Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường

Câu 16: Nêu nội dung quản lý nhà nước về môi trường?Cho biết n~ ND này đc xd dựa trên n~ nguyên tắc nào

* Nội dung quản lý nhà nước về môi trường :Bao gồm những vấn đề sau:

-Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

-Xây dựng chỉ đạo thực hiện chiến lược chính sách bảo vệ môi trường, sự cố môi trường.

-Xây dựng quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường.

-Tổ chức xây dựng quản lý hệ thống quan trắc định kì, đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

-Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sx kinh doanh.

-Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

-Giám sát, thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các tranh chấp khiếu nại tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

-Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, giáo dục tuyên truyền phổ biếb kiến thức về bảo vệ môi trường.

-Tổ chức nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

-Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

*Các nguyên tắc quản lý mtr:

-Đảm bảo tính hệ thống: môi trường là hệ thống phức tạp bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Nhiệm vụ của quản lý môi trường là đưa ra các quyết định quản lý thích hợp, thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn cân đối hài hòa hướng tới mục tiêu đã định.

-Đảm bảo tính tổng hợp: Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng gây ra các tác động tổng hợp lên hệ thống môi trường. Do đó các chính sách chiến lược môi trường phải tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng.

-Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là 1 hệ thống liên tục tồn tại hoạt động không phân ranh giới giữa không gian và thời gian. Do vậy quản lý môi trường phải đảm bảo tính nhất quán và liên tục.

-Đảm bảo tập trung dân chủ: Quản lý môi trường đc thực hiện ở những cấp khác nhau. Để phát huy hiệu quả cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường.

-Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ: Các thành phần môi trường thường do 1 ngành nào đó khai thác sử dụng nhưng lại đc phân bổ trên 1 địa bàn cụ thể thuộc quyền quản lý cấp địa phương.Nếu không kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực hiệu quả của quản lý môi trường.

-Kết hợp hài hòa các loại lợi ích: Để phát huy tính tích cực chủ động trong quản lý môi trường phải kết hợp lợi ích của các chủ thể khác nhau như lợi ích cá nhân hộ gia đình, lợi ích nhà nc, xh cộng đồng. Sự kết hợp này phải đc tiến hành trên cơ sở những đòi hỏi của quy luật khách quan thông qua 1 số các giải pháp cơ bản:

+Thực thi các chính sách môi trường khách quan đúng đắn phù hợp với đk đặc điểm phát triển của đất nc trong từng thời kì.

+Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán môi trường.

-Kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế xh:

Nguyên tắc này đc thực hiện thông qua việc hoạch định chính sách chiến lược phát triển đúng đắn,có tầm bao quát,có tính tổng hợp ở mọi khâu mọi cấp quản lý của nhà nc.

-Tiết kiệm hiệu quả: Nguyên tắc này thực hiện thông qua việc hoạch định chính sách chiến lược phù hợp với việc giảm tiêu hao tài nguyên = cách áp dụng kĩ thuật hiện đại tiên tiến sử dụng các vật liệu thay thế tài nguyên khan hiếm.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề