Vỡ mâm chày bao lâu thì lành

Trường hợp tôi không muốn mổ lấy vít ra thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Tôi rất mong nhận được hồi âm của bác sĩ.

Nguyễn Thị Bích Tuyền

- Trả lời của Phòng mạch online:

Trước hết xin trả lời với bạn về mâm chày. Đây là phần xương cấu tạo nên một phần khớp gối. Khi chúng ta đi, phần lồi cầu xương đùi sẽ đè lên phần mâm chày và trọng lượng của chúng ta sẽ tải qua mâm chày để xuống cẳng chân. Như vậy mâm chày là phần xương sẽ chịu sức nặng trực tiếp của cơ thể.

Mâm chày là phần xương xốp nên khi gãy dễ lành. Tuy nhiên vì là xương xốp nên khi bị gãy mâm chày hay bị lún mất xương. Mặt khác mâm chày mang mặt sụn khớp gối nên khi gãy dễ gây ra tình trạng cấp kênh mặt khớp tức là mặt khớp không bằng phẳng, do đó nếu không nắn lại chính xác dễ gây ra tình trạng thoái hóa hư mặt sụn khớp sau này.

Vì là xương xốp nên sau khi phẫu thuật thường bệnh nhân sẽ không được phép đi chống chân bị gãy, do mâm chày sẽ bị bung ra dưới sức nặng của cơ thể. Thời gian để xương tạm gọi là lành khoảngba tháng. Khi đó bệnh nhân sẽ được đi chống chân xuống đất và tăng lực chống chân dần dần cho đến khi chịu toàn bộ sức nặng của cơ thế mà không gây đau.

Tùy thuộc vào loại gãy, kiểu kết hợp xương và trọng lượng bệnh nhân mà thời gian đi chống chân có thể thay đổi. nhưng ít nhất phải sau ba tháng. Thời gian bình phục hoàn toàn bao gồm có thể đi lại bình thường, gập duỗi gối bình thường thông thường khoảng 6-8 tháng.

Thời gian mổ lấy dụng cụ ốc vít sau hai năm. Nhưng cần lưu ý thời gian này còn tùy thuộc rất lớn vào tốc độ lành xương của bệnh nhân. Sự lành xương sẽ được đánh giá chủ yếu qua phim X-quang chụp mỗi 4-6 tuần khi tái khám. Những loại ốc vít sau này nếu có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng tốt có thể không cần lấy ra. Không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe nếu còn ốc vít trong cơ thể.

Tuy nhiên vì đây vẫn là vật lạ trong cơ thể nên một khi bạn bị nhiễm trùng từ nơi khác, vi trùng vẫn có thể tạm trú vào ốc vít và gây ra ổ nhiễm trùng, giống như trường hợp bạn mang khớp giả hay van tim nhân tạo. Nếu còn trẻ tuổi thì nên lấy ốc vít ra.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: .

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode]. Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

ThS-BS TĂNG HÀ NAM ANH[giảng viên chấn thương chỉnh hình BV ĐH Y dược TP.HCM]

Gãy xương mâm chày bao lâu thì lành? là vấn đề được nhiều người inbox về cho mình trong thời gian gần đây, tuy nhiên lại có quá nhiều thông tin liên quan trên mạng nên phần nào khiến người đọc trở nên khó khăn hơn. Tại đây, mình sẽ tổng hợp tự động lại từ các trang thông tin uy tín với mục đích là xây dựng 1 bài viết về Gãy xương mâm chày bao lâu thì lành? có ích cho người đọc. Bạn đọc lưu ý rằng, những thông tin tổng hợp dưới đây không được tự ý áp dụng dưới bất kỳ hình thức nào, nếu bạn bị bệnh hãy tới thăm khám tại bệnh viện uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên môn.

Bác sĩ cho em hỏi, Em bị gãy mâm chày, bao lâu chạy xe máy được ạ? Em cảm ơn.
 

Đi xe máy sau gãy mâm chày. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,Thời gian trung bình lành xương là 1 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn. Khi chỗ gãy tạo lập can xương tương đối vững thì bác sĩ sẽ cho tháo nẹp/tháo bột cố định cho em, em tập đi từ từ đến khi sinh hoạt bình thường không khó khăn gì nữa thì có thể chạy lại xe máy. Do vậy, em nên tái khám bác sĩ đã điều trị cho em, chụp lại phim Xquang kiểm tra, để bác sĩ đánh giá kết quả cho em, em nhé.

Thân mến.

Xương mâm chày là một trong những phần xương quan trọng của xương đầu gối có chức năng quan trọng hỗ trợ sự đi lại sự gập đầu gối và giúp hai chi giảm bớt trọng lượng, áp lực khi nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Xương mâm chày có liên quan trực tiếp đến khớp giữa xương đùi, xương chày, cầu khớp lồi cầu - ổ chảo, khớp giữa xương đùi, xương bánh chè [xương phẳng]. Do vậy khi mâm chày bị tổn thương, bị gãy hoặc một trong các bộ phận trên bị gãy thì ảnh hưởng toàn bộ ít hoặc nghiêm trọng đến các khớp xương khác liên quan còn lại.Mâm chày có cấu tạo xốp với bề mặt sụn và diện khớp trên của xương chày được gọi chính xác là mâm chày, vị trí cụ thể của mâm chày là tiếp khớp với lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tùy thuộc vào mâm chày trong và mâm chày ngoài. Cấu tạo phía giữa các mâm chày gồm các gai mầm chày có tác dụng giống như điểm bám cho các loại dây chằng khác nhau tại đây [dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau].Gãy xương mâm chày [gãy mâm chày vùng đầu gối] xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu như có lực tác động đột ngột vào vùng mâm chày đầu gối do tai nạn, chấn thương trong sinh hoạt hoặc thể thao. Thông thường gãy mâm chày thường chiếm tỷ lệ  5 - 7 % của gãy xương cẳng chân nói chung.Đối với gãy xương mâm chày, hai phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị gồm có điều trị bảo tồn không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật.Các biến chứng trong lúc mổ: Tổn thương thần kinh, mạch máu do thao tác nắn xương và đặt cố định ngoài.

Các biến chứng trong quá trình theo dõi: Nhiễm trùng chân định, nhiễm trùng vết mổ, co rút gân gót, rối loạn dinh dưỡng, di lệch thứ phát, cal lệch xấu.

Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Gãy xương mâm chày bao lâu thì lành? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.

Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.

Bạn đọc có hỏi: Gãy mâm chày bao lâu thì lành? trong những bệnh thường gặp. Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng mà hãy nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.

BẠN ĐỌC CÓ HỎI

Chào Bác Sĩ !

Em bị gãy mâm chày đã hơn 5 tháng, phẫu thuật nẹp 2 bên, hiện tại em đang tập đi, muốn bỏ nạng ra để đi nhưng đầu gối hơi giật về sau rồi giật vào trong, ra ngoài rất lỏng lẻo, đi thẳng chân không được phải hơi co đầu gối mới dám đi, mỗi lần xoay chuyển khớp gối nghe tiếng kêu và hơi đau, lên cầu thang không được, đi đường dốc thì thấy khớp gối không vững nên không dám đi, BS tư vấn giúp giờ em phải làm sao để đi lại bình thường, khi nào thì em bỏ nạng ra để đi được. Em cám ơn Bác Sĩ !

HÃY THAM KHẢO NHỮNG THÔNG TIN TỔNG HỢP DƯỚI ĐÂY

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Chào em,

Gãy mâm chày có thời gian hồi phục tương tự các vị trí khác, tức là sau khoảng 2 tháng xương đã liền, sau từ 3-4 tháng có thể đi lại bình thường. Trường hợp của em sau 5 tháng vẫn chưa đi lại được, không phải do cứng khớp mà là lỏng khớp, nhiều khả năng là do có kèm theo tổn thương dây chằng khớp gối. Nếu dây chằng tổn thương nặng, khớp gối mất vững thì bắt buộc phải mổ kết hợp để tránh các biến chứng về lâu dài cũng như để hồi phục lại khả năng vận động, đặc biệt nếu em có nhu cầu tập thể dục thể thao trở lại, bác sĩ khuyến cáo em nên sớm phẫu thuật. Hiện tại, em cần tái khám để đánh giá thêm các tổn thương khác liên quan, kiểm tra mức độ liền xương và đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp nhất em nhé!

Mâm chày là phần xương đầu trên xương chày khớp với lồi cầu của xương đùi để tạo nên khớp gối. Mâm chày là nơi chịu lực của cơ thể khi đi lại. Mâm chày là phần xương xốp và mặt trên có lớp sụn tạo nên sụn khớp của khớp gối.

Mâm chày có hai chức năng quan trọng là chịu tải trọng cơ thể khi đi và tạo thành khớp gối giúp cử động khớp gối được nhẹ nhàng trong các sinh hoạt bình thường hằng ngày như gập gối khi ngồi, duỗi gối khi đi. Như vậy gãy mâm chày là loại gãy xương phạm khớp, trong đó phần đầu trên xương chày bị tổn thương với phần mặt khớp bị gãy.

Các trường hợp gãy mâm chày xảy ra trong chiều hướng của lực valgus hay varus kết hợp với lực tải trục. Ở người trẻ tuổi nguyên nhân chính thường gặp là tai nạn giao thông, còn ở người già do tình trạng loãng xương mà có thể gãy mâm chày chỉ sau một cú té ngã đơn giản.

Vì mâm chày là một thành phần của khớp gối nên khi mâm chày bị thương tổn, chức năng khớp gối sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Khi bị gãy, mâm chày là phần xương xốp nên rất dễ lành. Tuy nhiên là phần chịu tải trọng của cơ thể, nên khi bị gãy bệnh nhân vẫn đi chống chân gãy thì phần gãy dễ bị di lệch khiến từ chỗ gãy không di lệch sẽ thành gãy có di lệch [nghĩa là xương gãy bị lệch].

Tùy theo loại gãy xương, kiểu kết xương và trọng lượng bệnh nhân mà thời gian được phép đi chống chân có thể thay đổi nhưng không được dưới ba tháng. Thời gian bình phục để có thể đi lại bình thường, gấp duỗi gối bình thường thông thường khoảng 6 – 8 tháng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Trên hết, thay vì phải tìm cách chữa bệnh thì mình nghĩ chúng ta hãy nên giữ gìn sức khỏe thật tốt thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh phải không nào?

Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.

Video liên quan

Chủ Đề