Việt nam có bao nhiêu tiến sĩ năm 2024

Là một người nghiên cứu giáo dục, cá nhân tôi nghĩ nếu phải lựa chọn giữa các bậc học để trả lời câu hỏi của Thủ tướng thì bậc học tiến sĩ là phương án phù hợp nhất. Có 4 lý do cho lựa chọn này.

Thứ nhất, đây là bậc học chủ đạo nhằm đào tạo ra đội ngũ “máy cái” của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Phần lớn người có bằng tiến sĩ đã, đang và sẽ làm việc cho các trường đại học, cao đẳng, trực tiếp giảng dạy sinh viên ở bậc cao đẳng, đại học, thạc sĩ. Bên cạnh đó, các tiến sĩ trong ngành khoa học giáo dục sẽ lại là các giảng viên tại các trường sư phạm, nơi đào tạo giáo viên cho các bậc học thấp hơn nữa [từ mầm non cho đến THPT]. Như vậy, nếu có một đội ngũ tiến sĩ “thật” thì trong thời gian không xa, ta sẽ có nền giáo dục thật.

Thứ hai, trong các bậc học thì bậc tiến sĩ có ít người học - người dạy nhất. Nếu động đến bậc giáo dục phổ thông, chúng ta sẽ phải làm việc với gần 20 triệu học sinh, bên cạnh khoảng 2 triệu giáo viên. Ở bậc đại học, con số tương ứng sẽ là gần 2 triệu sinh viên và gần 100.000 giảng viên. Ở bậc tiến sĩ, cả nước sẽ chỉ có khoảng vài ngàn nghiên cứu sinh và hơn 1.000 giảng viên có đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh. Đối với mỗi cuộc đổi mới ở quy mô lớn, việc khởi động với một kế hoạch có quy mô nhỏ, để từ đó rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng là điều cần làm. Như vậy, bậc học tiến sĩ là rất phù hợp đối với bước “khởi động” và “thử nghiệm” này.

Thứ ba, bậc học tiến sĩ, trong thực tế, đã có những sự chuẩn bị nhất định cho việc “học thật, thi thật, nhân tài thật” từ vài năm nay. Cụ thể, năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế về đào tạo tiến sĩ, trong đó yêu cầu bắt buộc nghiên cứu sinh phải có bài báo đăng trên tạp chí hoặc hội thảo quốc tế thì mới được tốt nghiệp. Bên cạnh đó, để hướng dẫn nghiên cứu sinh, giảng viên cũng phải có số lượng bài báo quốc tế theo quy định. Quy chế mới này, theo nhận định của giới chuyên môn là đã thắt chặt đầu ra rất nhiều so với trước đây [chỉ yêu cầu bài báo trong nước]. Và, nhiều dữ liệu cho thấy, số lượng hồ sơ xin học tiến sĩ trong nước từ 2017 đến giờ đã giảm đáng kể.

Đây là chỉ báo cho thấy đào tạo tiến sĩ đã có những dấu hiệu thật hơn, bắt đầu từ chuẩn đầu ra, kéo theo việc tạo ra một rào cản chuyên môn để những người không muốn hoặc chưa sẵn sàng học thật dám tham gia học tiến sĩ. Ở đây cũng cần nói thêm, bài báo quốc tế không phải là chỉ báo duy nhất của việc học tiến sĩ thật. Điều đó không có nghĩa là nghiên cứu sinh không có bài báo quốc tế là không nghiên cứu thật. Mặc dù vậy, trong thời gian ngắn hạn, khi khả năng đánh giá chất lượng thật của hội đồng chấm luận án tiến sĩ trong nước chưa đạt yêu cầu thì việc sử dụng thang đo là các bài báo đã được quốc tế công nhận là giải pháp phù hợp. Một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan trong quá trình bắt đầu đổi mới đào tạo tiến sĩ cũng áp dụng cách làm này.

Một sự chuẩn bị khác đối với việc “học thật, thi thật, nhân tài thật” ở bậc tiến sĩ là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức đưa Đề án 89 đào tạo giảng viên học tiến sĩ bằng ngân sách nhà nước vào thực tế, dự kiến sẽ bắt đầu trong năm học tới. Chúng ta đều biết, đây là đề án mới thay thế Đề án 911 đã hết hiệu lực từ 2017. Khác với 911, Đề án 89 không chỉ tập trung cử giảng viên đi học tiến sĩ ở nước ngoài mà còn cử giảng viên đi học tiến sĩ ở trong nước.

Điều này rất quan trọng. Bởi các giảng viên khi nhận học bổng tiến sĩ trong nước theo Đề án 89 sẽ có lương hằng tháng, để không phải quá lo gánh nặng “cơm áo”, tập trung hoàn toàn vào luận án. Trước đây, nghiên cứu sinh trong nước chủ yếu học theo hình thức “tại chức”, vừa học, vừa làm, không có lương. Nhờ có Đề án 89, nghiên cứu sinh có thể sẽ có lương và được học “toàn thời gian”. Đây là xu hướng chung trên toàn thế giới và là điều kiện tiên quyết để có luận án tiến sĩ “thật”.

Thứ tư, chúng ta đang có một lực lượng ngày càng đông và được đào tạo bài bản ở trình độ “hậu tiến sĩ” ở nước ngoài, đang sẵn sàng hồi hương để trở thành giảng viên hướng dẫn tại các chương trình tiến sĩ này. Thực tế, thế hệ cuối 7X, 8X và đầu 9X đã đi học ở nước ngoài trong suốt 2 thập niên qua đang bước vào độ sung sức nhất của nghề khoa học [30-45]. Những người này đều có bằng tiến sĩ và đang làm các công việc postdoc [nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ], giảng viên, giáo sư trợ lý ở nhiều trường đại học trên thế giới.

Tỷ lệ % người dân có bằng tiến sĩ tại các nước phát triển thuộc OECD năm 2017.

Đây đều là các vị trí chưa phải “chắc chắn” nếu so với hệ thống khoa bảng các nước đang phát triển [thường phải ở bậc phó giáo sư trở lên], họ cũng còn rất trẻ. Vì vậy, nếu có điều kiện tốt, các trường đại học Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút trở về và trở thành lực lượng khoa học chính trong 10-15 năm nữa. Khi trở về như vậy, các nhà khoa học rõ ràng cũng cần xây dựng nhóm nghiên cứu của mình, mà tại đó nghiên cứu sinh học trong nước là thành phần không thể thiếu. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, công việc trong giới đại học trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Số lượng những “hậu tiến sĩ” kể trên mong muốn trở về sẽ ngày càng đông.

Đây là cơ hội tốt cho các trường đại học Việt Nam nói riêng trong việc thu hút nhân lực trình độ cao và cũng là cơ hội tốt để có các tiến sĩ thật “make in Vietnam” trong tương lai.

Việt Nam đang thừa tiến sĩ?

Có một nhìn nhận không chính xác ở Việt Nam hiện nay nhưng rất tiếc lại là cảm nhận chung của số đông, đó là việc Việt Nam đang bị dư thừa tiến sĩ. Thực tế, dựa trên những thống kê mà chúng tôi có được, số lượng tiến sĩ ở Việt Nam là rất thiếu.

Ví dụ, theo thống kê của OECD, những nước có tỷ lệ tiến sĩ cao nhất bao gồm: Slovenia [3.6%: cứ 100 người thì có 3.6 người có bằng tiến sĩ], Thụy Sĩ [3%], Luxembourg [2.0%]. Trung bình các nước OECD là 1.1%. Con số tương ứng của Việt Nam là khoảng 24.000 tiến sĩ trên 96 triệu dân, tương đương 0.025%.

Tỷ lệ % người có bằng tiến sĩ là một thông số quan trọng trong đánh giá mức độ phát triển của mỗi quốc gia trong bối cảnh kinh tế tri thức. Một thông số khác phản ánh việc một nước có nhiều người có bằng tiến sĩ hay không là tỷ lệ giảng viên đại học có bằng tiến sĩ. Với Việt Nam, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018-2019, chỉ có 26.9% giảng viên tại các trường đại học Việt Nam có bằng tiến sĩ. Con số tương ứng tại các đại học tiên tiến trên thế giới có thể lên tới 95-100%.

Việt Nam có bao nhiêu tiến sĩ và thạc sĩ?

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2017 cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó tiến sĩ tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm. Như vậy đến nay, cả nước đã có gần 30.000 tiến sĩ.

Việt Nam hiện nay có bao nhiêu giáo sư tiến sĩ?

Việt Nam hiện có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ, nhưng số lượng công bố quốc tế còn khá hạn chế, chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp hơn so với một số nước trong khu vực, như Thái Lan, Malaysia, Singapore.

Cả nước có bao nhiêu thạc sĩ?

Theo Bộ GD-ĐT, quy mô đào tạo sau đại học của Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 122 ngàn [110 ngàn học viên thạc sĩ và 12 ngàn nghiên cứu sinh tiến sĩ], tính tỉ lệ trên dân số chưa bằng 1/3 so với Malaysia và Thailand và 1/2 so với Singapore và Phillipines, xấp xỉ 1/9 lần so với mức trung bình của các nước OECD.

Tiến sĩ ở đâu nhiều nhất?

Làng Mộ Trạch nổi danh trong lịch sử Việt Nam là ngôi làng khoa bảng "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam, với số lượng Tiến sĩ Nho học nhiều nhất cả nước, ghi nhận được 36 người đỗ Tiến sĩ Nho học, trong đó có 1 Trạng nguyên [Lê Nại] và 11 Hoàng giáp.

Chủ Đề