Trẻ em bao nhiêu tuổi vẫn tính là trẻ con

Trong hệ thống pháp luật hiện hành có nhiều quy định về độ tuổi được coi là trẻ em. Tuy nhiên, có một số quy định không thống nhất. Thậm chí cùng một tuổi nhưng ở văn bản này gọi là trẻ em> Nhưng ở văn bản khác gọi là người lớn. Dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, cụ thể:

– Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 tại điều 1 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

– Bộ luật dân sự:

Không dùng thuật ngữ trẻ em. Mà dùng thuật ngữ người chưa thành niên, người đã thành niên.

Theo đó, điều 18 quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Đồng thời, Bộ luật còn quy định năng lực, hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 :

Dùng tới 4 thuật ngữ: người chưa thành niên, người thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16, và người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo những quy định trên thì trẻ em là người dưới 14 tuổi. Như vậy lại có mâu thuẫn với luật chuyên ngành là Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

– Bộ luật Hình sự:

Tại điều 12 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

Bộ luật Hình sự cũng sử dụng thuật ngữ người thành niên [được hiểu trên 18 tuổi]. Người chưa thành niên [được hiểu dưới 18 tuổi]. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16. Người từ đủ 16 tuổi trở lên. Vậy, dưới 14 tuổi gọi là trẻ em cũng không thống nhất với Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

– Luật Giao thông đường bộ 2008:

+ Tại điều 30 quy định: người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người. Trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: “…Trẻ em dưới 14 tuổi…” Quy định như vậy có thể hiểu trẻ em là người dưới 14 tuổi.

+ Điều 32 cũng quy định, người đi bộ là trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

+ Hoặc điều điều 60 quy định: a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3… Như vậy, từ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy. Còn dưới tuổi này không được lái xe máy. Vậy, những người dưới 16 tuổi này có được gọi là trẻ em hay dưới 14 tuổi mới gọi là trẻ em.

Độ tuổi được coi là trẻ em

Hiện nay, công ước quốc tế đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Do đó chúng ta cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật để hiểu, áp dụng và thực hiện trên thực tế được dễ dàng hơn.

TTH - Theo cách hiểu thông thường từ trước đến nay, chúng ta thường hiểu trẻ em đơn thuần là đứa trẻ nhỏ. Cũng trong độ tuổi trẻ em, ta thường gặp những cách gọi quen thuộc: Thiếu niên, nhi đồng… Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh quy định độ tuổi của thiếu niên là từ 9 đến 14 tuổi. Nhi đồng có quan điểm cho rằng thuộc độ tuổi 3 – 7: bước vào giai đoạn các em có thể đã được gửi vào nhà trẻ, vườn trẻ, bắt đầu vào các lớp mẫu giáo.

Còn quy định pháp luật hiện hành về độ tuổi trẻ em¸ người chưa thành niên? Theo quy định của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em số 25/2004/QH 11, trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Theo đó, những người dưới 16 tuổi đều là trẻ em. Ở đây, rõ ràng ta thấy phạm vi quy định những người là trẻ em rộng hơn so với cách hiểu của chúng ta từ trước đến nay. Quyền lợi của trẻ em cũng như trách nhiệm của gia đình và xã hội được quy định ở phạm vi rộng hơn.

Bộ luật Lao động quy định: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Thông tư liên tịch số 21/2004/BLĐTBXH-BYT ngày 9-12-2004 hướng dẫn, quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Công ước 182 - Công ước nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất [1999] mà Việt Nam là thành viên thì thuật ngữ “trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi.

Dưới 16 tuổi là trẻ em, vậy từ đủ 16 tuổi trở lên đã là người lớn chưa? Bộ luật Dân sự quy định phải đủ 18 tuổi trở lên mới là người thành niên, dưới 18 tuổi vẫn là người chưa thành niên. Vậy, nên những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi gọi là “thanh niên”. Luật Thanh niên quy định, thanh niên là người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Bộ luật Hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đã là người thành niên trên 18 nhưng các bạn nam chưa đủ 20 tuổi thì vẫn bị cấm kết hôn. Nếu có quan hệ vợ chồng với người khác rất có nguy cơ bị tội tảo hôn.

Hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em [đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên mà thuận tình thì pháp luật không điều chỉnh]. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều phạm tội hiếp dâm trẻ em.

Thực tế cho thấy, xã hội chưa có cách hiểu chính xác về độ tuổi mà pháp luật quy định là trẻ em. Từ đó, dẫn đến những hậu quả pháp lý khôn lường đưa người không hiểu biết vào vòng tù tội. Ví như thực trạng các em nhỏ hiện nay yêu đương quá sớm rồi vượt qua giới hạn cho phép mà không biết mình đang vi phạm luật hình sự [tội hiếp dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ em...] và nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động là trẻ em mà không biết mình phạm luật.

Từ 1 đến 6 tuổi gọi là gì?

Giai đoạn 0-6 tuổi của trẻ hay còn được gọi là “giai đoạn vàng của trẻ” được biết đến như một thời kì phát triển thần kì của con. Từ khả năng ngôn ngữ, phản xạ, cảm nhận… tất cả tạo nên một thời kì vô cùng tiềm năng để con thích ứng và tiếp thu tri thức mới.

Trẻ em được quy định bao nhiêu tuổi?

Bao nhiêu tuổi được xem là trẻ em? Căn cứ quy định tại Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi, trẻ em được chăm sóc, bảo vệ và đảm bảo mọi điều kiện để phát triển toàn diện.

Từ 16 đến 18 tuổi gọi là gì?

Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi [luật bảo vệ trẻ em 2016], thanh niên là từ 16 - 30 tuổi, ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi.

Dưới 6 tuổi gọi là gì?

Trẻ em hay trẻ nhỏ, con nít, đứa trẻ, đứa bé, đứa nhỏ, thiếu nhi, cháu bé, cháu nhỏ, trẻ thơ, bé thơ là một con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì về mặt sinh học,. Theo định nghĩa pháp lý, một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành.

Chủ Đề