Báo cáo triển khai thực hiện năm học 2022 2022

UBND HUYỆN QUỐC OAI

TRƯỜNG THCS SÀI SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:…  /BC-THCSSS

Sài Sơn., ngày 07 tháng 1 năm 2022

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ I; Nhiệm vụ trọng tậm học kỳ II

 Năm học 2021 - 2022

PHẦN I: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ I

Thực hiện công văn số 03/PGDÐT-THCS ngày 04/1/2022 cùa Phòng GDÐT Quốc Oai về việc hướng dẫn báo cáo sơ kết học kỳ 1 năm học 2021-2022;

Trường THCS Sài Sơn báo cáo sơ kết học kỳ 1 như sau:

I. Việc thực hiện kế hoạch.

1. Quy mô phát triển.

- Số lượng học sinh: 1378, tăng 30 em so với cùng kỳ năm trước.

- Số lớp: 34, trung bình 40,5 học sinh/lớp, tăng 1 lớp so với cùng kỳ năm trước.

2. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.

- Thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017- 2018, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục theo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học; nghiên cứu chương trình tổng thể và chương trình môn học, nội dung giáo dục địa phương theo từng khối lớp, trao đổi, thảo luận để thống nhất và xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục.

- Trao quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm trong việc cụ thể hóa chương trình cho giáo viên ở các bộ môn; rà soát chương trình, thiết kế thành các chủ đề dạy học để đạt mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực HS, tổ chức lại nội dung dạy học, tăng tính phối hợp liên môn, đặc biệt nhóm bộ môn KHTN và các bộ môn liên quan đến lớp 6, tạo điều kiện để HS giải quyết các vấn đề thực tiễn, tự tìm ra kiến thức mới trên cơ sở kiến thức do GV cung cấp, tăng khả năng tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác giữa các HS.

3. Việc dạy học trực tuyến/trực tiếp:

- Lập hồ sơ dạy học trực tuyến, xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến: kịch bản, thời khóa biểu, phương thức quản lí, hỗ trợ GV và HS trong giai đoạn dạy học trực tuyến phù hợp, hiệu quả, đảm bảo hoàn thành nội dung, chương trình hoạt động học tập và rèn luyện; thực hiện từ ngày 06/9/2021 cho đến khi có quyết định cho học sinh trở lại trường học; áp dụng cho tất cả các môn học trong chương trình chính khoá, thời lượng 45 phút/giờ học, thực hiện trong các buổi sáng, đảm bảo cơ bản chương trình dạy học theo kế hoạch, có tinh giản một số nội dung theo CV 4040/BGD-GDTrH ngày 16/9/2021 về việc Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022.

- Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, công cụ, đảm bảo cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt dạy học trực tuyến. Tạo các sản phẩm trực tuyến như sổ đầu bài, lịch báo giảng, sổ điểm điện tử, .v.v. để sử dụng trong quá trình dạy học.

- Tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn các modun, tập huấn kỹ năng sử dụng cơ bản thành thạo các ứng dụng, phần mềm dạy học; học sinh tham gia học tập và hoàn thành làm bài kiểm tra đầy đủ theo hướng dẫn của giáo viên;

- Yêu cầu cha mẹ học sinh chuẩn bị các điều kiện cơ bản, giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn cho con em mình học trực tuyến đầy đủ.

- Phối hợp các tổ chức, cơ quan, đơn vị, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường ủng hộ để 100% học sinh có đủ trang thiết bị học trực tuyến.

- Xây dựng phương án cho học sinh trở lại trường học khi điều kiên cho phép. Cụ thể khối lớp 9 trở lại trường học trực tiếp theo KHDH [môn Toán – Văn – Anh học trực tiếp và tăng cường tại trường; các môn còn lại học trực tuyến theo TKB]. Thời gian bắt đầu từ ngày 20/12/2021. Có các phương án giãn cách, phòng chống dịch, bố trí giáo viên giảng dạy, xử lý trường hợp bất thường.

4. Số chủ đề dạy học nội môn, liên môn đã xây dựng và thực hiện: 38. Cụ thể  tổ KHXH 13, tổ Toán-CN 4, tổ Năng khiếu 3, tổ KHTN 18.

5. Số video bài dạy của các tổ nhóm chuyên môn của đơn vị đã xây dựng và thực hiện trong Học kì I: 34. Cụ thể tổ KHXH 12, tổ Toán-CN 1, tổ Năng khiếu 19, tổ KHTN 2.

II. Công tác chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn:

1. Đổi mới hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh phòng chống dich bệnh Covid-19.

- Trong sinh hoạt chuyên môn cụm hay tổ, giáo viên được tập huấn kỹ năng sử dụng CNTT để đáp ứng việc phối hợp đa dạng các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học trong dạy học trực tuyến; đổi mới sinh hoạt chuyên môn chú trọng vào việc lập kế hoạch, nghiên cứu chương trình trực tuyến; xây dựng các phụ lục theo hướng dẫn và chỉ đạo của PGD.

- Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới và sử dụng nhiều phương tiện dạy học nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành. Ngoài ra sử dụng phần mềm dạy học và mạng Internet giúp học sinh khám phá kiến thức trên mạng có định hướng.

- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhóm nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn bằng sản phẩm.

- Hướng dẫn học sinh thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, những phương pháp học tập chung và chuyên biệt của từng bộ môn, sử dụng phương pháp dạy học toàn lớp, cá nhân, nhóm bằng các hình thức chia nhóm, chatbox, zalo, padlet, …; tăng tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh.

- Đánh giá học sinh bằng hình thức bài kiểm tra đa dạng: giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…

- Đánh giá trong suốt quá trình học tập, chú trọng năng lực thực tế, sáng tạo, sự tiến bộ của học sinh; thực hiện đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương để điều chỉnh quá trình dạy học; đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy sáng tạo; đánh giá dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng theo định hướng tiếp cận năng lực từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ theo định hướng tiếp cận năng lực của học sinh.

- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận. Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm: Azota, OLM, …

- Kết quả xếp loại văn hóa của học sinh, so sánh với cùng kỳ năm trước:

Năm học 2020-2021:

KHỐI

SỐ

HỌC

SINH

XẾP LOẠI HỌC LỰC

GIỎI

KHÁ

TB

YẾU

KÉM

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6

348

71

20.40

129

37.07

118

33.91

28

8.05

2

0.57

7

283

51

14.49

141

40.06

127

36.08

31

8.81

2

0.57

8

342

56

16.37

137

40.06

113

33.04

36

10.34

0

0.00

9

306

58

18.95

135

44.12

87

28.43

26

8.50

0

0.00

TOÀN TRƯỜNG

1348

236

17.51

542

40.21

445

33.01

121

8.98

4

0.30

Năm học 2021-2022:

KHỐI

SỐ

HỌC

SINH

XẾP LOẠI HỌC LỰC

TỐT

KHÁ

ĐẠT

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6

340

96

 28,24

137

40,29

96

28,24

11

 3,24

           

KHỐI

SỐ

HỌC

SINH

XẾP LOẠI HỌC LỰC

GIỎI

KHÁ

TB

YẾU

KÉM

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7

346

 97

28,03

121

 34,97

 99

28,61

 29

8,38

 0

 0

8

349

105

30,09

 131

 37,54

 91

 26,07

22

6,3

0

 0

9

343

116

33,82

152

44,31

68

19,83

 7

2,04

 0

 0

TOÀN TRƯỜNG

1378

414

30,04

414

39,25

354

 25

69

 5,01

 0

 0

- So sánh 2 năm liền kề cùng kỳ: số lượng học sinh giỏi và khá tăng dần, số lượng học sinh trung bình, yếu, kém giảm đáng kể. Cụ thể:

Năm học

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

2019-2020

14.3%

46.41%

30.89%

8.18%

0,08%

2020-2021

17.51%

40.21%

33.01%

8.98%

0,3%

2021-2022

30,04%

39,25%

25%

5,01%

0%

Toàn trường có 955/1378 học sinh đạt HSTT trở lên [trong đó 414 em đạt danh hiệu HSG và 541 HSTT]

- Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

 + Một vài giáo viên chưa theo kịp sự thay đổi do tuổi tác chưa thông thạo sử dụng các phần mềm, do đã quen với việc dạy học theo chương trình, bài học có sẵn.

+ Chất lượng học trực tuyến không cao do giáo viên khó khăn trong việc quản lý học sinh trong thời gian học trực tuyến, một bộ phận không nhỏ học sinh ý thức học tập chưa chăm, động cơ, thái độ học tập chư­a đúng dẫn, lười tư duy, hổng kiến thức.

+ Thời gian tự học còn hạn chế ở nhiều HS do ý thức học sinh, một số cha mẹ học sinh không dành nhiều sự quan tâm đến việc học trực tuyến của con

- Biện pháp:

Quản lý sĩ số học sinh ngay từ 15 phút đầu trước khi vào giờ học. Tổ quản lý học sinh nắm bắt lý do vắng mặt của học sinh, liên hệ với cha mẹ HS qua điện thoại, đôn đốc, nhắc nhở ý thức giờ giấc của HS; Phối hợp chặt chẽ với CMHS quản lý HS trong giờ học, liên lạc trao đổi thường xuyên giữa GVCN, GVBM, TPT với CMHS.

Tổ chức chia sẻ kỹ năng sử dụng phần mềm dạy trực tuyến trong nội dung SHCM tổ nhóm.

2. Đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn; sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn:

- Nhà trường chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực theo Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp Bàn tay nặn bột và các phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 về việc hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học qua mạng.

- Các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa đã chọn, lựa chọn nội dung theo hướng tinh giảm để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong điều kiện trực tuyến của nhà trường; chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, sắp xếp lại nội dung dạy học theo chủ đề thay cho dạy học theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa.

- Đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, đổi mới phương thức xây dựng bài học minh họa; mục tiêu và phương pháp quan sát khi dự giờ; nội dung và quy trình phân tích, rút kinh nghiệm bài học.

- Tham gia tích cực vào sinh hoạt chuyên môn nhóm, tổ, cụm trường, thành lập các nhóm bộ môn chung trong toàn huyện, thành phố để chia sẻ về kiến thức, phương pháp, công tác chuyên môn, sử dụng CNTT trong giảng dạy.

- Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân:

Bước đầu thực hiện tự chủ về xây dựng chương trình còn gặp nhiều khó khăn, bất cập do chưa có thời gian trải nghiệm.

Việc quản lý và sinh hoạt CM có nhiều tiện lợi song vẫn có những hạn chế do đường truyền, tương tác nhiều khi không ổn định.

- Biện pháp:

Rút kinh nghiệm, điều chỉnh những bất cập của chương trình do tổ nhóm CM xây dựng để phù hợp trong mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn.

Tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục đối với lớp 6 theo sát nội dung trong Hướng dẫn số 244/HD-GDĐT-THCS ngày 01/9/2021 của phòng GD&ĐT Quốc Oai v/v thực hiện nhiệm vụ năm học; đào tạo, bồi dưỡng cho GV Sử,  Địa, KHTN, Âm nhạc, Mỹ thuật, phân công giáo viên theo từng phân môn, bố trí dạy học đồng thời phân môn bảo đảm tương đương về thời lượng trong từng học kì một cách linh hoạt cùng với xây dựng thời khóa biểu; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp do GVCN và TPT đảm nhận .                

3. Tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; kết quả tổ chức việc học tập trên hệ thống Hanoistudy:

- Đầu tư hệ thống máy vi tính và các thiết bị CNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học. Có 1 phòng học tin học với 32 máy vi tính kết nối internet [tăng 12 máy so với cùng kỳ năm trước], mỗi phòng hành chính đều được trang bị 1 máy tính, ngoài ra có 3 máy tính xách tay phục vụ giảng dạy, mỗi phòng học có 1 màn hình TV kết nối mạng [tăng 15 máy so với cùng kỳ năm trước], mỗi phòng bộ môn có máy chiếu và máy tính kết nối mạng; sử dụng các phần mềm quản lý điểm, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành, phần mềm thí nghiệm ảo ... .

- Chỉ đạo và hướng dẫn sử dụng phần mềm khai thác tài nguyên và đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tạo bài học và tham gia các đợt tập huấn, các cuộc thi do Bộ và Sở tổ chức. Có 10 đồng chí tham gia tập huấn thiết kế bài giảng e-learning, 5 đồng chí tham gia thi thiết kế bài giảng điện tử do Bộ Giáo dục tổ chức.

- Phối hợp với Viettel và Vinaphone và các đơn vị ở địa phương cung cấp máy tính, dịch vụ Internet cáp quang miễn phí cho học sinh. Hiện tại có 09 máy tính, 04 điện thoại, 36 sim đã được hỗ trợ cho các em học sinh.

- Cán bộ, giáo viên đã sử dụng phần mềm Zoom meetings để trao đổi công việc, chuyên môn nghiệp vụ và các nội dung. Đồng thời tích cực tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức ôn tập hiệu quả...

- Tạo tài khoản cho học sinh đang học tại trường ôn tập bằng hình thức trắc nghiệm khách quan trên hệ thống Hanoi Study bằng  máy tính  để bàn hoặc LaptopIpad, điện thoại thông minh có kết nối internet để học và tham gia các kỳ thi ôn tập, kỳ thi chính thức.

- Từng giáo viên xây dựng, cập nhật ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi và học liệu điện tử riêng, phù hợp với phân công chuyên môn và kế hoạch giảng dạy của mình cũng như chia sẻ, đóng góp vào ngân hàng câu hỏi, đề thi chung; mở rộng nhiều hình thức câu hỏi [trắc nghiệm, tự luận, điền khuyết…]; giao bài tập về nhà cho học sinh và chấm điểm online.

4. Tổ chức các cuộc thi của giáo viên; bồi dưỡng HSG; hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học.

* Cuộc thi trình giảng dạy học trực tuyến do PGD tổ chức: có 2 đồng chí tham gia, đạt 1 giải Nhì cấp huyện môn toán, 1 giải Ba cấp huyện môn Địa lý.

* Trường tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 8 và 9. Có 2 sản phẩm: khoa học hành vi của học sinh lớp 8B và vật lý thiên văn của học sinh lớp 9I tham gia thi cấp huyện với kết quả lần lượt là 55/100 điểm và 65/100 điểm.

* Bồi dưỡng HSG các cấp:

- Có 34 lượt học sinh đang tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi mở rộng cấp TP;

- Đã thành lập 10 đội tuyển học sinh giỏi các môn theo tỉ lệ tối đa số học sinh/môn/khối cấp trường.

- Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân:

Việc đầu tư cho hoạt động KHKT chưa nhiều, kết quả còn khiêm tốn do gấp gáp về thời gian, chưa chủ động triển khai sớm.

Do tình hình dịch bệnh nên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bằng hình thức trực tuyến và còn bị gián đoạn.

- Biện pháp:

Giáo viên hướng dẫn học sinh trên cơ sở phát triển ý tưởng và sản phẩm sẵn có, cố gắng hoàn thiện tốt và đúng kế hoạch cuộc thi KHKT.

Tăng cường bồi dưỡng học sinh trong HKII.

III. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; việc xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, an ninh an toàn, vệ sinh; dạy thêm học thêm.

  1. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

- Đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống.

- Tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025 theo Quyết định số 1299/QĐ-TT ngày 03/10/2018 của Chính phủ.

- Rà soát đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học giáo dục đạo đức, các môn học chính khóa và các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm đạo đức, lối sống...; chỉ đạo lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong môn học Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Mỹ thuật, Công nghệ, trải nghiệm.

- Duy trì các hoạt động phong trào và từ thiện, thăm hỏi và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh chưa có hoặc thiếu thiết bị học trực tuyến, bệnh tật hiểm nghèo; Phối hợp với cha mẹ học sinh, lực lượng an ninh địa phương xử lý, giải quyết các vấn đề nảy sinh và giáo dục ý thức học sinh.

- Triển khai hiệu quả công tác Đội và phong trào thiếu nhi, duy trì nếp hoạt động Đội, các hoạt động phong trào. Liên đội đã thực hiện được hơn 20 video tuyên truyền trong các dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Pháp luật Việt Nam, ngày thành lập QĐND Việt Nam trong HKI.

- Triển khai cuộc thi đối với học sinh: Có 2 sản phẩm thi KHKT cấp huyện, 41 sản phẩm cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền phòng chống covid-19, có 1.612 lượt học sinh tham gia thi trực tuyến “An toàn giao thông thủ đô”, có 41 sản phẩm cuộc thi “Nói không với nhựa dùng một lần”.

Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2020-2021:

KHỐI

SỐ

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM

HỌC

TỐT

KHÁ

TB

YẾU

SINH

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6

348

301

86.49

43

12.36

4

1.15

0

0.00

7

352

283

80.40

69

19.60

0

0.00

0

0.00

8

342

271

79.24

63

18.42

8

2.34

0

0.00

9

306

256

83.66

46

15.03

4

1.31

0

0.00

TOÀN TRƯỜNG

1,348

1,111

82.42

221

16.39

16

1.19

0

0.00

Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2021-2022:

KHỐI

SỐ HỌC SINH

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM

TỐT

KHÁ

TB

YẾU

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6

348

314

92,35

26

7,65

7

283

308

89,02

38

10,98

8

342

300

85,96

47

13,47

2

0,57

9

306

302

88,05

33

9,62

8

2,33

TOÀN TRƯỜNG

1378

1224

88,02

144

10,45

10

0,73

So với cùng kỳ năm học 2020-2021, số học sinh xếp hạnh kiểm tốt tăng, cụ thể từ 82,42% lên 88,02%;  số hạnh kiểm khá và trung bình giảm, cụ thể loại khá từ từ 16,39% đến 10,45%, trung bình từ 1,19% đến 0,73%., nhiều năm không có học sinh hạnh kiểm yếu.

  1. Việc xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, an ninh an toàn, vệ sinh

- Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ; bộ quy tắc ứng xử trường học, phối hợp giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn, Đội xây dựng môi trường ứng xử văn hóa; tôn trọng học sinh, đối xử công bằng, bình đẳng; phát huy dân chủ.

- Tuyên truyền, quán triệt tới cán bộ quản lý, giáo viên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ trẻ em; các văn bản quy định công tác quản lý nâng cao đạo đức nhà giáo. Xây dựng trường học đạt chuẩn, xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Tuyên truyền ý thức, hành vi và thói quen giữ gìn vệ sinh trường lớp, biện pháp đảm bảo an ninh, phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại, bạo lực,  giáo dục an toàn giao thông, ý thức bảo vệ và tự bảo vệ, kỹ năng xử lý các tình huống, tránh xa các tệ nạn kịp thời thông qua các hoạt chào cờ đầu  tuần, sinh hoạt cuối tuần. 

- Tăng cường quản lý, phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình, các vướng mắc phát sinh, thực hiện các giải pháp phòng ngừa bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học: Lắp đặt camera an ninh; bố trí lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách bảo đảm duy trì tình hình an ninh, trật tự khu vực trường học; cung cấp thông tin, tình hình các đối tượng có biểu hiện hoạt động phức tạp tại khu vực trường học cho lực lượng Công an.

- Rà soát, kiểm tra, hàng ngày toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ các hoạt động học tập, vui chơi trong khuôn viên nhà trường, kịp thời sửa chữa, thay thế, khắc phục, đảm bảo môi trường nhà trường an toàn.

- Tuyên truyền, giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, lao động giúp đỡ gia đình và tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoại động tình nguyện; không truy cập các website thiếu lành mạnh trên internet; không sử dụng ma túy, đánh bạc, đua xe; không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phòng, chống việc tuyên truyền của các hội, tôn giáo hoạt động trái phép.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình tốt, điển hình tiêu biểu về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: tấm gương thầy giáo Nguyễn Đình Cử trong công tác thiện nguyện, cô Nguyễn Thị Minh Nhã trong công tác phòng chống covid-19 và hiến máu nhân đạo.

- Hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác;

3. Biện pháp khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm, thu sai quy định

- Giảm tải chương trình theo nội dung công văn 4040, giảm hàn lâm, gắn với thực tiễn; hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; tăng cường giáo dục phẩm chất, thể chất, kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh… giảm áp lực thi cử, giảm mức độ yêu cầu của đề thi, sát với nội dung học trực tuyến.

- Chỉ đạo, quản lý việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn; tăng cường chức năng giám sát của nhân dân; quán triệt giáo viên nhà trường về vấn đề dạy thêm trực tuyến.

 IV. Công tác phổ cập, xây dựng trường chuẩn quốc gia:

1. Công tác phổ cập giáo dục THCS năm 2021: đạt chuẩn mức độ 3.

2. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: tính đến tháng 12/2021 đã được Thành phố Đánh giá ngoài năm 2020 kiểm định  chất lượng mức độ 2; Trường đạt chuẩn mức độ 1.

V. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 7; việc triển khai tập huấn nhân rộng các nội dung do Bộ, Sở GDĐT, Phòng GD tổ chức; các hoạt động bồi dưỡng khác do nhà trường tổ chức; hoạt động đổi mới quản lí giáo dục.

1. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên tham gia đầy đủ các chuyên đề, các lớp tập huấn do SGD và PGD tổ chức từ chương trình GDPT mới đến lựa chọn sách giáo khoa, tập huấn giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 6 và kế tiếp SGK lớp 7; phân công giáo viên dạy chương trình mới phù hợp, đổi mới; Sau mỗi đợt bồi dưỡng tập trung của Phòng, Sở, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng lại qua thuyết trình, báo cáo của giáo viên đã tập huấn hoặc trải nghiệm, thực hành trong những buổi thực hiện chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

- GV tiếp tục lựa chọn, xây dựng các chủ đề bắt buộc, tự chọn, chủ đề cơ bản, nâng cao, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp điều kiện dạy học... Xây dựng và phát triển chương trình môn học của nhà trường. Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; Xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng. Học tập thông qua trải nghiệm.

- Tổ chức chia sẻ, rút kinh nghiệm về phương pháp, kiến thức chuyên môn để chuẩn bị cho HKII và lớp 7.

2. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 7.

- Rà soát lại các phòng học bộ môn [theo quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 về ban hành qui định phòng học bộ môn của cơ sở GDPT] của các cấp học để cải tạo, nâng cấp rà soát, bổ sung máy tính, màn hình TV cho 34 phòng học, tiến tới đủ thiết bị cho lớp 7 của năm học tiếp theo. Có kế hoạch chuẩn bị các phòng học bộ môn: Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội.

- Tham mưu với cấp có thẩm quyền mua sắm bổ sung đủ và đảm bảo tối thiểu bằng với các quy định tại Thông tư quy định danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ GDĐT để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

3. Đổi mới quản lý giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học và tổ chức tốt Hội nghị viên chức đầu năm học và thông qua các qui định của Bộ, Sở, Phòng GDĐT; thống nhất các quy chế, qui định thu chi tài chính, phân công rõ trách nhiệm của thành viên BGH và của các vị trí việc làm trên tinh thần tự chủ và gắn với tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng. BGH thực hiện sự chỉ đạo của Chi Uỷ chi bộ, trong công việc phối hợp với các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, chỉ đạo TPT Đội hoạt động có hiệu quả, duyệt kế hoạch và giám sát thực hiện kế hoạch của các tổ, bộ phận, đoàn thể trong nhà trường.

         -. Tự chủ  trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, linh hoạt trong hình thức tổ chức giáo dục và phương pháp dạy học. Kế hoạch giáo dục của mỗi trường được xây dựng từ tổ chuyên môn. Hoạt động chỉ đạo, kiểm tra dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường. Thường xuyên động viên đội ngũ, lắng nghe ý kiến của giáo viên để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý.

-  Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng thực hiện tốt công tác quản lý trên tinh thần “Bám sát cơ sở - Kỷ cương trong quản lý - Thực chất trong đánh giá”, tích cực tham gia dự giờ thăm lớp và trực tiếp chỉ đạo các hoạt động dạy và học. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cập nhật thông tin những việc làm hàng ngày, kết quả công việc, kiểm tra nề nếp GV - NV và học sinh trong nhật ký. Thực hiện nghiêm túc quy chế phân công nhiệm vụ đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. Chỉ đạo toàn diện hoạt động của toàn trường trong thời gian trực về các mặt như: Thời gian, chuyên cần của giáo viên và học sinh, giải quyết sự vụ hành chính, dự giờ, thăm lớp, kiểm tra đột xuất, quản lý giáo viên và học sinh, quản lý hồ sơ, tài chính, tài sản thiết bị, cơ sở vật chất.

- Rà soát chất lượng môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, kiểm tra cuối kì đối với các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Địa lý đối với học sinh lớp 9, rút kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023;

-  Tổ chức kiểm tra cuối kỳ đối với một số môn học lớp 6 [Toán, Ngữ văn, KHTN, Ngoại ngữ,...], đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình GDPT 2018.

- Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn xây dựng ngân hàng đề thi giữa kì và cuối kỳ cho các bộ môn đánh giá bằng điểm số. 

- Chỉ đạo TTCM, giáo viên, học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên trang mạng "Trường học kết nối" và hình thức học tập trực tuyến các môn văn hóa cấp THCS trên hệ thống Hanoi Study; khuyến khích giáo viên tham gia các nhóm chuyên môn tự lập trong phạm vi trường, cụm trường, huyện và thành phố.

VI. Đề xuất, kiến nghị với các cấp quản lý:

- Tham mưu UBND huyện rà soát, đầu tư bổ sung trang thiết bị dạy học lớp 6 phục vụ chương trình GDPT mới, đặc biệt phòng ngoại ngữ; phòng tin học.

- Định hướng cho các trường bố trí, sắp xếp nhân sự giảng dạy các môn KHTN, trải nghiệm.

PHẦN II: NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỌC KỲ II

1. Tiếp tục làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, xây dựng trường học an toàn, môi trường giáo dục lành mạnh; thực hiện chất lượng, hiệu quả, ổn định hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến.

2. Kiên trì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện học sinh; đảm bảo điều kiện triển khai Chương trình GDPT 2018; nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL-GV gắn với công tác bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

3. Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.

4. Tiếp tục tổ chức cho học sinh lớp 9 học trực tiếp tại trường cho môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ.

Nơi nhận:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo [để b/cáo];

- Lưu: VT.     

HIỆU TRƯỞNG

[ký, đóng dấu]

                           Trần Thị Hiền

Video liên quan

Chủ Đề