Xu hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong tương lai

Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng tác động sâu và rộng đến ngành Ngân hàng. Điều này có thể nhìn thấy rõ qua xu hướng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới với tính năng, tiện ích vượt trội cho các khách hàng.

Số hoá ngân hàng – xu hướng tất yếu

Một trong những xu hướng được đánh giá phát triển nhất là ngân hàng số. Phát triển ngân hàng số đã không còn là một lựa chọn mà trở thành nhu cầu tất yếu, thúc đẩy các ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ và giao dịch tài chính. Đây cũng là xu hướng của ngành Ngân hàng nhằm góp phần đẩy mạnh triển khai định hướng tài chính toàn diện [Financial Inclusion].

Điểm nhấn trong thời gian qua là dịch vụ ví điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đạt được tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng cũng như giá trị giao dịch. Theo ông Nghiêm Thanh Sơn, tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 4,2 triệu ví điện tử đã liên kết với tài khoản ngân hàng và trong năm 2018, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý 214 triệu giao dịch, đạt giá trị 91.000 tỷ đồng.

Hạ tầng thanh toán cũng phát triển mạnh. Tính đến cuối quý I/2019, cả nước có 18.668 máy ATM, 261.705 máy POS được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, cơ sở y tế, bệnh viện, trường học… Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tiếp tục tăng trong quý đầu năm, đạt 65 triệu giao dịch với tổng số tiền 171.000 tỷ đồng.

Các ngân hàng cũng như các tổ chức TGTT đã cung ứng dịch vụ cho nhiều lĩnh vực: thanh toán tiền điện, tiền nước, học phí, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, giao dịch chứng khoán, thanh toán vé máy bay, tàu hỏa, vé xem phim, cước truyền hình, viễn thông, nạp rút ví điện tử…

Bên cạnh các dịch vụ tài chính phục vụ dân cư, các ngân hàng còn thực hiện phối hợp với các bộ, ngành không ngừng cải cách thủ tục hành chính. Việc thu nộp ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính phối hợp cùng NHTM từng bước điện tử hóa. Hiện khoảng 95% các khoản thu nộp thuế xuất nhập khẩu được thực hiện dưới các hình thức điện tử của NHTM hoặc qua cổng thông tin của Tổng cục Hải quan.

Những thách thức của ngành ngân hàng

Sự phát triển của các xu hướng mới này mang lại nhiều lợi ích lớn cho người sử dụng, ngân hàng, và cả nền kinh tế. Tuy nhiên xu hướng này cũng vấp phải nhiều rào cản. Rào cản lớn nhất hiện nay đó là thói quen sử dụng tiền mặt và nhận thức của người dân. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử.

Hiện nay, hầu hết giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước và người dân, DN trên các cổng dịch vụ công chưa có quy định thống nhất, chưa có cơ chế xác thực định danh người sử dụng đảm bảo an toàn. Vì vậy, đại diện Viện Chiến lược NHNN kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ xác thực và định danh điện tử đa dạng, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong giao dịch điện tử.

Một trong những giải pháp để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là tạo ra ưu đãi về mặt tài chính cho người tiêu dùng và DN bán hàng khi sử dụng thanh toán điện tử. Kinh nghiệm tại một số nước cho thấy, Chính phủ có thể đưa ra những chính sách như giảm thuế giá trị gia tăng hoặc giảm thuế thu nhập khi sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Cơ hội lớn trong quá trình phát triển

Cuộc CMCN 4.0 mang đến những cơ hội lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Theo đó hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ gia tăng việc tiếp cận thị trường quốc tế cho các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng Việt Nam có thể nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và đầu tư qua biên giới thông qua các hiệp định đối tác thương mại mà Việt Nam là thành viên. Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, không chỉ các “ông lớn” mà toàn hệ thống các ngân hàng Việt Nam sẽ có nhiều hơn cơ hội vươn cánh tay ra ngoài lãnh thổ, mở rộng phạm vi hoạt động và tạo dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế nếu kịp thời nắm bắt được lợi thế của cuộc cách mạng này. Các ngân hàng Việt Nam có cơ hội tiếp cận và tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng mang tính chất toàn cầu, có tính chuyên nghiệp cao; đồng thời người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng nhiều hơn những lợi ích từ sân chơi này.

Nhân lực ngành ngân hàng trong thời đại 4.0

Nhiều năm nay, các ngân hàng thương mại vẫn loay hoay với bài toán nhân sự, thừa cũng thừa mà thiếu thì cũng thiếu. Và trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng chạy đua phát triển công nghệ, phát triển ngân hàng số thì thách thức về nhân lực với các nhà băng còn lớn hơn. Các ngân hàng sẽ phải đối mặt với bài toán nhân sự khó hơn trong tương lai, mà thậm chí hiện tại cũng đã xảy ra.

Kết quả một cuộc khảo sát với các ngân hàng gần đây, có 3 thách thức lớn nhất trong công tác tuyển dụng hiện nay. Trong đó 26% là thách thức đến từ mức lương và chế độ đãi ngộ cạnh tranh. Ngoài ra, đáng chú ý tỷ lệ nghỉ việc, bỏ việc trong ngành rất cao lên tới 21%. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nhận định đang thiếu ứng viên trầm trọng.

Nguồn nhân sự chất lượng cao cho ngân hàng hiện nay đòi hỏi phải có 3 trong 1, bao gồm kiến thức về công nghệ, tài chính và ngoại ngữ. Nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn chiếm chủ yếu trong lao động ngành ngân hàng hiện nay, có tới 90% có kỹ năng chuyên môn tài chính nhưng lại không có kỹ năng về IT và thiếu hụt ngoại ngữ.

Trong khi đó, nhân sự giỏi IT thì lại không giỏi chuyên môn khiến lập trình ứng dụng hiệu quả không cao, mâu thuẫn tác nghiệp. Nhân sự cấp cao các ngân hàng hiện nay thường ít am hiểu về IT dẫn tới quyết định chậm hoặc sai lầm khi đầu tư về công nghệ. Có những phó tổng ở các ngân hàng thương mại chuyên về IT nhưng am hiểu về chuyên môn quản trị tài chính thì yếu hơn.

Vậy, giải pháp cho những banker đang làm việc, tiếp cận được mức lương và những vị trí cao hơn là gì? Ngoài kiến thức về chuyên môn, các banker cần có thêm ít nhất kỹ năng về ngoại ngữ. Sau đó đến kỹ năng công nghệ.

Phương pháp học Đại học trực tuyến ngành ngôn ngữ anhngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Mở Hà Nội rất phù hợp cho người đang đi làm. Chủ động thời gian học mà vẫn có thể nhận bằng cử nhân Đại học ngành Ngôn Ngữ Anh và Công nghệ thông tin uy tín và chất lượng.

Đăng ký học thử chương trình cử nhân Đại học trực tuyến ngành Công nghệ thông tin và ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Mở ngay tại đây! 
Hotline liên hệ: 0919240116

Ngành ngân hàng – cuộc đua về phát triển từ nội lực

[ĐCSVN] - “Hưởng lợi” sẽ chỉ là cụm từ cho những kỳ vọng và tầm nhìn ngắn hạn; lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ số hiện đại và năng lực tài chính mạnh sẽ luôn là yếu tố mang lại sự phát triển nhanh, bền vững cho doanh nghiệp – điều luôn hấp dẫn các nhà đầu tư.

Trong năm 2020-2021, “hưởng lợi” là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập về nền kinh tế và các ngành nghề tại Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khả năng chống chọi tốt với đại dịch Covid-19, tạo điều kiện cho nhiều ngành hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng như ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm, vận tải logistic,…

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý I, II/2021 và 2020 của các ngân hàng

Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 trên quy mô rộng đã ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế. Mức giảm 6,2% của GDP Quý 3/2021 so với quý trước là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Đến đầu Quý IV/2021, trong chiến dịch chuyển từ "zero Covid-19" sang "sống chung với Covid-19" khi các tỉnh, thành phố triển khai từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, nền kinh tế dần được mở cửa và kỳ vọng sẽ có sự phục hồi. Cùng với đó, các ngành đầu tư công như xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, bán lẻ, logistics… được kỳ vọng phục hồi rất nhanh và hưởng lợi lớn. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng giữ vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, cũng là ngành hiếm hoi không được đề cập trong nhóm ngành hưởng lợi 9 tháng đầu năm 2021, sẽ có triển vọng như thế nào trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022; các ngân hàng đã chuẩn bị sẵn tâm thế và nội lực như thế nào cho cuộc đua sắp tới? Đâu sẽ là động lực cho sự phân hóa trong khối các nhà băng trong giai đoạn tới?

Cuộc đua về tăng vốn để trợ lực cho hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro

Năm 2021 là năm của những“cuộc đua” về tăng vốn giữa các ngân hàng. Đây cũng là nhu cầu thường trực của các ngân hàng khi vốn chủ sở hữu đa phần còn mỏng hoặc cần gia cố thêm để nâng cao khẩu vị an toàn vốn. Từ đầu năm đến nay, 19 ngân hàng liên tục đẩy mạnh tăng vốn bằng nhiều hình thức và đã nhận được sự chấp thuận chính thức về tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước [NHNN], bao gồm các ngân hàng có vốn Nhà nước như Vietcombank, VietinBank, BIDV; các ngân hàng thuộc khối tư nhân gồm SHB, VP Bank, TP Bank, OCB... Tính đến thời điểm 30/06/2021, VietinBank là ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ với 48.058 tỷ đồng, tiếp sau là BIDV, Vietcombank, Techcombank, Agribank, MB Bank, VP Bank…

Trong khi đó, chậm nhất đến ngày 1/1/2023, các ngân hàng phải thực hiện tỷ lệ an toàn vốn [CAR] theo chuẩn Basel II được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Tính đến nay đã có 16/35 ngân hàng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41. Không chỉ để đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn, việc tăng vốn cũng góp phần tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng, gia tăng nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi mà tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn được siết chặt lại theo lộ trình tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 của Ngân hàng nhà nước[1]. Theo đó, cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng sẽ chưa dừng lại và còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022 để các ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, cải thiện chất lượng tài sản về chất, tăng khả năng sinh lời gắn liền với quản trị rủi ro.

Cuộc đua về dẫn đầu chuyển đổi số để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thu nhập

Nguồn: NHNN

Nhìn vào cơ cấu nguồn thu của các ngân hàng, có thể nhận thấy rõ xu hướng chuyển dịch danh mục tín dụng sang các lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao và ít rủi ro như phân khúc bán lẻ.Quan trọng hơn, việc đa dạng hoá các nguồn thu bên cạnh nguồn thu lãi truyền thống từ tín dụng như trước đây của các ngân hàngcũng tập trung sang tăng thu nhập ngoài lãi, thể hiện qua tỷ lệ thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập hoạt động[NII/TOI]của các ngân hàng như Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VP Bank… có xu hướng giảm dần. Các nguồn thu từ các hoạt động ngoài lãi [non-NII] của các ngân hàng trong nhiều quý trở lại đây như kinh doanh bảo hiểm, phát triển các hoạt động thanh toán, quản lý tài sản, mua bán chứng khoán, ngoại hối… được chú trọng đẩy mạnh hơn và liên tục tăng trường so với các giai đoạn trước.

Trong các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước, VietinBank là ngân hàng có mức độ chuyển dịch tỷ lệ NII/TOI khá rõ khi tỷ lệ này giảm từ mức 86,9% trong năm 2020 xuống mức 79,7% trong 6 tháng đầu năm 2021. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của VietinBank liên tục cải thiện qua các quý trong năm 2021nhờ việc triển khai các biện pháp thúc đẩy bán sản phẩm có thế mạnh như TTTM, chuyển tiền, dịch vụ thẻ...và kiểm soát tốt các khoản chi dịch vụ.Đối với nhóm ngân hàng TMCP tư nhân, sự chuyển dịch diễn ra mạnh ở ACB, Liên Việt Post Bank, SHB…khi các ngân hàng này liên tục tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

Ở góc độ thói quen giao dịch, có thể nhận thấy làn sóng COVID-19 đã thay đổi toàn diện thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ online của người dùng; đặt ra bài toán cho rất nhiều ngân hàng phải chạy nước rút xây dựng hệ sinh thái số và cạnh tranh về những tính năng ưu việt, tiện lợi cho khách hàng.Theo báo cáo của NHNN, giá trị giao dịch trên kênh Internet và mobile banking của các ngân hàng trong Quý II/2021 đạt 14.834 nghìn tỷ, tăng 21,3 lần so với cùng kỳ, riêng kênh mobile banking tăng 9,1 lần.

Để tạo dấu ấn về sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số đòi hỏi tầm nhìn dài hạn và sự đầu tư chuẩn bị cho công nghệ, hạ tầng từ rất sớm với tốc độ chuyển đổi nhanh chóng. Điều này cũng khởi nguồn cho cuộc đua xu hướng thứ 2 là đầu tư công nghệ và chuyển đổi số trong khối ngân hàng – một cuộc đua marathon cả về tốc độ và quy mô.

Nguồn: Tổng hợp từ Điều lệ hoạt động của các ngân hàng tại thời điểm 30/9/2021

Theo số liệu của NHNN, dự kiến trong vòng 3-5 năm tới, các ngân hàng số sẽ có mức tăng trưởng doanh thu tối thiểu là 10%, và có 58,1% tổ chức tín dụng đặt kỳ vọng thu hút hơn 60% khách hàng sử dụng kênh giao dịch số, kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt trên 50%. Điều này cho thấycông cuộc chuyển đổi số trong ngành ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ diễn ra khá mạnh mẽ. Mặc dù chưa đến 1/3 ngân hàng trong nước có chiến lược chuyển đổi số rõ nét, nhưng một nhóm các “ngân hàng tiên phong” trong lĩnh vực đã và đang nổi lên dẫn đầu xu thế chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm của khách hàng như Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VP Bank, MB Bank, TP Bank,…Bên cạnh cuộc đua về xây dựng và định vị thương hiệu các sản phẩm ứng dụng ngân hàng số tiêu biểu là VCB Digibank, VPBank NEO, VietinBank iPay, My VIB…đang hiện hữu trên thị trường, trong ngành ngân hàng đang có một cuộc đua ngầm khác là nâng cao năng lực core, công nghệ để chuẩn bị trước cho sự đe dọa từ các công ty fintech, và dịch vụ mobile money trong thời gian tới. Đại diện của Techcombank đã chia sẻ nhà băng đã lựa chọn Amazon Web Services [AWS], một công ty thuộc tập đoàn toàn cầu Amazon.com, làm đối tác cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Trước đó, VietinBank cũng triển khai các giải pháp khai thác Big data, AI, học máy bao gồm ứng dụng big data, trí tuệ nhân tạo [AI], học máy vào phân tích dữ liệu khách hàng.

Với mục tiêu chuyển đổi số để chuyển đổi trải nghiệm, đưa khách hàng là trọng tâm để phát triển giải pháp tài chính toàn diện và nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động, thử nghiệm với những công nghệ mang tính đột phá, giúp tiết kiệm tài nguyên, chi phí và tăng cường hiệu quả khai thác, trong những năm qua, VietinBank vẫn tiếp tục nổi lên là ngân hàng tích cực triển khai liên tục việc xây dựng kênh phân phối hiện đại, tiện dụng, đồng bộ, hướng đến khách hàng; kết nối đối tác, xây dựng hệ sinh thái lấy khách hàng là trọng tâm; tinh gọn quy trình nghiệp vụ, tăng năng suất lao động. Ngân hàng này đãnghiên cứu và đang triển khai công nghệ mới như công nghệ đám mây nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng tốc độ phát triển sản phẩm, nâng cao bảo mật và tối ưu hóa chi phí.

“Hưởng lợi” sẽ chỉ là cụm từ cho những kỳ vọng và tầm nhìn ngắn hạn; lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ số hiện đại và năng lực tài chính mạnh sẽ luôn là yếu tố mang lại sự phát triển nhanh, bền vững cho doanh nghiệp – điều luôn hấp dẫn các nhà đầu tư. Câu chuyện về chuyển đổi số còn dài nhưng những ngân hàng có khát vọng chuyển đổi số mạnh mẽ kết hợp với tận dụng thế mạnh về vốn chắc chắn sẽ có lợi thế để phát triển, bứt phá và dẫn đầu trong thời gian tới.

[1]Từ 1/1/2020 đến hết 30/9/2021 là 40%; từ 1/10/2021 đến hết 30/9/2022 là 37%; từ ngày 1/10/2022 đến 30/9/2023 là 34%; từ 1/10/2023 là 30%.

Thanh Lâm

Video liên quan

Chủ Đề