Việt nam có bao nhiêu tỉnh biên giới

Giải thích Việt Nam có đường biên giới trên bộ dài khoảng 4.924 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, với Lào ở phía tây và Campuchia ở phía tây nam.

2 Bao nhiêu tỉnh thành có đường biên giới trên đất liền?

icon

25 tỉnh, thành

icon

35 tỉnh, thành

icon

45 tỉnh, thành

Giải thích Việt Nam có đường biên giới trên đất liền với ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Phụ lục đăng kèm Nghị định số 34 [năm 2014] của Chính phủ Việt Nam liệt kê rõ 25 tỉnh, 103 huyện/thị xã/thành phố và 435 xã/phường/thị trấn có đường biên giới trên đất liền. Các tỉnh này gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

3 Tỉnh duy nhất nào của Việt Nam có đường biên giới với đồng thời hai nước Lào và Campuchia?

icon

Quảng Nam

icon

Kon Tum

icon

Gia Lai

Giải thích Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh, Kon Tum nằm ở phía bắc Tây Nguyên, diện tích tự nhiên 9.676,5 km2. Phía bắc Kon Tum giáp Quảng Nam, phía nam giáp Gia Lai, phía đông giáp Quảng Ngãi, phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia. Đây là tỉnh duy nhất cả nước có đường biên giới chung với hai quốc gia này.

4 Tỉnh duy nhất nào có đường biên giới trên bộ giáp đồng thời hai nước Trung Quốc và Lào?

icon

Lai Châu

icon

Điện Biên

icon

Sơn La

Giải thích Điện Biên thuộc vùng núi Tây Bắc của Việt Nam. Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh, phía đông và đông bắc Điện Biên giáp Sơn La, phía bắc giáp Lai Châu, phía tây bắc giáp tỉnh Vân Nam [Trung Quốc], phía tây và tây nam giáp Lào. "Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với hai quốc gia Lào và Trung Quốc... Điện Biên có đường giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đường hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội với tần suất bay bình quân ngày 2 chuyến", Cổng thông tin điện tử tỉnh Điện Biên nêu.

5 Tỉnh nào có đường biên giới dài nhất với Trung Quốc?

icon

Hà Giang

icon

Cao Bằng

icon

Lạng Sơn

Giải thích Theo tài liệu của Ủy ban Biên giới quốc gia, đường biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam - Campuchia dài khoảng 1.137 km, bắt đầu từ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia [thuộc tỉnh Kon Tum] đến sát mép biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Đường biên giới này đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia. Các địa phương ở Việt Nam tiếp giáp nước bạn, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Trong đó, tỉnh Tây Ninh thuộc vùng Đông Nam Bộ, cầu nối giữa TP HCM và thủ đô Phnom Penh [Campuchia] có đường biên dài nhất.

Căn cứ theo Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào, “Biên giới” là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, lòng đất, vùng nước, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Theo đó, Việt Nam có tổng cộng 10 tỉnh có đường biên giới trên đất liền giáp với Lào.

Cụ thể bao gồm: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Kon Tum.

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh có đường biên giới giáp với Lào? Hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào? [Hình từ Internet]

Hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào?

Căn cứ Điều 5 Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào có nêu như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới
1. Xê dịch, phá hoại hoặc gây hư hại mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, công trình công ích, các loại biển báo “Khu vực biên giới”, “Khu vực cửa khẩu”, “Vành đai biên giới”, “Vùng cấm”; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới; làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới.
2. Kích động hoặc phá hoại an ninh, an toàn xã hội và trật tự công cộng; bắn súng qua biên giới; gây nổ, chặt phá và đốt cây trong vành đai biên giới; xâm canh, xâm cư, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lâm thổ sản, thủy sản trái phép và các hành vi khác gây nguy hại cho quốc phòng, an ninh và sức khỏe con người.
3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, lắp đặt các thiết bị lưu giữ chất hóa học nguy hiểm, xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hiểm trong phạm vi 1.000m [một nghìn mét] hoặc khai khoáng trong phạm vi 500m [năm trăm mét] tính từ đường biên giới về mỗi nước [trừ trường hợp hai Bên có thỏa thuận khác].
4. Xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú trái phép trong khu vực biên giới; mua bán người; buôn lậu, gian lận thương mại, mua bán, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, vũ khí, ma túy, chất phóng xạ, nguyên liệu hạt nhân, hóa chất độc hại, chất cháy, nổ nguy hiểm, chất thải qua biên giới; vận chuyển qua biên giới văn hóa phẩm độc hại, hàng hóa, vật phẩm có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe của con người, động vật, thực vật và môi trường.
5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới trên không của hai nước thiết bị bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khỏe của người, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội.
6. Khảo sát, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo, vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm những hành vi đó.
7. Giả mạo giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền của hai Bên để hoạt động trong khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm và khu vực cửa khẩu.
8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Hiệp định này.

Như vậy, trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào, có những hành vi bị nghiêm cấm nêu trên.

Việc quản lý bảo vệ đường biên giới Việt Nam - Lào được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 8 Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào như sau:

Quản lý bảo vệ đường biên giới
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới của mỗi Bên tuần tra bảo vệ đường biên giới và mốc quốc giới theo sự phân công trách nhiệm tại Điều 6 của Hiệp định này.
2. Khi cần thiết, hai Bên tổ chức các đội tuần tra song phương hoặc đội kiểm tra liên hợp để cùng tuần tra, kiểm tra đường biên giới.
3. Biên bản tuần tra song phương hoặc biên bản kiểm tra liên hợp làm thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào, có chữ ký của đội trưởng đội tuần tra song phương hoặc của đội trưởng đội kiểm tra liên hợp và cán bộ kỹ thuật của hai Bên [nếu có], cả hai văn bản có giá trị như nhau.
4. Trường hợp phát hiện thấy đoạn sông, suối biên giới bị xói lở, đổi dòng làm ảnh hưởng đến hướng đi của đường biên giới, các đơn vị chuyên trách bảo vệ biên giới liên quan hoặc chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới của hai nước lập biên bản chung xác nhận việc sông, suối bị xói lở, đổi dòng chảy và nguyên nhân để báo cáo ngay lên Cơ quan biên giới trung ương mỗi Bên và cấp có thẩm quyền khác.

Như vậy, việc quản lý bảo vệ đường biên giới Việt Nam - Lào được thực hiện theo nội dung nêu trên. Trong đó, lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới của mỗi Bên tuần tra bảo vệ đường biên giới và mốc quốc giới theo sự phân công trách nhiệm.

Việt Nam có chung biên giới trên biển với bao nhiêu nước?

Diện tích biển của Việt Nam nằm ở phía Đông, phía Nam và biên giới phía Tây Nam với vùng lãnh hải Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philipines và Thái Lan. Việt Nam sở hữu một thềm lục địa rộng lớn, rất nhiều đảo và quần đảo ven biển và ngoài khơi.

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh giáp 2 quốc gia?

Điện Biên giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về phía Tây Bắc và giáp tỉnh Phongsalo, Luang Prabang của Lào về phía Tây, Tây Nam. Điện Biên là tỉnh duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với cả Lào và Trung Quốc.

Việt Nam tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?

Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.

Có bao nhiêu tỉnh ở Việt Nam giáp Campuchia?

Tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, chủ yếu chạy theo hướng bắc-nam và đông bắc-tây nam, đi qua biên 9 tỉnh của Campuchia [là Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takéo và Kampot], và 10 tỉnh của Việt Nam [là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, ...

Chủ Đề