thay vì cùng làm mặt lạnh, người vợ cũng nên tìm cách thổ lộ tâm tư để vợ chồng hiểu và gần gũi nhau hơn.Người ta bảo im lặng là vàng nhưng những yên lặng trong hạnh phúc gia đình còn đáng sợ hơn cả những xô xát to tiếng. Bởi cãi vã tranh luận để giải quyết mâu thuẫn sẽ làm cho vợ chồng hiểu nhau hơn, khi đó những mâu thuẫn lại mang nhiều ý nghĩa tích cực. Ngược lại, sự lạnh nhạt với nhau nghĩa là cả hai phía hầu như chẳng muốn cố gắng, không muốn cùng vun đắp.Từ nghiên cứu thực tế, các chuyên gia về hôn nhân gia đình cho rằng, dù bất kỳ tình huống nào, vợ chồng cũng nên trao đổi để đưa ra những phương hướng giải quyết. Nên nghĩ đến hướng xây dựng, không nên làm thỏa mãn cơn tức giận của mình để rồi muốn ra sao thì ra.

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

già néo đứt dây có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu già néo đứt dây trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ già néo đứt dây trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ già néo đứt dây nghĩa là gì.

Quá căng thẳng, không chịu nhượng bộ sẽ làm hỏng việc, gây đổ vỡ.
  • nói như rót vào tai là gì?
  • quý hồ tinh, bất quý hồ đa là gì?
  • xởi lởi trời gởi của cho, so đo trời co ro lại là gì?
  • chồng chắp, vợ nối là gì?
  • thèm như gái rở thèm ngói là gì?
  • muốn ăn, gắp bỏ cho người là gì?
  • lưỡi không xương nhiều đường lắt léo là gì?
  • tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "già néo đứt dây" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

già néo đứt dây có nghĩa là: Quá căng thẳng, không chịu nhượng bộ sẽ làm hỏng việc, gây đổ vỡ.

Đây là cách dùng câu già néo đứt dây. Thực chất, "già néo đứt dây" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ già néo đứt dây là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề