Trạm thu phí sai nga ở km thứ bao nhiêu

Ủy viên BCT, Bí thư TƯ.Đảng, Trưởng Ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, nhà thầu Trung Nam Group phát lệnh khởi công dự án Nút giao IC-11. Ảnh Xuân Huy

Báo cáo tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc Sở GTVT Phú Thọ nhấn mạnh, đây là nút giao thứ 5, và là nút cuối cùng trên địa bàn tỉnh kết nối với tuyến giao thông huyết mạch cao tốc Nội Bài-Lào Cai.

Theo thiết kế, Nút giao IC-11 có 5 nhánh: Nhánh nối A1: dài tổng cộng 983 m, kết nối tuyến QL70B thông qua đường mòn, bố trí trạm thu phí trên nhánh nối cuối tuyến tại Km0 +230; quy mô đảm bảo 2 làn xe chạy [ mỗi làn rộng 4 m]; tổng bề rộng nền đường là 15,5 m. Nhánh nối A2, B, C, D là các nhánh nối trực tiếp với đường cao tốc , với chiều dài 380 – 690 m, quy mô thiết kế 1 làn xe chạy, với bề rộng đường 4m và có làn dừng khẩn cấp rộng 2 m, tổng bề rộng mặt đường 6,5 m.

Đây là dự án từ nằm trong danh mục các dự án trọng điểm hạ tầng khu, cụm công nghiệp, theo Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và định hướng phát triển giao thông vận tải của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 -2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Nút giao IC-11 được thiết kế giao liên thông ngã ba dạng kèn Trumpet, gồm 1 nhánh nối – Nhánh A1 kết nối với Quốc lộ 70B và 04 nhánh rẽ A2, B, C, D kết nối trực tiếp đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại Km98 + 590.

Nút giao do đơn vị của nhà thầu Trung Nam Group thi công, dự kiến sẽ hoàn thành sau 12 tháng triển khai.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Bùi Mạnh Hùng – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng và Lắp máy Trung Nam [Trung Nam Group] cam kết triển khai đúng quy định hợp đồng, đảm bảo chất lượng và phấn đấu vượt tiến độ đề ra.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, dự án hoàn thành mở ra triển vọng phát triển kinh tế- xã hội, thông thương, đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt kết nối liên hoàn tuyến cao tốc trên địa bàn; mang đến sự tăng trưởng vượt bậc trong tương lai cho các huyện vùng xa của tỉnh Phú Thọ. Dự án cũng góp phần kích thích sự phát triển du lịch, bất động sản, đón đầu làn sóng đầu tư trên địa bàn.

Người dân mong dự án Nút giao IC-11 sớm khởi công, hoàn thành.

"Nút giao IC-11 cùng các nút giao IC-10 [xã Sai Nga], nút giao IC-09 [xã Hà Lộc] chính là con đường kết nối thuận lợi cho nhân dân và du khách trong và ngoài nước đến các điểm du lịch văn hóa – lịch sử quan trọng như Đền Tổ Mẫu Âu Cơ, Khu Sinh Thái Đầm Ao Châu tại huyện Hạ Hòa; mang đến cơ hội mới cho các nhà đầu tư vào kinh tế địa phương, thu hút phát triển cho các khu vực lân cận", ông Hải nhấn mạnh.

Phối cảnh Nút giao IC-11

Theo lãnh đạo UBND huyện Hạ Hòa, đón đầu xu thế đầu tư hạ tầng giao thông, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đến địa phương để xúc tiến đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.

Trước đây để đi vào cao tốc Nội Bài-Lao Cai, người dân vùng Hạ Hòa phải đi gần 20km các tuyến đường tỉnh, quốc lộ trên địa bàn trật hẹp, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Việc hoàn thành và sớm đưa công trình vào hoạt động sẽ rút ngắn 30 phút di chuyển từ huyện Hạ Hòa đi vào Hà Nội, cũng như kết nối các huyện ở phía Bắc của Tỉnh Phú Thọ. Đây chính là động lực trực tiếp thúc đẩy kinh tế địa phương cất cánh, phát huy tiềm năng, cũng như địa thế khu vực của vùng châu ngọc Phú Thọ.

[TBKTSG Online]- Quy định của Bộ Tài chính và Bộ GTVT là mỗi trạm thu phí BOT phải cách nhau ít nhất 70 km, song có nhiều trạm lại được đặt không đúng theo cự ly này. Tại sao như vậy?

Gần đây, dư luận phản ánh có nhiều trạm thu phí mọc lên tại các quốc lộ, đường cao tốc, với mật độ quá dày đặc. Thậm chí có trạm thu phí không đặt đúng tuyến đường BOT mà nhà đầu tư đã đầu tư hoặc đường chưa sử dụng đã thu phí..

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều ngày 27-5, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng thừa nhận đúng là có các trạm thu phí được đặt không đúng cự ly 70km như dư luận phản ánh.

Theo ông Thăng, để triển khai đầu tư các dự án thì Bộ GTVT kết hợp với Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, các địa phương thực hiện theo Thông tư 159 của Bộ Tài chính. Thông tư này quy định các trạm thu phí đặt cách nhau 70km. Nếu không đủ 70 km thì trước khi lập trạm phải có sự thỏa thuận của Bộ Tài chính, UBND các địa phương. “Lâu nay chúng ta hiểu nhầm 70km mới là đúng còn dưới 70km là sai. 70 km cũng đúng, dưới 70km cũng đúng nhưng phải có sự thỏa thuận trước mới được đầu tư”, ông Thăng nói.

Giải thích về các trạm thu phí dưới 70km, ông Thăng đơn cử về các công trình đầu tư tập trung. Ví dụ năm 2008 có quyết định đầu tư cầu Đồng Nai, rồi đầu tư cầu Cổ Chiên-vừa thông xe rút ngắn được 70km từ Trà Vinh lên Bến Tre. Vì làm một cây cầu nên không thể đảm bảo được cự ly khoảng cách 70km, vì vậy, cầu Cổ Chiên cách trạm thu phí cầu Rạch Miễu hơn 50km nhưng hoàn toàn theo đúng quy định chứ không sai và vị trí đặt trạm có sự thỏa thuận giữa địa phương với Bộ Tài chính thì Bộ GTVT mới ra quyết định đặt trạm.

Có một loại nữa là trạm thu phí cự li khoảng 70km nhưng nếu đặt đúng 70km thì lại vào giữa thành phố, giữa thị xã hoặc giữa khu dân cư nên theo đề nghị của địa phương, Bộ GTVT phải thỏa thuận với nhà đầu tư, với địa phương, với Bộ Tài chính để "xê xích" một chút trong cự ly chung là 70km nhưng ở vị trí thuận lợi hơn cho người dân và vẫn hoàn toàn đúng theo quy định.

Còn vấn đề quy hoạch trạm thu phí, cùng với việc đẩy nhanh xã hội hóa, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT khẩn trương xây dựng quy hoạch các trạm thu phí trên cả nước. Việc xã hội hóa là giải pháp thực hiện lâu dài, nằm trong chiến lược phát triển tổng thể giao thông vận tải, cũng như trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Vì vậy cần có quy hoạch tổng thể các trạm thu phí trên toàn quốc. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã giao cho Viện Chiến lược GTVT triển khai xây dựng quy hoạch này và hiện nay về cơ bản quy hoạch đã xong, đang lấy ý kiến các cơ quan của Bộ cũng như đánh giá tác động của quy hoạch này.

Ông Thăng nhấn mạnh rằng: Thông tư 159 của Bộ Tài chính quy định đặt trạm thu phí không căn cứ vào quy hoạch vì quy hoạch đặt trạm thu phí là chỉ đạo mới đây của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải [ tháng 6/2014]. Đây là phần bổ sung, hoàn toàn tách bạch với quy định đặt trạm thu phí.

Hiện cả nước có 96 trạm thu phí BOT và Bộ GTVT đang trình Chính phủ trong thời gian tới chuyển toàn bộ các trạm này sang trạm thu phí không dừng, do một nhà đầu tư BOT quản lý, vận hành tất cả hệ thống thu phí, phân bổ tiền vé thu được cho các nhà đầu tư còn lại.

Chủ Đề