Vì sao ung thư lại di căn

Ung thư di căn luôn là nỗi ám ảnh chung của nhiều người bởi nó mang theo rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe và sự sống. Vậy khi nào thì ung thư di căn, làm sao để nhận biết được tình trạng ấy, bài viết sau sẽ giải đáp những vấn đề này.

1. Ung thư di căn là gì, triệu chứng ra sao

1.1. Như thế nào gọi là ung thư di căn

Ung thư di căn là thuật ngữ dùng để chỉ sự lây lan của các tế bào ung thư sang những khu vực mới của cơ thể, phổ biến nhất là di căn theo đường máu và hệ bạch huyết. Với một số loại ung thư thì tình trạng di căn được xem là ung thư giai đoạn 4.

Di căn là tình trạng tế bào ung thư lây lan đến những vùng khác nhau của cơ thể

Bản thân tế bào ung thư di căn tương đối giống tế bào ung thư nguyên phát về đặc điểm nên nó có cùng tên gọi với loại ung thư này và phương pháp điều trị với nhiều loại ung thư di căn chính là điều trị cho bệnh ở giai đoạn 4. Trường hợp khối u di căn nhưng chưa xác định được nó bắt nguồn từ đâu sẽ gọi là ung thư chưa rõ nguyên phát.

1.2. Dấu hiệu cho thấy ung thư di căn là gì

Không phải trường hợp ung thư di căn nào cũng gây ra triệu chứng đặc biệt. Mức độ xuất hiện triệu chứng phụ thuộc rất nhiều vào vị trí và kích thước của khối u di căn. Trong trường hợp có triệu chứng, thường sẽ là:

- Nếu tế bào ung thư di căn đến xương sẽ gây ra đau và bị gãy xương.

- Nếu tế bào ung thư di căn đến não sẽ gây: đau đầu, chóng mặt, co giật, choáng váng,...

- Nếu tế bào ung thư di căn đến phổi sẽ gây khó thở.

- Nếu tế bào ung thư di căn đến gan sẽ làm sưng vùng bụng, vàng da.

2. Khi nào thì ung thư di căn

2.1. Ung thư di căn khi nào

Tế bào bình thường thì không bao giờ chúng rời khỏi vị trí của mình vì nó có các “chất bám dính” được hoạt động giống như keo dính để giữ chúng lại. Vậy khi nào thì ung thư di căn? Thực tế điều này đến nay vẫn chưa thể giải thích rõ ràng được.

Một số trường hợp được giải thích là do tế bào ung thư có thể làm cho chất bám dính kia mất đi khả năng hoạt động nên tế bào tách ra khỏi khối u ác tính và di động tự do. Ngoài ra, tế bào ung thư cũng sẽ có những đặc điểm khác biệt nên tự chúng cho phép mình đi đến và tăng trưởng ở nơi khác.

Vị trí hay di căn của tế bào ung thư phổi

2.2. Quá trình di căn diễn ra thế nào

Theo những bước khác nhau, quá trình di căn diễn ra như sau:

- Phát triển hoặc xâm lấn đến những mô bình thường xung quanh.

- Di chuyển qua thành của hạch bạch huyết hoặc thành mạch máu lân cận.

- Đi theo dòng máu và hệ bạch huyết để tới những bộ phận khác của cơ thể.

- Ở lại ngay trong các mạch máu nhỏ ở xa với vị trí ban đầu rồi xuyên qua thành mạch để di chuyển đến các mô lân cận và tiếp tục phát triển tại đây cho tới khi hình thành khối u nhỏ.

- Hình thành và phát triển thành các mạch máu mới để có nguồn cung cấp máu cho khối u phát triển.

Trong quá trình di căn của mình, tại một số thời điểm nhất định, tế bào ung thư sẽ chết đi. Nhưng, nếu gặp điều kiện thuận lợi, nó có thể hình thành khối u mới ở nơi khác trong cơ thể.

2.3. Ung thư có thể di căn tới đâu

Ngoài việc băn khoăn khi nào thì ung thư di căn, rất nhiều bệnh nhân cũng muốn biết về vị trí mà tế bào ung thư có thể đến. Khi khối u phát triển, tế bào ác tính có thể tách ra rồi di chuyển đến những vị trí xa hơn vị trí khối u cũ để tạo thành một ổ mới.

Bác sĩ tư vấn và giải thích để người bệnh rõ khi nào thì ung thư di căn

Về cơ bản, tế bào ác tính có khả năng di chuyển đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Một số dạng ung thư có xu hướng lan đến một số bộ phận khác. Vị trí di căn có thể là da, màng phổi, cơ, khoang phúc mạc,... Ngoài ra, khối u ác tính cũng có thể đến với hệ bạch huyết để tạo thành ổ di căn. Ung thư còn có thể di căn theo những lối ít bị cản trở để tiến đến các ống và hốc khác nhau của cơ thể.

2.4. Chẩn đoán ung thư di căn bằng cách nào

Nếu đã biết khi nào ung thư di căn thì chúng ta cũng cần biết đến những kỹ thuật giúp chẩn đoán chính xác tình trạng này. Đến nay, ung thư di căn không thể được phát hiện qua xét nghiệm đơn lẻ. Thường thì bác sĩ sẽ lựa chọn tiến hành các xét nghiệm khác nhau để xác định ung thư nguyên phát hoặc những triệu chứng cần tìm lý do khiến chúng xuất hiện.

Các kiểm tra giúp chẩn đoán ung thư di căn gồm:

- Xét nghiệm máu: cho biết một số vấn đề có liên quan đến sự di căn của tế bào ung thư như: tăng men gan bất thường.

- Chất chỉ dấu khối u [tumor marker]: đây là loại xét nghiệm tìm chất chỉ dấu sinh học [marker] trong máu. Khi nồng độ các chất này tăng lên chứng tỏ đang có sự hiện diện của ung thư di căn.

- Xét nghiệm hình ảnh: siêu âm, chụp CT, xạ hình xương, chụp MRI, chụp PET,...

Có những trường hợp kết quả từ những kiểm tra này không cho thấy bằng chứng cụ thể về sự di căn của tế bào ung thư. Chẩn đoán di căn chỉ được đưa ra khi có sự tương quan giữa các kiểm tra sức khỏe, sinh thiết và triệu chứng của bệnh.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc giải tỏa được băn khoăn khi nào ung thư di căn. Nếu cần được tư vấn thêm bệnh lý này, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia y tế của Bệnh viện MEDLATEC giải đáp cặn kẽ, chính xác.

Nhiều năm trước, người bệnh ung thư di căn thường rất khó để có thể sống lâu dài. Nhưng ngày nay với những tiến bộ vượt bậc của nền y học hiện đại, rất nhiều bệnh nhân ung thư dù đã bước sang giai đoạn di căn vẫn được điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ thêm nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết của ung thư di căn để bạn kịp thời điều trị bệnh.

1. Những dấu hiệu nhận biết của ung thư di căn

1.1. Ung thư di căn là gì

Thuật ngữ “di căn” là để chỉ tình trạng bệnh ung thư đã bị lây lan. Tất cả những tế bào ung thư đều có thể di căn theo thời gian, nếu bệnh không được điều trị kịp thời. Từ vị trí ban đầu, những tế bào ung thư có thể di chuyển qua đường máu, đường bạch huyết để xâm lấn những cơ quan khác trong cơ thể và từ đó những khối u ung thư mới được hình thành.

Ung thư di căn là tình trạng rất nguy hiểm

Tuy nhiên, tính chất của tình trạng di căn của mỗi bệnh ung thư lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn, những khối u ung thư có thể chỉ xâm lấn các mô xung quanh khối u, nếu các tế bào ung thư di căn qua đường máu thì có thể tác động đến nhiều cơ quan xa hơn. Hoặc chúng cũng có thể di chuyển qua hệ thống bạch huyết đến những hạch bạch huyết ở gần, xa. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng di căn sẽ xảy ra mà không tìm ra ung thư nguyên phát là gì.

1.2. Dấu hiệu nhận biết của ung thư di căn

Việc nhận biết tình trạng ung thư di căn không phải là điều đơn giản. Vì đôi khi những triệu chứng sẽ không rõ rệt và tùy vào mỗi vị trí hay kích thước của khối u di căn mà sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết của ung thư di căn:

Đau và gãy xương: Với những trường hợp ung thư đã di căn đến xương, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng đau nhức xương. Một số trường hợp bị gãy xương chỉ vì những chấn thương rất nhỏ hoặc không có thương tích gì. Bên cạnh đó, họ có thể xuất hiện tình trạng lưng bị đau rất nghiêm trọng kèm theo tình trạng tiêu hóa khó kiểm soát.

Tình trạng đau bụng do ung thư di căn

Khi di căn đến phổi, một số biểu hiện mà người bệnh có thể phải đối mặt như ho nhiều thậm chí ho ra máu, đau ngực, khó thở,… Tuy nhiên, những triệu chứng này thường mơ hồ, thoáng qua, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với những trường hợp bệnh khác.

Nếu những khối u di căn đến gan: Bệnh nhân sẽ thường có biểu hiện giảm cân không rõ nguyên nhân, đau bụng, buồn nôn, có thể chảy dịch ổ bụng, vàng da, tình trạng nước tiểu đậm màu,…

Buồn nôn có thể là dấu hiệu của ung thư di căn

Những trường hợp khối u ung thư đã di căn lên não thì bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, thị giác kém, có những bất thường về giọng nói, khó khăn khi đi lại, vận động, hay nhầm lẫn,…

2. Phương pháp điều trị ung thư di căn

Mỗi loại ung thư và tình trạng di căn sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân đưa ra phác đồ điều trị tình trạng ung thư di căn dựa vào một số yếu tố như tình trạng sức khỏe của người bệnh, hay những phương pháp đã được điều trị từ trước. Một số phương pháp thường được áp dụng chẳng hạn như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị bằng hormone, liệu pháp sinh học, liệu pháp nhắm trúng đích,…

Mục tiêu của điều trị đối với những bệnh nhân ung thư là điều trị triệt căn, nghĩa là tiêu diệt những tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng tái phát trở lại. Còn đối với những bệnh nhân đã gặp phải tình trạng ung thư di căn thì mục tiêu chính là giúp cho người bệnh có chất lượng sống tốt nhất và kéo dài tuổi thọ người bệnh càng lâu càng tốt.

Đau ngực khó thở có thể là biểu hiện của ung thư di căn

Tình trạng ung thư đã di căn giống như bạn đang mắc phải một bệnh mạn tính. Khi đó, bác sĩ gần như chỉ có thể điều trị triệu chứng, xử lý tác dụng phụ của điều trị mà không thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Chẳng hạn xạ trị giảm đau, kê một số loại thuốc giúp người bệnh giảm đau, điều trị triệu chứng buồn nôn, khó thở,…

Khi biết về tình trạng ung thư di căn của mình, bạn có thể thay đổi rất nhiều về tâm lý cũng như thói quen sinh hoạt. Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây:

- Người bệnh nên tìm hiểu thêm về tình trạng bệnh ung thư di căn của mình, chẳng hạn những kiến thức cơ bản về bệnh, về phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng của bạn cần phải thay đổi như thế nào, bạn cần chăm sóc bản thân đặc biệt ra sao,…

- Không nên quá khép kín. Bạn có thể tìm đến chuyên gia tâm lý, những nhân viên y tế đang điều trị cho bạn và nói cho họ biết về tình trạng sức khỏe của mình, những lo lắng, băn khoăn mà mình đang gặp phải.

- Chia sẻ những cảm xúc của bản thân với những người thân trong gia đình, bạn bè, những người mà bạn thực sự tin tưởng. Đây là cách để họ có thể hiểu được bạn, chăm sóc bạn tốt hơn.

- Giải quyết căng thẳng: Khi ung thư di căn, tâm lý của bệnh nhân thường rất căng thẳng, bất ổn. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng những phương pháp như chơi thể thao, tập yoga, thiền,… Đây là những cách giúp bạn giải tỏa căng thẳng và suy nghĩ tích cực hơn, giúp bạn nâng cao chất lượng sống.

Phát hiện sớm dấu hiệu nhận biết của ung thư di căn cũng chính là yếu tố quan trọng để việc điều trị tăng thêm hiệu quả. Khi ung thư đã di căn, bạn cũng không nên tuyệt vọng, suy nghĩ quá tiêu cực mà hãy tìm hiểu, cân nhắc và suy nghĩ về mục tiêu của mình. Sau đó, chia sẻ với người thân, bạn bè và bác sĩ điều trị để tìm ra phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất. Sự nỗ lực của bản thân cũng chính là một yếu tố quan trọng để bạn vượt qua được bệnh tật, nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống của chính mình.

Video liên quan

Chủ Đề