Măng cụt bao nhiêu năm có trái

Hiện tượng măng cụt ra trái cách năm ở ĐBSCL chủ yếu là do khâu bón phân chưa được quan tâm đúng mức và một số yếu tố ngoại cảnh khác.

Năm 2012, các vùng trồng măng cụt từ Chợ Lách [Bến Tre] qua Cầu Kè [Trà Vinh] đến Kế Sách [Sóc Trăng] đều thất thu. Bình quân chỉ khoảng 20% số cây ra bông, kết trái, năng suất rất thấp, chỉ vài kg/cây.

Năm nay, tỉ lệ măng cụt ra bông cao hơn năm ngoái nhưng muộn hơn 15 - 20 ngày. Tại các Tổ hợp tác trồng măng cụt VietGAP ở xã Vĩnh Thành, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Hòa... huyện Chợ Lách, nhà vườn ứng dụng kỹ thuật canh tác bài bản thì tỉ lệ cây ra bông cũng chỉ đạt khoảng 60%; số bông chỉ bằng 50 - 70% so với trước.

Ở huyện Kế Sách, tỉ lệ cây ra bông bình quân khoảng 30%; số bông/cây bằng khoảng 50% các năm trước. Nhà vườn trồng măng cụt đang tích cực chăm sóc với hy vọng tuy số trái ít đi nhưng bù lại trái sẽ lớn hơn, tỉ lệ đạt loại I tăng lên.

Hiện tượng măng cụt ra trái cách năm vẫn chưa có lời giải

Trường hợp măng cụt không ra bông, kết trái còn xảy ra đối với những nhà vườn nhiều kinh nghiệm. Ông Trương Hữu Nghĩa [xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách] cho biết, ông được thừa hưởng vườn măng cụt với 300 cây được trồng cách đây hơn 30 năm; từ năm 2010 trở về trước, năm nào thời tiết lạnh, mưa nắng đều, mỗi cây cho trên 1.000 trái.

Ông Nghĩa còn là một trong những người đầu tiên xử lý ra hoa sớm măng cụt rất thành công bằng phương pháp xiết nước, khấc cây [khoanh vỏ]. Tuy nhiên, 3 năm qua phải "bó tay" nhìn măng cụt "tốt cây, xanh lá" nhưng "vắng bông trên cành".

Tương tự, ông Phan Ngọc Thành ở xã An Lạc Thôn được xem là “vua” măng cụt của huyện Kế Sách cũng chào thua "hoàng hậu" đỏng đảnh! Đến thời điểm này các vườn măng cụt khác đã ra bông, nhưng vườn của ông Thành không có dấu hiệu ra bông, kết trái.

Từ thực tế trên cho thấy, các kinh nghiệm xử lý ra hoa sớm của nhà vườn trồng măng cụt không có tính ổn định; vụ này khiển ra bông thành công, sang vụ sau cũng quy trình ấy nhưng lại thất bại.

Lý giải về nguyên nhân măng cụt ra bông, đậu trái thất thường, nhà vườn Trương Hữu Nghĩa và Nguyễn Văn Dũng [huyện Kế Sách] cho rằng nhiệt độ cao hơn và mưa trái mùa trong tháng 11 ÂL là nguyên nhân khiến cây ra đọt thay vì ra bông. Ở Cái Mơn [xã Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre], nhà vườn "liên kết" giữa thời tiết trong mùa Noel với sự ra bông của măng cụt: Năm nào mùa Noel [tháng 12 DL] lạnh nhiều thì năm đó cây măng cụt "thọ hàn" tốt và sẽ ra bông nhiều.

Trình độ canh tác măng cụt của nhà vườn ngày càng được nâng lên, nhưng hiện tượng ra trái cách năm ngày càng phổ biến, phải chăng do biến đổi khí hậu? Giải pháp nào để khắc phục hữu hiệu hiện tượng trên là một câu hỏi đặt ra với các nhà khoa học.

Măng cụt là loại trái cây đặc biệt được ưa chuộng nhờ thơm ngon và bổ dưỡng. Vậy măng cụt được trồng ở đâu? Bao lâu thì có trái?

Đảo đều với đất, tưới nước để giữ ẩm cho đất và chờ sau 20 – 30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây có điều kiện tốt nhất để phát triển và tăng khả năng đề kháng với sâu bệnh hại.

Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L, là cây thân gỗ lâu năm và có nguồn gốc xuất xứ từ Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Indonesia… Đây là loại cây trồng được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á.

Loại trái cây này được ưa chuộng bởi mang đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa trị bệnh. Điển hình: giảm nguy cơ bệnh huyết áp, giảm mệt mỏi, cải thiện làn da, giúp cho thần kinh được hưng phấn, tập trung hơn trong quá trình làm việc,...

Chất đạm, chất béo, chất hữu cơ, chất xơ,...là những vi chất là loại trái cây này mang đến. Hiện nay, trên thị trường giá bán măng cụt dao động từ 50 đến 80.000VND/kg. Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

1.2. Măng cụt trồng ở đâu?

Măng cụt trồng ở khắp các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Sri Lanka, Myanmar, Philippines, Ấn Độ và một số khu vực nhiệt đới như Puerto Rico, Florida, Colombia. Ở Việt Nam, măng cụt trồng nhiều ở Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bình Dương, Đồng Nai.

1.3. Cây măng cụt trồng bao lâu có trái?

Cây măng cụt trồng từ hạt thì khoảng từ 8 đến 10 tuổi hoặc lâu hơn nữa tuỳ thuộc vào cách chăm sóc. Để cho trái sớm thì có thể trồng từ cây ghép, thường khi cây được 4 đến 5 tuổi sẽ cho ra trái.

Cây măng cụt trồng bao lâu có trái?

Để hiểu thêm về kỹ thuật trồng cây măng cụt thì cùng VNFarm tiếp tục xem bài viết bên dưới đây.

2. Các bước chuẩn bị trồng măng cụt

Hiện nay, kỹ thuật trồng cây măng cụt rất được chú trọng. Bởi đây là loại cây ăn trái lâu năm. Nếu trồng không đúng kỹ thuật sẽ mang đến chất lượng kém cho mùa vụ. Thậm chí là thiệt hại nặng nề cho bà con.

2.1. Chọn và nhân giống cây măng cụt

Để đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng. Đã có không ít giống măng cụt ra đời. Tùy theo nhu cầu trồng trọt và sử dụng mà có thể chọn giống măng cụt khác nhau.

Nhân giống

Măng cụt được trồng theo ba phương pháp khác nhau: trồng bằng hạt, ghép ngọn, tháp cành.

Phương pháp trồng bằng hạt:

  • Chọn những trái chất lượng trên những cây khỏe mạnh cho trái tốt. Từ trái này, ta sẽ lấy hạt, chọn những hạt có kích thước to. Vì hạt lớn đạt chất lượng, tỷ lệ nảy mầm sẽ rất cao. Quá trình sinh trưởng và phát triển cũng nhanh hơn so với những hạt kém chất lượng và có kích thước nhỏ.
  • Khi đã chọn được hạt, mang đi ngâm trong nước, để cho ra hết phần xơ bám. Sau đó, đem hạt gieo trực tiếp lên líp. Tưới nước thường xuyên. Sau khoảng từ 20 đến 30 ngày ươm thì hạt sẽ nảy mầm.
  • Nền ươm nên sử dụng những loại thuốc xua đuổi kiến đi nơi khác. Lượng chất dự trữ trong hạt sẽ quyết định sự phát triển của chồi.
  • Khi nhận thấy, hạt trong líp nảy từ 2 đến 3 lá. Lấy tay nhẹ nhàng lấy cây con từ trong líp đưa qua bầu. Bước này cần cẩn thận, vì không nên để hạt trên cây con bị tách ra khỏi cây. Bởi giai đoạn này, cây sống chủ yếu dựa trên chất dinh dưỡng mà hạt cung cấp.
  • Khi đưa cây con trên líp qua bầu. Kích thước của bầu đạt tiêu chuẩn 12x15cm. Đến khi cây măng cụt đạt một năm tuổi phải chuyển sang bầu cây lớn hơn, kích thước đạt chuẩn để cây có thể phát triển một cách tối đa nhất [17-25cmx40-45cm]. Nguyên liệu trong bầu phải có khả năng thoát nước tốt, cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ. Có thể bổ sung phân chuồng ủ hoại mục, xơ dừa, đất được đập nhỏ.
  • Cần tưới nước đầy đủ, che bóng cho cây. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp từ mặt trời. Có thể bón thêm phân NPK trong quá trình cây phát triển theo tỉ lệ 2 tháng một lần, kết hợp cùng việc phun thuốc trừ sâu bệnh để cây phát triển tốt nhất.

Phương pháp ghép ngọn hoặc tháp cành:

  • Phương pháp này có tác dụng tối ưu thời gian, tiết kiệm thời gian đáng kể để thu hoạch đợt quả đầu tiên. Nhưng cây ghép lại có tỷ lệ chết sau khi trồng cao hơn. Số trái và trọng lượng lại đạt chất lượng kém hơn. Có thể bà con chưa biết, hiện nay hầu hết phương pháp nhân giống chủ yếu trong sản xuất đối với măng cụt hầu hết đều gieo từ hạt.

2.2. Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng là yếu tố quan trọng trong cách trồng cây măng cụt. Cây măng cụt phát triển tốt đối với những vùng đất thịt, đất sét hữu cơ. Tầng canh tác cây măng cụt dày, có khả năng thoát nước tốt. Gần nguồn nước tưới và đảm bảo nguồn nước này không bị nhiễm mặn.

2.3. Thời vụ và mật độ trồng măng cụt

  • Vào bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng có thể trồng măng cụt. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa chi phí tưới tiêu, nên trồng bắt đầu vào mùa mưa.
  • Đây là một loại cây thân gỗ, rất to, tán rộng nên cần trồng xa nhau để tạo sự thông thoáng, giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng sâu bệnh lây lan. Khoảng cách đạt yêu cầu mà bà con có thể tham khảo như sau: 10x7m/cây. Hoặc có thể trồng với khoảng cách 8-9 x 6-7m/cây. Nếu bà con lựa chọn cách trồng dày thì đảm bảo các tán cây không được giao nhau. Định kỳ tỉa cành, tạo tán cho cây măng cụt.

Thời vụ và mật độ trồng cây măng cụt

Xem thêm:

  • Hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi nhanh cho quả
  • Chi tiết kỹ thuật trồng cây nhãn tỷ lệ sống 100%

2.4. Chuẩn bị vườn để trồng cây măng cụt

  • Đào mương, lên liếp trồng cây: Tại những đồng bằng Sông Cửu Long. Cần đào mương lên liếp để tăng thêm độ dày tầng canh tác. Có hệ thống mương, rãnh để thoát nước. Định kỳ rửa phèn và cung cấp nước cho vườn khi cần thiết. Tùy theo điều kiện diện tích trồng mà kích thước liếp, vườn có thể linh động thay đổi.
  • Đắp đê bao quanh vườn: Hệ thống này giúp bao quanh cho vườn, bảo vệ vườn măng cụt vào mùa lũ. Có hệ thống thoát nước khi cần thiết.
  • Trồng cây chắn gió cho vườn: Những loại cây có độ cao hợp lý sẽ giúp chắn gốc, giúp cây măng cụt không bị đổ ngã lúc có giông gió.
  • Trồng xen cây: Đây là loại cây ăn quả lâu năm, sinh trưởng và phát triển chậm. Bà con nên tận dụng diện tích trồng thêm các loại cây ăn quả khác. Với mục đích tăng thêm thu nhập. Nhưng không nên xen quá dày, như vậy mới đạt hiệu quả cao.

3. Kỹ thuật trồng măng cụt

Tìm hiểu kỹ thuật trồng cây măng cụt

3.1. Bước 1: Chuẩn bị hố trồng và cách trồng cây măng cụt

Kỹ thuật trồng cây măng cụt, hố đạt tiêu chuẩn đảm bảo kích thước mỗi cạnh 60 x 60cm. Độ sâu khoảng 60cm. Để cây phát triển tốt, trước khi trồng nên bón lót cho mỗi hố từ 0.5 đến 1kg vôi. 100 - 200g phân NPK. Có thể sử dụng phân 16:16:8. Bón thêm 10 đến 20kg phân chuồng đã qua ủ hoại mục. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm thuốc sát trùng.

Để tránh ngập úng thì cây con khi trồng phải cao hơn mặt đất từ 10 đến 20cm. Khi đặt cây con, cần cẩn thận không để bể bầu đất ảnh hưởng, tổn thương đến cây. Cắm cọc cạnh bên, để cho cây khỏi đổ ngã, sử dụng lưới hoặc dừa để che bóng cho cây. Tưới nước ngay sau khi trồng.

3.2. Bước 2: Tủ gốc giữ ẩm cho cây măng cụt

Ngay sau khi trồng xong măng cục, nên dùng rơm rạ hoặc cỏ khô. Với mục đích phủ mô trồng quanh cây một lớp dày từ 5 đến 10m. Cách xa gốc khoảng 10 đến 20cm. Để vào mùa khô, hạn chế thấp nhất vấn đề bốc thoát hơi nước. Tủ gốc cũng là một trong những kỹ thuật trồng cây măng cụt.

3.3. Bước 3: Bồi bùn cho liếp

Hằng năm, vào mùa nắng cần vét bùn ở dưới mương để bồi lên cho liếp. Nhằm mục đích để mặt líp và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng lớp bùn này chỉ mỏng từ 3 đến 4cm.

3.4. Bước 4: Tưới nước cho cây măng cụt

Tưới nước là một trong những kỹ thuật trồng cây măng cụt ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây.

Măng cụt là cây ưa nước. Nhưng hệ thống rễ lại không có lông hút và phát triển rất kém. Nên khi rễ cây tiếp xúc với nước cũng rất khó hút được nước. Vì lý do này, nên cần tưới nước thường xuyên. Giai đoạn cây còn nhỏ và cây có trái là những lúc cần nước nhất.

Đến giai đoạn cây hết ra trái thì hạn chế lượng nước tưới lại. Hơn nữa, vào mùa mưa, giảm lượng nước tưới lại. Bởi vào mùa mưa, rễ cây rất dễ bị ngập úng.

3.5. Bước 5: Tỉa cành, tạo tán

Định kỳ diệt trừ cỏ dại cho cây, tránh những mầm bệnh làm hại đến cây trong giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, tỉa cành tạo tán tạo sự cân đối cho cây măng cụt. Cắt đi những cành giao nhau với cây khác. Cắt đi những cành bị héo, nhiễm bệnh để tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành khỏe mạnh.

3.6. Bước 6: Bón phân cho cây măng cụt

Với đặc tính bộ rễ phát triển kém hơn những loại cây ăn trái lâu năm khác. Nên để đạt hiệu quả nhất khi bón phân, bón từ ⅔ hình chiếu tán được tính từ gốc trở ra. Nhưng để đạt kết quả tốt nhất, nên đào rãnh chung xung gốc ở ⅔ tán. Chiều sâu 15 - 20cm, rộng từ 20 đến 30cm bón phân vào rãnh. Bón phân xong, nên cung cấp lượng nước đầy đủ để dinh dưỡng được vận chuyển đi khắp thân nuôi cân.

Chủ Đề