Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội

Mô hình chuyên đề "Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội"

20210402_082207_7870278c3d.jpg
Đọc bài Lưu

PHÒNG GDVÀ ĐT RẠCH GIÁ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG Độc lập Tự do Hạnh phúc

Rạch Giá, ngày 02 tháng 4 năm 2021

BÁO CÁO MÔ HÌNH

1. Tên mô hình: Giáo dục Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội thông qua hoạt động học và các hoạt động trải nghiệm

2. Quy mô xây dựng mô hình: Tập thể trường Mầm non Hoa Hồng.

3. Thời gian xây dựng: Từ tháng 10/2020 đến hết năm học.

4. Số lượng: 01 mô hình.

5. Nội dung

a. Đặc điểm tình hình trước khi thực hiện mô hình.

Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ là một trong 5 lĩnh vực quan trọng được thực hiện trong trường mầm non. Bằng nhiều hoạt động khác nhau, giáo viên giúp cho trẻ có ý thức hơn về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp với chuẩn mực; phát triển các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội Tuy nhiên, qua những thực hiện việc giáo dục Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội trong nhà trường chủ yếu được tổ chức thông qua việc lồng ghép, tích hợp với các hoạt động khác, giáo viên chưa chú trọng tổ chức các hoạt động chuyên biệt để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ cho nên hiệu quả của các hoạt động tích hợp này mang lại chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do nhận thức chưa đầy đủ của các giáo viên, cán bộ quản lý về tầm quan trọng của giáo dục tình cảm xã hội đối với sự phát triển của trẻ cũng như khả năng thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên còn nhiều hạn chế.

b. Các hoạt động đã thực hiện.

* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức và kỹ năng giáo dục Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ

Việc xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng nhằm định hướng thực hiện công việc một cách thuận tiện và khoa học. Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp với tổ trưởng chuyên môn các khối dự giờ, thăm lớp để xác định những mặc còn hạn chế của giáo viên. Từ đó cùng nhau bàn bạc, trao đổi xây dựng kế hoạch để bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức và kỹ năng giáo dục Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. Đồng thời vạch ra những việc làm trọng tâm trong năm học như: tổ chức các buổi giao lưu chuyên đề, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn trong toàn trường cùng nhau học tập, trao đổi và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân nhằm phát huy tốt và đạt hiệu quả tốt trong việc giáo dục Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ.

* Xây dựng môi trường giáo dục sạch sẽ, an toàn, thân thiện.

Một môi trường sạch sẽ, an toàn, thân thiện có sự bố trí khu vực chơi trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực sáng tạo. Chính vì thế ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đao giáo viên tận dụng tối đa các nguồn vật liệu khác nhau để trang trí các góc hoạt đng trên lớp theo hướng mở và luôn tạo sự bất ngờ để trẻ tìm tòi, khám phá một cách tích cực. Bên ngoài lớp học chúng tôi cùng đưa ra ý kiến trao đổi, bố trí sắp xếp các khu vực cho trẻ hoạt động trải nghiệm thật hợp lý, luôn đổi mới các khu vực chơi tạo bất ngờ cho trẻ với các đồ chơi tự làm mới lạ đẹp mắt có tính thẩm mỹ cao điều này đòi hỏi chúng tôi phải biết huy động sự khéo léo của giáo viên trong việc làm đồ chơi cho trẻ ở các khu vực chơi như khu vực vườn cổ tích chúng tôi bố trí ở ngoài sân cỏ, làm vườn hoa hồng rực rỡ [truyện sự tích Hoa Hồng], mô hình khu rừng với nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn, làm cậu bé Tích Chu và còn chim đậu trên cành... cùng với việc bố trí các trang phục, rối tay, các loại giấy phế thải, màu, dây len, cho trẻ làm các nhân vật trong chuyện mà trẻ yêu thích, để trẻ được đóng kịch, kể chuyện sáng tạo, trẻ được trang trí, làm đạo cụ các trang phục, mũ mão tùy từng câu truyện tại khu vườn cổ tích. Sang khu vực vận động chúng tôi bố trí một số các dụng cụ thể thao do giáo viên tự làm như bao vải, đấm bốc, mõ dừa, ván đôi, bô lin, thang dây và cả các loại giấy báo, để cho trẻ hoạt động vật động. Kế tiếp là khu vực cho trẻ thực hành chăm sóc rau được bố trí ở gần cổng [Vườn rau của bé]. Đến khu vực giúp trẻ phát triển nhận thức và thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật, lắp ghép, khu vực làm các thí nghiệm, khu chơi với cát nước, được bố trí trên sảnh có chia từng khoảng riêng cùng nhiều đồ dùng cho trẻ chơi cũng như các vật liệu mở, các dụng cụ thí nghiệm để trẻ có thể trải nghiệm. Qua việc xây dựng môi trường giáo dục sạch sẽ, an toàn, thân thiện với nhiều đ chơi tự tạo đẹp, mới lạ, hấp dẫn trẻ hào hứng tích cực,mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động, hình thành cho trẻ những mối quan hệ tốt, đoàn kết với bạn bè với bạn bè, phát triển được các kỹ năng xã hội.

* Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức

Khi nói về đổi mới phương pháp dạy học cho trẻ mầm non, không ít quan điểm cho rằng "trẻ nhỏ biết gì mà dạy", "mấy đứa trẻ con dạy hát, dạy múa, kể chuyện là xong, hay "mầm non chỉ chăm sóc tốt là được, mầm non đâu cần đổi mới phương pháp"... Nhưng ngày nay, giáo dục mầm non lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc định hình phát triển cho trẻ sau này. Việc đổi mới phương pháp dạy trẻ là một điều cần thiết vì đến trường, trẻ không chỉ là được chăm sóc mà còn phải được học. Nhưng học ở đây phải làm sao thật tự nhiên, tạo được hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tự tìm hiểu, khám phá bằng sự yêu thích và sáng tạo của mình. Chình vì những yêu cầu như vậy qua các buổi kiểm tra, dự giờ tôi luôn nhắc nhở giáo viên dạy trẻ làm sao để trẻ có cơ hội được sáng tạo, được nói lên những ý tưởng của mình, trẻ phải được tự tìm tòi khám phá. Giáo viên phải luôn đặt mình chỉ là người hỗ trợ cho trẻ, đặt ra những câu hỏi gợi mở để hướng trẻ đến mục đích cần giáo dục, phải xác định được trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Ví dụ như: Hoạt động Làm tổ chim của lớp 5 tuổi, giáo viên cho trẻ tự nêu lên cách của mình để làm sao giúp những chú chim non. Hay các hoạt động trãi nghiệm giáo viên chỉ là người chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng, đồ chơi, trẻ tụ khám phá và chơi theo sự sáng tạo của mình. Qua một số hình thức như vậy trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động.

* Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ giáo viên

Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên được tiến hành thường xuyên, có hệ thống nhằm giúp bản thân cũng nắm được thông tin phản hồi từ giáo viên, đánh giá được năng lực giảng dạy của từng giáo viên, từ đó kịp thời nhắc nhỡ, hướng dẫn giáo viên thực hiện thiết kế các hoạt động cho đúng theo yêu cầu. Thường xuyên kiểm tra các hoạt động giáo dục của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức: Dự giờ các hoạt động giáo dục của giáo viên xem giáo viên có thực hiện đúng việc giáo dục Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ, cách xác định mục tiêu, hình thức tổ chức như thế nào?, trẻ có tích cực, hứng thú tham gia và hoạt động hay không?...từ đó góp ý để giáo viên thực hiện tốt hơn và đạt hiệu quả hơn cao hơn.

6. Hiệu quả, tác dụng của mô hình.

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục tình cảm xã hội đối với sự phát triển của trẻ được đầy đủ hơn. Giáo viên xác định được cách soạn giảng một hoạt động giáo dục riêng lẻ về Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội trên một tuần, thiết kế nhiều hoạt động trãi nghiệm cho trẻ phát triển các kỹ năng. Đồng thời giúp trẻ trẻ tích cực, hứng thú, có sáng tạo hơn trong các hoạt động mà giáo viên tổ chức.

7. Kinh nghiệm qua xây dựng mô hình có thể nhân rộng.

Mô hình Giáo dục Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội thông qua hoạt động học và các hoạt động trải nghiệm được thực hiện và đạt được kết quả tốt tại đơn vị. Để mô hình đem lại hiệu quả thiết thực thì đòi hỏi tập thể CB,GV,NV nhà trường phải chung tay, góp sức cùng nhau xây dựng và thực hiện kế hoạch đề ra; phân công cụ thể nhiệm vụ đến từng thành viên; tăng cường công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh các hoạt động của trẻ thực hiện tại trường; phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục trẻ./.

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Phương Kiều

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề