Làm thế nào xây dựng phong cách của người lãnh đạo

XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [578.04 KB, 29 trang ]

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Có thể nói chúng ta đang sống trong
một xã hội mà sự thay đổi đang diễn ra một cách nhanh chóng trên mọi phương
diện mang tính toàn cầu. Bước vào thế kỉ XXI, con người đã chứng kiến sự phát
triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
công nghiệp và đặc biệt là những biến đổi trong mối quan hệ người người
trong các quan hệ xã hội, vai trò con người được đề cao hơn bao giờ hết.
Ngày nay sẽ không còn thấy một ông giám đốc chỉ biết ngồi chờ khách
hàng tới mua sản phẩm của công ty mình làm ra sẵn mà phớt lờ đi nhu cầu ,
nguyện vọng của khách hàng. Và cũng không còn những nhà lãnh đạo nào chỉ
biết ngồi quát tháo ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân thủ. Như vậy, trong bối cảnh
mới của sự phát triển toàn cầu, trong đó Việt Nam đang cần hội nhập đã đặt ra
yêu cầu cơ bản đối với việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo và tư duy
mới trong công tác lãnh đạo quản lý. Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi của
tương lai phải là người có cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức
mà họ quản lý. Họ sẽ phải khai thác được tài nguyên con người [tức năng lực ,
trí tuệ , lòng nhiệt huyết,] xung quanh họ. Để đạt được như vậy thì người lãnh
đạo phải nắm được trong tay mình một thứ vũ khí quan trọng , đó chính là
phong cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người
lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát
huy được sức mạnh cá nhân trog tổ chức . Chính vì lẽ đó phong cách lãnh đạo
là đề tài mà em chọn.
Qua bài tiểu luận này em mong muốn có cái nhìn bao quát toàn diện hơn
về cung cách làm việc, phong cách lãnh đạo và rút ra được một số bài học kinh
nghiệm có thể áp dụng cho các nhà lãnh đạo Việt Nam và cho chính bản thân
trong tương lai.Trong quá trình làm em đã cố gắng hết sức nhưng do kiến thức còn
hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được


sự góp ý bổ sung của thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1. Cơ sở lý luận
1.1. Đối tượng
Trong bối cảnh hiện nay, những nhà lãnh đạo cần có những phong cách
cho riêng mình. Vậy nghiên cứu về phong cách lãnh đạo để tìm ra quy luật
chung, tìm ra những yểu tố tác động, quá trình quản trị diễn ra trong một tổ
chức, doanh và xây dựng phong cách lãnh đạo mới.
1.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu những vấn đề quản trị ở cấp vi mô tổ chức, doanh nghiệp.
Không nghiên cứu ở quản lý vĩ mô nhà nước
Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo để tìm ra những phong cách lãnh đạo
chuẩn mực phù hợp với tốc độ phát triển của đất nước, đồng thời đúcrút bài học
cho thế hệ trẻ hiện nay nói chung và chính em nói riêng.
1.3 . Các phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp duy vật lịch sử.

-

Phương pháp duy vật biện chứng

-


Phương pháp so sánh.

-

Phương pháp phân tích

-

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp

3


4


CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VÀ ỨNG DỤNG THỰC TẾ VỀ PHONG
CÁCH LÃNH ĐẠO
2.Khái quát
2.1. Khái niệm phong cách lãnh đạo
Hoạt động quản lý là hoạt động quan trọng của hoạt động xã hội. Mỗi cán
bộ quản lý trong quá trình tác động đến đối tượng của mình đều có cách thức
hay biện pháp, lề lối ứng xử, xử lý một tình huống nhất định nào đó. Sự định
hướng về mục tiêu, lề lối ứng xử, cách thức ra quyết định được lặp đi lặp lại
nhiều lần trở nên ổn định sẽ tạo nên một kiểu hoạt động hay phong cách lãnh
đạo, quản lý.
Phong cách lãnh đạo là do hai cụm từ phong cách và lãnh đạo tạo nên, để
hiểu hơn, ta tìm hiểu về các khái niệm cụ thể.
2.1.1. Phong cách là gì?
Trong tiếng anh, phong cách là style và còn có nghĩa là loại, hạng, kiểu,

văn phong, lối nói, phẩm chất tốt, mốt thời trang...
Ví dụ: Vào công ty, mọi người làm việc một cách rất trật tự, năng động,
chấp hành tốt quy định từ cấp trên, nhân viên ứng xử hoà thuận với nhau. Đó
được gọi là phong cách làm việc hay còn gọi là phong cách công sở.
Phong cách làm việc của moi nơi hoàn toàn khác nhau, sự khác biệt đó
phân theo vị trí địa lý, phong tục, tập quán, ngành nghề và ngay cả việc cấp trên
đề ra nhằm mục đích tạo ra sự khác biệt trong phong cách đối với các đối

thủ

của mình.
Trong tiếng việt, khái niệm phong cách được hiểu theo một số nghĩa sau:
- Phong là vẻ bề ngoài. Cách là cách thức để biểu hiện, trưng bày ra.
Phong cách là sự biểu hiện bản chất, những tính cách của bên trong của con
5


người. Như vậy Phong cách [cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự...]
thể hiện cái riêng của một người hay một lớp người nào đó.
Nói cách khác Phong cách là hình thức để thể hiện nội dung.
-

Dạng nông ngữ trong những hoàn cảnh xã hội điển hình nào đó khác với những
dạng về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm.
Nói tóm lại, phong cách là tính phổ quát, ổn định về cách thức để thực
hiện một hoạt động nào đó của một cá nhân hay một nhóm người có cùng tính
chất hoạt động.
Mỗi cá nhân khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào đều theo một phong
cách nhất định. Mỗi một tình huống khác nhau, con người thường đi theo một
hướng ứng xử nhất định mà bản thân người đó đã định hướng rõ ràng để thực

hiện những mục tiêu và dần trở thành một lối sống cho riêng mình, tạo ra phong
cách riêng.
2.1.2. LÃNH ĐẠO LÀ GÌ?
Khái niệm Lãnh đạo là thuật ngữ dùng khi đối tượng quản lý là con
người. Chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý là con người thì quá trình
này có thể gọi là quá trình quản lý xã hội hay còn gọi là lãnh đạo.
Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất,



nguyên tắc hoạt động của một hệ thống và tổ chức động viên thực hiện chúng
trong những điều kiện, môi trường nhất định.
Lãnh đạo là một hệ thống tổ chức gồm các yếu tố: người lãnh đạo, người



bị lãnh đạo, mục đích, các nguồn lực [ngoài con người] và môi trường [hoàn
cảnh]


Lãnh đạo là "tổ chức một nhóm những người để đạt mục tiêu chung".
Người lãnh đạo có thể có hoặc không có quyền lực đặc biệt. Những nhà nghiên
6


cứu về lãnh đạo đã đưa ra những lí thuyết bao gồm những đặc điểm, những sự
tác động qua lại do các yếu tố bên ngoài, chức năng, ứng xử, tầm nhìn và giá trị,
uy tín, và trí thông minh, cùng với nhiều thứ khác.



+ Người bị lãnh đạo là cá nhân, tập thể có nhiệm vụ phục tùng và thực
hiện các mục tiêu, nguyên tắc tổ chức mà người lãnh đạo đề ra.
+ Mục đích của hệ thống là những mục tiêu dài hạn mang tính định hướng
lâu dài mà hệ thống phải phấn đấu đạt tới trong tương lai xa.
Lãnh đạo là một quá trình nó diễn biến tùy thuộc vào mối quan hệ và cách
xử lý các yếu tố: người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, mục đích, môi trường, các
nguồn lực. Đó là quá trình người lãnh đạo thông qua quyền lực và ảnh hưởng
của mình để tạo ra bộ máy và tiến hành các hoạt động quản lý - Lãnh đạo gắn
liền với sự phục tùng của người dưới quyền một cách tự nguyện.
Vậy, hoạt động lãnh đạo là một hoạt động quan trọng trong xã hội. Mỗi
người lãnh đạo đều có một cách thức làm việc riêng tạo nên một phong cách
lãnh đạo.
2.1.3. Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại của
người lãnh đạo, quản lý. Trong tập thể lao động, phản ứng đầu tiên của mọi
người đối với việc quản lý là phản ứng phong cách người lãnh đạo. Phương
pháp, cách thức làm việc của người lãnh đạo có thể làm cho mọi người tham gia
hoạt động chung, bởi vì họ xác định được mục đích chung. Chính vì phong cách
lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng như yậy, do đó có nhiều công trình nghiên cứu
về nó để tìm ra đặc trưng, biểu hiện, cũng như lựa chọn một phong cách lãnh
đạo thích hợp cho mình.
Có nhiều quan điểm khác nhau về phong cách lãnh đạo:

7




Theo một số tác giả người Nga, phong cách làm việc của người lãnh đạo,
quản lý là tổng thể các phương pháp đặc trưng và ổn định nhất nhằm giải quyết

những nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo. Có thể
nói phong cách lãnh đạo là một hệ thống nhất định gồm những phương pháp
lãnh đạo thường xuyên được áp dụng.



Theo A.I.Panov nêu: phong cách lãnh đạo là hệ thống những biện pháp
mà người ta thường dùng trong hoạt động thường ngày. Những phẩm chất các
nhân cần có của những người lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến phong cách làm việc
của người lãnh đạo. Nói đến phong cách lãnh đạo là bao hàm cả nguyên tắc và
phương pháp lãnh đạo.



Tác giả Trần Ngọc Khuê: phong cách lãnh đạo là nói đến hệ thống hành vi
cá nhân của người lãnh đạo, quản lý trong việc sử dụng những quyền hạn, quyền
lực, tri thức và trách nhiệm được giao.
Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, phong cách lãnh đạo đã
được bàn nhiều trong các công trình khoa học và thường khái niệm phong cách
lãnh đạo thường được hiểu theo các góc độ sau:



Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo; nó gắn
liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người.



Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh
đạo, quản lý mà còn thể hiện, tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác

động người khác của người lãnh đạo.



Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo



Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động
quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.



Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện
8


và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = cá tính X môi trường.
Nhìn chung những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiều
mặt, nhiều đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo.Tuy nhiên phần lớn các
định nghĩa chỉ nhấn mạnh đén mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo
chứ chưa đề cập, xem xét phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu
hoạt đọng đó được diễn tả ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường
xã hôi trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng,của nên văn hóa

Như vậy

chúng ta có thể định nghĩa phong cách lãnh đạo như sau:
Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được
hình thanh trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu

tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ
thống quản lý.
2.2. Dấu hiệu của phong cách lãnh đạo
Nói đến phong cách là nói đến hệ thống các dấu hiệu hoạt động đặc trưng
của một con người cụ thể, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách cá nhân
của chính người đó.
Phong cách lãnh đạo gồm các dấu hiệu cơ bản sau:


Hệ thống phương pháp thủ thuật phản ánh hành động tương đối ổn định,
bền vững của cá nhân.



Hệ thống những phương pháp, thủ thuật quy định những đặc điểm khác
biệt giữa các cá nhân.



Hệ thống phương tiện có hiệu quả giúp cá nhân thích nghi với môi trường
xã hội. Điều này nói lên sự linh hoạt, cơ động, mềm dẻo của các phương pháp
thủ thuật, ứng xử của người lãnh đạo.
2.3. Phân loại phong cách lãnh đạo
9


Trên thế giới hiện nay nói chung và Việt Nam nói riêng, có rất nhiều cách
phân loại khác nhau. Mục đích của việc phân loại là tìm ra những phương thức,
những phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới để viết ra những
quy luật phát triển về khoa học quản lý, đồng thời nêu ra những tấm gương tiêu

biểu cho nhân loại.
-

Cách phân loại thông thường do K. Lewin đề xướng. Ông phân phong cách lãnh
đạo ra ba loại:
+ Phong cách độc đoán,chuyên quyền [autocratic]
+ Phong cách dân chủ [democratic]
+ Phong cách tự do [hands-off]
2.3.1. Phong cách độc đoán, uy quyền

Khái niệm: Là phong cách lãnh đạo dặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền

lực vào một mình nhà lãnh đạo họ quản lý bằng ý chí của mình trấn áp ý chí và
sáng kiến của mọi người trong tập thể. Là người chuyên quyền thích ra lệnh
quyết đoán ít được lòng cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên bằng việc đe dọa trừng
phạt là chủ yếu.
Đặc điểm:
-

Thiên về sử dụng mệnh lệnh.

-

Luôn đòi hỏi cấp dưới phục vụ tuyệt đối.

-

Thường dựa vào năng lực, uy tíncủa mình để ra quyết định và buộc cấp dưới
phải làm theo ý mình .


-

Nhà quản trị chú trọng đến hình thức tác động.

Ưu điểm:
10


- Thiết lập kỉ luật cao bản lĩnh chịu trách nhiệm của người quản lý
- Cho phép giải quyết một cách nhanh chóng các nhiệm vụ
- Giải quyết vấn đè một cách nhanh chóng
- Tính kỷ luật cao
- Phân công lao động chặt chẽ
- Kiểm soát tốt cấp dưới
- Đề cao tính kỷ luật bàn tay sắttrong tổ chức
- Có thể tiết kiệm thời gian tận dụng cơ hội và đảm bảo tính bi mật cao
trong những quyêt định quản lý quan trọng
- Đề cao tính dám nghĩ dám làm và chịu trách nhiệm của nhà quản lý.
Hạn chế:

-

Nhân viên cảm thấy áp lực bất mãn hiệu quả công việc khôngcao

không phát huy dược trí tuệ của tập thể =>hạn chế tính sang tạo của cá nhân .
-

Mang tính quan liêu => không tăng thêm hiệu quả của nhà lãnhđạo, quản lý .

-


Không tận dụng được trí tuệ của tập thể do nhà quản lý hạn chế cấp dưới tham
gia vào quyết định quản lý của mình

-

Khả năng sáng tạo linh hoạt của cấp dưới bị hạn chế

-

Bầu không khí tâm lý trong tổ chức căng thẳng làm cho cấp dưới sợ hãi mệt mỏi

-

Không phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân viên

-

Dễ gây chông đối bất mãn.

11


Điều kiện áp dụng:
-

Trong những trường hợp cấp bách về mặt thời gian

-


Yêu cầu trong những lĩnh vực bảo mật về thong tin

-

Trong trường hợp tập thể đang trong giai đoạn bắt đầu hình thành giai đoạn tập
thể chưa ổn định =>sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán

-

Khi cấp dưới hay có thái độ chống đối

-

Nhà quản lý phải thực sự có uy tín và năng lực thuyêt phục cao

-

Trình độ phát triển của tổ chức thấp chưa ổn định

-

Năng lực của người lao động hạn chế khả năng thiếu tự chủ

-

Khi nhà quản lý cần đưa ra quyết định trong thời gian ngắn cấp thiết.

-

Nguyên nhân : dẫn đến các nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này có thể xuất

phát từ sự tự tin, tự chủ nhưng cũng có thể do tính cứng nhắc, may móc trong cá
tính người lãnh đạo.
2.3.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Khái niệm: Nhà lãnh đạo phân chia quyền lực quản lý của mình trưng cầu ý

kiến cấp dưới đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định khuyến khích
sự tham gia của nhân viên trong mọi trường hợp.
Đặc điểm:
-

Thường không sử dụng hình thức động viên khuyến khích.

-

Không đòi hỏi cấp dưới phục vụ tuyệt đối.

-

Thu thập ý kiến của tất cả mọi người dưới quyền.
12


Ưu điểm:
-

Tạo ra bầu không khí tâm lý cởi mở thân thiện trong tổ chức,khai thác phat huy
tính sang tạo và trí tuệ của tập thể trong quá trình ra quyết định

-


Công việc được tiến hành đều đặn kể cả khi vawengs mặt nhà quản lý,nhà quản
lý luôn lắng nghe mọi phản hồi từ các nhân viên để điều chỉnh kịp thời công
việc của các mối quan hệ trong công ty

-

Phong cách này khơi dậy sử dụng đượi năng lực sang tạo trí tuệ của tập thể cá
nhân,đề cao tinh thần trách nhiện của cá nhân khi tham gia vào tổ chức

-

Phát huy tính chủ động sang tạo của cấp dưới

-

Khai thác đượi trí tuệ và sức mạnh của tập thể,cấp dưới phấn khởi làm việc,đạt
hiệu quả công việc

Han chế:
-

Mất thời gian lỡ mất cơ hội do họp hành

-

Người quản lý có tính cách yếu mềm nhu nhược không có chủ kiến các quyết
định đưa ra chậm chạp và dễ để mất cơ hội của tập thể

-


Nhà quản lý có thể bỏ lỡ những cơ hội quan trọng khi cần sự dứt khoát quyết
đoán hành động.

Điều kiện áp dụng :
-

Nhà quản lý phải thực sự có uy tín và năng lực điều hành tốt

-

Môi trường tổ chức cởi mở và phát triển trình độ phát triển cao của tổ chức

-

Tình huống đòi hỏi nhà quản lý đưa ra quyết định cần có sự bàn bạc thống nhất
của các thành phần trong tổ chức
13


-

Mô hình công ty lớn ổn định hoạt động

-

Nhân viên làm việc nề nếp
2.3.3 Phong cách lãnh đạo tự do




Khái niệm: Là phong cách mà theo đó nhà lãnh đạo rất ít sử dụng quyền lực của
mình tác động đến những người dưới quyền thậm chí không có những tác động
lớn đến. Nhà lãnh đạo cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định nhưng
nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm với những quyết định được đưa ra. Họ xem

-

vai trò của họ chỉ là người giúp đỡ.
Ưu điểm:
Phát huy tính sang tạo và linh hoạt trong các hình thức hoạt động cảu cấp dưới
Cấp dưới có thể chủ động thực hiện nhiều công việc cùng một lúc, tạo ra môi

-

trường mở trong nhóm trong doanh nghiệp
Thể hiện bản lĩnh của nhà quản lý, cho phép cấp dưới thực hiên công việc mà


-

không cần sự can thiệp của nhà quản lý.
Hạn chế:
Nhà quản lý thiếu bản lĩnh thì dễ làm cấp dưới mất phương hướng
Hiệu quả công việc phụ thuộc vào năng lực của nhân viên
Phong cách lao động tự do dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lao động dẫn

-

tới tùy tiện lơ là công việc

Nhà quản lý khó mà kiểm soát được cấp dưới lệ thuộc vào cấp dưới khó phát




-

huy vai trò nhà quản lý
Dễ dẫn tới tình trạng hỗn loạn vô tổ chức.
Điều kiện áp dụng:
Công việc mang tính độc lập và tự chủ cao
Nhân viên có năng lực và được đào tạo
Tập thể phát triển ở trình độ cao
Những người có khả năng thích làm việc độc lập
Nhân viên không thích giao tiếp hướng nội.
2.4.ỨNG DỤNG THỰC TẾ
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN, UY QUYỀN
1.STEVEN JOBS
Steven Jobs thực sự đã tạo nên thành công cho Apple, không ai có thể phủ
nhận tầm ảnh hưởng của Steven Jobs đối với công nghệ nói riêng và thế giớ nói
14


chung trong thế kỷ XXI này. Những gì iPod, iPhone, iPad và MacBook đã làm
được thể hiện trực giác siêu việt và tầm nhìn xa rộng của ông.Ông thường xuyên
đẩy mạnh quyền lực độc đoán của mình và vì thế đạt được những thành công
đặc biệt.
Steve Jobs có 1 câu nói nổi tiếng: "Dân chủ không tạo nên những sản
phẩm tuyệt vời. Để làm được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông thái". Câu
nói này đã thể hiện phong cách lãnh đạo độc đoán của ông. Steve Jobs tỏ thái độ

hết sức quyết liệt đối với ý kiến của các chuyên gia và chỉ hành động theo những
nguyên tắc của riêng mình, theo phong cách độc đoán, thậm chí đôi khi còn có
thể gây hại, khi ông kêu gọi sự kiến lập. Ông thường xuyên đẩy mạnh quyền lực
độc đoán của mình và vì thế đạt được những thành công đặc biệt.
Jobs vô cùng quyết đoán và mạnh mẽ với các quyết định của mình. Khi
ông thấy gì đúng, ông sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối hay những chê trách của
người ngoài để dự tính của mình. Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời kì đen tối
nhất của Apple - giá cổ phiếu trượt giá liên tiếp và không phanh, quyết định đầu
tiên của ông là phải hạ giá cổ phiếu ưu đãi, tất cả các bộ phận tài chính đều phản
đối ông, họ nói cần 2 tháng để họ nghiên cứu vấn đề này nhưng ông nhất quyết
làm và Phải làm ngay và ông đã thành công khi giá cổ phiếu từ 13 đô la tăng
lên 20 đô la chỉ trong cùng một tháng.
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ
Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956 tại Hà Nội. Ông là một trong
những thành viên chủ chốt sáng lập ra Công ty Cổ phần FPT [Công ty được
thành lập ngày 13/09/1988 với 13 thành viên sáng lập].Từ năm 1988 đến năm
2008, ông Trương Gia Bình là Tổng giám đốc của FPT, đưa Công ty FPT trở
thành công ty công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam sau 20 năm thành lập và
hoạt động. Năm giá trị cốt lõi: "Đồng đội, Dân chủ, Sáng tạo, Hiền tài, Trong
sángBản sắc văn hóa FPT được thể hiện ở 3 điểm chính sau: Tôn trọng dân
chủ, Tính tập thể và Thực sự quan tâm đến từng con người. Dân chủ: mỗi người
15


đều được tham gia các quyết định, được nói lên ý kiến của mình, tự do tiếp cận
các cấp lãnh đạo; lãnh đạo biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến trái ngược, chia sẻ
thông tin với cấp dưới, không trù úm. Theo ông TRƯƠNG GIA BÌNH Tính
dân chủ không chỉ giúp cho FPT phát triển mà một xã hội muốn phát triển lành
mạnh thì phải có dân chủ. Ông được đánh giá là người có công tạo ra môi
trường dân chủ ở FPT nhờ kính trọng người tài và thực tâm lắng nghe các ý kiến

ủng hộ cũng như phản đối.
Phong quản lý Nhật Bản được thừa nhận là độc đáo ở chỗ: Người lãnh
đạo luôn ýthức rằng, họ phải thiết lập các quan hệ không chính thức với
những người dưới quyền bằng thái độ ứng xử chân tình, gần gũi, chan hoà, sự
thiện cảm và đồng cảm ở người dưới quyền. Đối với các nhà quản lý Nhật Bản,
quan hệ gần gũi, thân mật với người dưới quyền không phải là mục đích tự thân
mà là một nhiệm vụ để qua đó tạo được bầu không khí cởi mở, chân tình, tin cậy
lẫn nhau trong tập thể. Hơn thế nữa, nó là đ ộng lực khuyến khích mọi ngư ời
đóng góp trí tuệ, tài năng, sức lực vào công việc chung.Phong cách quản lý Nhật
Bản còn độc đáo ở cách thức khen thưởng và kỷ luật.
Khen thư ởng không chỉ dành cho những ai có sáng kiến, đạt năng suất
lao động cao, mà cả những người làm việc chăm chỉ, cần mẫn, dù năng lự c của
họ như thế nào. Khen thưởng phải có tác dụng khích lệ những người dư ới
quyền dám làm những gìhọ cho là đúng và hợp lý, không ngồi chờ thụ động chỉ
thị cấp trên. Nếu có điều gì không tốt xảy ra thì ban quản trị cũng không mất
công truy tìm, điều tra ngư ời phạm lỗi [điều nàykhác hẳn so với phương pháp
quản lý theo phương Tây].

16


PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TỰ DO
1. Robert Poland :
Sinh ngày 25 tháng 7 năm 1995 tại Kuala Lumpur, Malaysia
Học vấn: học về kinh doanh tại trường Nijenrode ở Hà Lan cũ, có

được

tấm bằng MBA của đại học Oregon vào năm 1976
Công việc: tham gia vào Unilever từ năm 1978, làm việc ở bộ phận kinh

doanh, marketing và phát triển thương hiệu toàn cầu, sau đó làm chủ tịch ở phân
nhánh thức ăn đông lạnh và kem, chuyển sang tập đoàn Gucci vào năm 2004, vị
trí hiện tại: CEO quản lý của tập đoàn Gucci, cơ sở ở London
Con đường đi tới thành công :
Khởi đầu cho chiến lược kinh doanh của Polet là vấn đề thu hút và khai
thác được những ý tưởng sáng tạo cho các dòng sản phẩm của Gucci. Từng nổi
tiếng với phong cách lãnh đạo Tự do trong khuôn khổ, Polet luôn khuyến
khích ý tưởng sáng tạo trong các sản phẩm của Gucci song về căn bản vẫn phải
lưu giữ được những phong cách mang tính truyền thống, độc đáo của các nhãn
hiệu sản phẩm. Đối với vấn đề thu hút và sử dụng nhân tài, sự xuất hiện của
Robert Polet đã tạo một luồng sinh khí mới và biến Gucci thành một điểm đến lý
tưởng đối với các nhà thiết kế, nhà quản lý tài năng. Có thể nói, dưới sự điều
hành của Polet, từ những nhà thiết kế mới đều có được một môi trường làm việc
lý tưởng theo đúng phong cách Break the rules - không bị quá gò bó bởi các
quy định.
BIỂU ĐỒ MỨC ĐỘ HÀNH VI LÃNH ĐẠO
Trước đây, ba phong cách lãnh đạo cơ bản đã được ba tác giả Lewin,
Lippit, và White tổng hợp và công bố. Sau đó, vào năm 1958, hai tác giả
Tannenbaum và Schmidt đã bổ sung thêm bốn phong cách và hơn thế nữa đã
xây dựng được một biểu đồ mức độ hành vi của lãnh đạo như hình dưới đây:

17


Có thể thấy nếu nhìn biểu đồ từ trái qua phải, quyền hạn ra quyết định của
người lãnh đạo giảm dần trong khi đó quyền này của nhân viên tăng dần. Biểu
đồ được xây dựng gồm 7 cấp độ tăng dần từ trái qua phải về quyền hạn ra quyết
định của nhân viên.
Cấp độ 1: Người quản lý sau khi ra quyết định mới thông báo tới các
thành viên. Ở đây có tồn tại sự cưỡng chế.

Cấp độ 2: Người quản lý "bán" các quyết định. Thay vì chỉ thông báo,
người quản lý sẽ bán các quyết định này cho nhân viên của mình
Cấp độ 3: Người quản lý trình bày ý tưởng và sẵn sàng đón nhận các câu
hỏi từ thành viên.
Cấp độ 4: Người quản lý đưa ra một quyết định nhưng có ý thăm dò
điều này có nghĩa là quyết định nói trên hoàn toàn có thể thay đổi.
Cấp độ 5: Người quản lý trình bày vấn đề, lắng nghe các giải pháp gợi ý,
rồi sau đó mới đưa ra quyết định.
Cấp độ 6: Người quản lý yêu cầu nhóm đưa ra quyết định nhưng đề ra
một vài giới hạn buộc phải tuân theo.
Cấp độ 7: Người quản lý cho phép nhóm tự do làm việc nhưng đi kèm các
giới hạn .
Về cơ bản, hai phong cách đầu tiên tương tự như phong cách quyền uy,
ba phong cách tiếp theo giống với phong cách dân chủ, trong khi hai phong
cách cuối cùng có nét tương đồng với phong cách lãnh đạo tự do. Cách tiếp
18


cận này cung cấp cho các nhà lãnh đạo nhiều lựa chọn hơn tùy theo tính riêng
biệt của từng tình huống hay môi trường cụ thể
1. Như vậy, mỗi loại phong cách đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, vấn đề đặt

ra là nhà lãnh đạo phải linh hoạt trong quá trình quản lý, lựa chọn phong cách
lãnh đạo cho phù hợp, hiệu quả. Ngoài cách phân loại truyền thống như đã nêu,
trên thế giới cũng đưa ra những luận điểm khác nhau trong cách phân loại như:
Rensỉs Lỉkert, một nhà tâm lý học người Mỹ đã nghiên cứu các kiểu mẫu
và phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo - quản lý trong 3 thập kỷ [1930 1960]. Likert đã đưa ra ý tưởng và những cách tiếp cận mới. Theo Liker có bốn
kiểu phong cách cách lãnh đạo quản lý.
Thứ nhất: phong cách quản lý quyết đoán - áp chế.
Các nhà quản lý chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin với cấp dưới, thúc

đẩy người ra bằng đe doạ và thưởng phạt bằng những phần thưởng hiếm hoi,
tiến hành thông tin từ trên xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất.
Thứ hai: phong cách lãnh đạo quyết đoán - nhân từ:
Các nhà quản lý loại này có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới.
Thúc đẩy người cấp dưới bằng khen thưởng và một ít bằng một ít đe doạ và
trừng phạt cho phép có ít nhiều thông tin lên trên.
Thứ ba: phong cách quản lý tham vấn:
Các nhà quản lý có sự tin tưởng và hy vọng lớn nhưng không hoàn toàn
vào cấp dưới, dùng các phần thưởng để thúc đẩy, các nhà quản lý có phong cách
lãnh đạo tham vấn thường xuyên tham khảo các ý kiến khác nhau từ phía cấp
dưới.
Thứ tư: phong cách quản lý tham gia - theo nhóm.

19


Các nhà quản lý có phong cách này là người có lòng tin và sự hy yọng
hoàn toàn vào cấp dưới ở mọi vấn đề, luôn thu nhận các tư tưởng và ý kiến của
cấp dưới và sử dụng chúng một cách xây dựng. Họ thường xuyên khuyến khích
cấp dưới và coi cấp dưới như một nhóm với mình.

Trong 4 kiểu phong cách nói trên qua những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng các nhà quản lý có áp dụng phong cách quản lý theo kiểu tham gia - theo
nhóm vào các hoạt động quản lý của mình đã thu được thành công lớn nhất với
tư cách là một người lãnh đạo.
Tóm lại, mỗi loại phong cách đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, vấn đề đặt

ra là nhà lãnh đạo phải linh hoạt trong quá trình quản lý, lựa chọn phong cách
lãnh đạo cho phù hợp, hiệu quả. Do đó không thể khẳng định được phong cách
nào là tốt nhất, điều đó phụ thuộc vào một tình huống cụ thể , sẽ không hiệu quả

nếu người lãnh đạo chỉ sử dụng một phong cách cụ thể, như vậy sẽ không phát
huy được tính sang tạo và trí tuệ của người quản lý và các thành viên. Việc kết
hợp hài hòa linh hoạt giữa các phong cách là điều cần thiết.

20


CHƯƠNG 3:
XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐAỌ MỚI
3.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo cũng như mọi hiện tượng xã hội khác,nó được xem
xét như là một quá trình luôn luôn phát triển dưới tác động của nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan.
Nhân tố thứ nhất ảnh hưởng tới việc hình thành, sử dụng, thể hiện phong
cách lãnh đạo nhất định đó là cá tính, định hướng giá tri, động cơ lãnh đạo, các
kinh nghiệm của người lãnh đạo.
Thứ hai là tùy thuộc vào cá tính cuả mỗi vị lãnh đạo sẽ là nguyên nhân
làm người lãnh đạo định hướng riêng co mình phong cách.
Ví dụ: như người tự tin, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm với tập thể, họ sẽ chọn phong cách độc đoán, ra mệnh lệnh. Còn người
nào sẵn sàng lắng nghe ý kiến của quần chúng, tôn trọng và muốn phát huy tính
sáng tạo của quần chúng thì họ sẽ thiên về hướng dân chủ.
Thứ ba là phụ thuộc vào chính định hướng giá trị của mỗi các nhân. Sự
lựa chọn một phong cách lãnh đạo là phản ánh các các giá trị cá nhân, niềm tin,
lý tưởng của cá nhân mà người lãnh đạo gắn bó.
Thứ tư là phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân người lãnh đạo. Năng
lực là những phẩm chất tâm lý cá nhân giúp cho họ hoạt động đạt hiệu quả nhất
định. Năng lực ảnh hưởng đến việc đề ra chiến lược, mục tiêu, phương pháp
lãnh đạo và ảnh hưởng đến phong cách và uy tín người lãnh đạo.
Thứ năm là môi trường hoạt động ảnh hưởng lớn đến phong cách của họ.

Nếu môi trường tốt họ sẽ phát huy sáng tạo khả năng vốn có của mình.

21


Thứ sáu là về mối quan hệ, đối tượng của hoạt động quản lý, tình huống
trong quá trình hoạt động...là những yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn của người
lãnh đạo và đi theo một chiều hướng nhất định.
Ngoài những yếu tố nêu trên, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phong
cách lãnh đạo. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là từ những yếu tố trên nhà lãnh đạo phải
làm gì để quản lý tốt tập thể của mình, đây là định hướng khá quan trọng để xây
dựng nhà lãnh đạo giỏi.
HAI YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ
Theo một nghiên cứu của tập đoàn Hay, công ty tư vấn quản lý toàn cầu,
có 75 yếu tố chính khiến cho nhân viên hài lòng ở người lãnh đạo của mình
[Lamb, McKee, 2004]. Họ nhận thấy rằng:
Hai yếu tố đáng tin cậy nhất về mức độ hài lòng của nhân viên là Niềm tin
và Sự tự tin về khả năng của nhà lãnh đạo cấp cao.
Để có được sự tự tin và niềm tin của nhân viên, người lãnh đạo cần có khả
năng giao tiếp hiệu quả về 3 khía cạnh sau:
-

Giúp nhân viên hiểu được toàn bộ chiến lược kinh doanh của công ty.

-

Giúp nhân viên hiểu được cách thức mà họ có thể đóng góp để đạt được mục
tiêu kinh doanh quan trọng.

-


Chia sẻ thông tin với nhân viên về cách vận hành của công ty cũng như hiệu quả
làm việc của mỗi cá nhân trong lĩnh vực của họ
Vì vậy, bạn phải đáng tin cậy và bạn có thể truyền đạt một tầm nhìn về
nơi tổ chức cần phải đạt đến.
Các nhà lãnh đạo giỏi là người biết tận dụng và phát triển kĩ năng của
mình thông qua quá trình tự học hỏi, giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm
không ngừng. Warren Bennis nói: Tôi đã từng nghĩ rằng, điều hành một tổ chức
cũng giống việc chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng. Nhưng có lẽ không hẳn là
như vậy, việc này luôn ẩn chứa những ngẫu hứng, và dường như, nó mang hơi
hướng của nhạc Jazz hơn.
22


Một nhà lãnh đạo giỏi không phải do bẩm sinh mà nhờ rèn luyện. Nếu bạn
có đủ khát vọng và ý chí, bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài
giỏi. Các nhà lãnh đạo này là người biết tận dụng và phát triển kĩ năng của mình
thông qua quá trình tự học hỏi, giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm không
ngừng [Jago, 1982].
3.2. Nội dung xây dựng phong cách lãnh đạo mới
Vấn đề về cách thức làm việc của lãnh đạo tại Việt Nam, năm 1948, Chủ
tịch Hồ Chí Minh có cho xuất bản cuốn sửa đổi lối làm việc với mục đích
khắc phục những yếu kém của cán bộ thời đó. Và đến nay, nó như là cuốn cẩm
nang, là kim chỉ nam cho hành động với toàn Đảng, toàn dân.
3.2.1.Loại bỏ phong cách quan liêu
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan liêu là một loại bệnh khá phổ biến
trong hệ thống chính trị. Quan liêu là những người, những cơ quan lãnh đạo từ
trên xuống dưới, xa rời thực tế, việc gì cũng không sâu, chỉ đại khái. Đối với
công việc thì trọng hình thức, xem báo cáo trên giấy, không kiểm tra đến nơi đến
chốn. Nó còn biểu hiện ở thái độ: xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân,

không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân, không yêu thương nhân dân,
thích dùng mệnh lệnh hơn là nghe dân nói, cậy quyền mà quát mắng, giải quyết
công việc thường lâu, hay gây khó cho nhân dân để nhận hối lộ, nhỏ nhặt với
cấp dưới....
Hậu quả của quan liêu gây ra tình trạng trì trệ trong công cuộc phát triển
đất nước, người lãnh đạo không thể sáng tạo linh hoạt, theo cơ chế gia trưởng
mà xuất phát từ gia đình rồi đến xã hội.
Từ những vấn nạn nêu trên, chúng ta cần phải cương quyết xóa bỏ tệ quan
liêu để trong cách quản lý là phong cách phục vụ dân chứ không phải quản lý
dân. Và năm 2007, Thủ tướng đã ký việc ban hành quy chế văn hóa nơi công sở
để làm chuẩn hóa cách ứng xử của những người cán bộ, công chức.

23


3.2.2. Giai pháp xây dựng phong cách làm việc mới
Công khai, thẳng thắn để tìm ra chân lý, để đi đến kết luận rõ ràng, dứt



khoát và khoa học. Tránh tìm cách lẩn tránh sự bất đổng ý kiến bằng cách đưa ra
những kết luận chung chung, lựa chiều mọi người để rồi đi đến một quyết định
chứa những yếu tố dung hoà thoả hiệp, nửa vời, không có tác dụng thực tế.
Người lãnh đạo cần tạo cho mình thói quen biết lắng nghe cả những ý



kiến trái ngược với ý kiến của mình,cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của
cấp dưới làm việc luôn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc tập thể
nhưng vẫn phải quyết đoán, dám chịu trách nhiệm. Trước những vấn đề có nhiều

ý kiến khác nhau, cần phải thảo luận để tiếp thu ý kiến đúng đắn của người khác
và thừa nhận những điểm non kém của mình.
Không vì sự sĩ diện, tự ái cá nhân, sợ mất uy tín mà cố bảo thủ biện bạch



cho những ý kiến không đúng của mình. Chưa nên vội kết luận hoặc coi ý kiến
của mình đã là chân lý trước những vấn đề mới nảy sinh
Cần có những điều tra và thảo luận tập thể để tránh tình trạng đưa ra
những kết luận độc đoán, thiếu căn cứ khoa học.
Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ còn có ý nghĩa là phát huy tính
tập thể trong lãnh đạo phải đi đôi với việc đề cao trách nhiệm cá nhân. Độc đoán
là sai, song cá nhân không dám chịu trách nhiệm, không dám quyết đoán cũng là
sai.
Mở rộng dân chủ không phải là sa vào dân chủ hình thức hoặc dân chủ vô
nguyên tắc. Dân chủ đúng đắn phải đặt dứi sự chỉ đạo tập trung và đi liền với tập
trung. Sự năng động, sáng tạo phải dựa trên cơ sở của đờng lối chính sách của
Đảng. Mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân chủ tự do, vô kỉ luật, cục bộ địa phơng,
phân tán, tản mạn, nói ẩu, làm bừa hoàn toàn xa lạ với dân chủ.
Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ là xu thế tất yếu trong thời đại
24


ngày nay, nó gắn với những giá trị nhân văn của xã hội hiện đại. Tuy nhiên để
cho phong cách dân chủ thực sự mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, nhà
quản lý giáo dục cần chú ý thêm một số khía cạnh khác như những điều kiện
không thể thiếu được nhằm nâng cao năng lực và uy tín của mình:
Không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn và




trình độ quản lý nhăm đổi mới tư duy, đổi mới cách thức lãnh đạo.
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm, suy nghĩ



kĩ trước khi nói, có kế hoach chi tiết trườc khi làm.
Tăng cường công tác phê bình và tự phê bình, chống chủ nghĩa cá nhân và



tệ sùng bái cá nhân.
Đối xử bình đẳng và cởi mở với mọi người, tránh "yêu nên tốt, ghét nên



xấu".


Giữ gìn và nâng cao những phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư" như lời dạy của Hổ Chủ Tịch.



Mềm dẻo sáng tạo linh hoạt trong giao tiếp và trong công tác quản lý lãnh
đạo. Khi xem xét, suy nghĩ phải có "lý" nhưng khi hành động, ứng xử phải có
"tình".
Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới cả về phương diện kinh tế
xã hội và phương diện hành chính quốc gia. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ
trọng đại đó, mỗi cán bộ lãnh đạo dù ở cấp nào đều cần chú trọng đổi mới phong

cách lãnh đạo, dựa trên những yêu cầu và nguyên tắc của Đảng và những quy
định hiện hành của hệ thống quản lý Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
3.3.Tiểu kết
Như vậy, có thể nói, phong cách lãnh đạo là một hiện tượng hoàn toàn cụ
thể, không lặp đi lặp lại ở người khác một cách đầy đủ với mọi chi tiết. Đó là nét
25


Video liên quan

Chủ Đề