Xe quá tải trọng sẽ bị xử lý như thế nào?

Thời gian qua, một số bạn đọc có thư hỏi về mức xử phạt hành chính đối với xe chở quá tải trọng gửi về Tòa soạn, trả lời về vấn đề này, Thiếu tá Phạm Quang Huy – Trưởng phòng Tuyên truyền Hướng dẫn luật và xử lý tai nạn giao thông, Cục CSGT đường bộ - đường sắt cho biết:

Theo quy định tại Điều 24, Nghị định 171/2013 của Chính phủ mức xử phạt đối với người điều khiển xe ôtô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ôtô vận chuyển hàng hoá vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường  mà chưa đến mức vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 5, Khoản 6 Điều này. Phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ 10% đến 40% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và từ 5% đến 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc]; phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 40% đến 60% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và trên 30% đến 50% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc]; phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 60% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và trên 50% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc].

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 33, Nghị định 171/2013, mức xử phạt đối với người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường [kể cả xe ôtô chở hành khách] như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe [bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe] vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường từ 10% đến 20%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng; phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ; điều khiển xe có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe [bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có] vượt quá quy định trong giấy phép lưu hành; điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe [bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe] vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng. Phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe [bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe] vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: tước giấy phép lái xe, buộc phải hạ phần hàng quá tải… theo quy định

X.L.

Nội dung chi tiết

Lỗi quá tải là một lỗi rất thường gặp với các xe chở hàng hóa và theo quy định của pháp luật hiện nay mức phạt tiền đối với lỗi này rất nặng. Vậy, Mức xử phạt xe quá tải là bao nhiêu ?

Xe quá tải, cả lái xe và chủ xe đều bị phạt

Xe quá tải là cách nói ngắn gọn của xe quá trọng tải. Trọng tải được hiểu là khả năng chịu nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển. Trọng tải của xe được công bố trong tài liệu kỹ thuật của xe.

Không giống như nhiều lỗi khác trong Nghị định 100 năm 2019, “ai làm nấy chịu”, đối với lỗi xe ô tô chở hàng vượt trọng tải chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm song song với người tài xế điều khiển phương tiện.

Việc xử phạt xe vượt quá trọng tải [khối lượng hàng chuyên chở] được dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Người có thẩm quyền sẽ xem xét Giấy chứng nhận này để có căn cứ ra quyết định xử phạt xe quá tải.

Mức xử phạt xe quá tải là bao nhiêu?

Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:

– Tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30% thì sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì sẽ bị xử phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì sẽ bị xử phạt 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì sẽ bị xử phạt 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì sẽ bị xử phạt 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau;

"- Tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% [ hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng] thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng."

Xem thêm:

>>> Doanh thu thuần là gì? Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần?

>>> Phí trước bạ là gì? Trường hợp không cần nộp thuế trước bạ

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !

Tổng hợp 10 điểm mới về mức phạt giao thông từ ngày 01/01/2022 [ảnh minh họa]

1. Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm có thể bị phạt tới 600.000 đồng

Theo điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe có các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:

- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

[Hiện hành, theo điểm i, k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng.]

2. Sử dụng bằng lái xe ô tô quá hạn bị phạt 12 triệu đồng

Hiện nay theo điểm c khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với việc sử dụng Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng dưới 6 tháng chỉ có 400.000 đến 600.000 đồng.

Trong trường hợp Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên thì mức phạt sẽ từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.

Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã rút thời gian giấy phép lái xe ô tô hết hạn làm căn cứ tính mức xử phạt từ 06 tháng xuống còn 03 tháng. Đồng thời, tăng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn từ 3 tháng trở lên.

3. Tăng mức phạt với hành vi điều khiển xe không có Giấy phép lái xe

Theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với người điều khiển các loại xe sau đây không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô [hiện nay, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng];

- Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh [hiện nay, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng];

- Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô [hiện nay, phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng].

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe; và mức phạt 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

4. Tăng mức phạt hành vi che biển số xe ô tô, xe gắn máy

Tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định người điều khiển xe ô tô [bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo] và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng khi:

Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc].

[Quy định hiện hành tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi che biển số xe chỉ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng].

Đồng thời, khoản 10 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi:

Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.

5. Phạt nặng xe ô tô nhận, trả khách, hàng hóa trên đường cao tốc

Nghị định 123/2021/NĐ-CP tăng mức phạt gần như gấp đôi đối với hành vi xe ô tô chở hành khách, xe ô tô tải, máy kéo [bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo] và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, vận chuyển hàng hóa. 

Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi:

- Đón, trả khách trên đường cao tốc;

- Nhận, trả hàng trên đường cao tốc.

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện các hành vi trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

[Hiện nay, Nghị định 100/2019/NĐ-CP chỉ xử phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng đối với hành vi nhận, trả khách, hàng hóa trên đường cao tốc.]

6. Tăng mức phạt với mọi trường hợp vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng 

Theo khoản 14 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP [sửa đổi Điều 25 Nghị định 100/2019/NĐ-CP], mức xử phạt người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng quy định như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo quy định;

+ Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm về giấy phép lưu hành dưới đây.

[Hiện nay, phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng].

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng kích thước bao ngoài của xe [sau khi đã xếp hàng lên xe] vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.

[Bổ sung mức phạt này so với quy định hiện nay]

- Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng, kích thước bao ngoài của xe [sau khi đã xếp hàng lên xe] vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành;

+ Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành;

+ Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng chở không đúng loại hàng quy định trong Giấy phép lưu hành.

[Hiện nay chỉ phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng].

7. Chỉ còn 3 mức vi phạm đối với xe chở quá tải trọng

Đối với người điều khiển xe chở quá tải trọng, trước đây cơ quan chức năng chia làm 5 mức phạt lần lượt là: Quá tải 10-20%; 20-50%; 50-100%; 100-150% và trên 150% với mức phạt 1.000.000 đến 16.000.000 đồng.

Tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, chỉ quy định còn 3 mức xử lý với mức phạt tương ứng như sau:

- Quá tải 10-20%: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng;

- Quá tải 20-50%: Phạt tiền từ 13.000.000 đến 15.000.000 đồng;

- Quá tải trên 50%: Phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng.

8. Tăng mức phạt với hành vi bán, sản xuất biển số xe trái phép

Hành vi bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP có mức phạt như sau:

- Cá nhân: từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng [hiện nay chỉ phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng];

- Tổ chức: từ 20.000.000 đến 24.000.000 đồng [hiện nay chỉ phạt từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng].

Ngoài ra, hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cũng tăng mức phạt như sau:

- Cá nhân: từ 30.000.000 đến 35.000.000 đồng [hiện nay chỉ phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng];

- Tổ chức: từ 60.000.000 đến 70.000.000 đồng [hiện nay chỉ phạt từ 6.000.000 đến 10.000.000 đồng].

9. Phạt nặng hơn hành vi đua xe trái phép

Khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với hành vi đua xe trái phép, bao gồm:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép [hiện nay phạt tiền từ 7.000.000 đến 8.000.000 đồng];

- Phạt tiền từ 20.000.000 đến 25.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép [hiện nay phạt tiền từ 8.000.000 đến 10.000.000 đồng].

10. Thay đổi quy định xử phạt xe chở khách quá số người quy định 

Hiện nay, Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng/người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người [trừ xe buýt].

Theo quy định mới, Nghị định 123/2021/NĐ-CP giữ nguyên mức phạt 400.000 đến 600.000 đồng/người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng.

Xem chi tiết các quy định khác tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021.

Tải ngay iThong về điện thoại của bạn để tra cứu mức phạt giao thông

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

Như Mai

Video liên quan

Chủ Đề