Vì sao trẻ em dưới 6 tháng tuổi hiểm khi bị mắc bệnh sởi

Mặc dù ở thời điểm hiện tại đã có vacxin phòng sởi nhưng hàng năm trên thế giới vẫn có hàng trăm nghìn trẻ em tử vong do căn bệnh này. Vậy bệnh sởi ở trẻ em là gì? Cách nhận biết bệnh sởi trẻ em mọi thông tin liên quan sẽ được Dscare thông tin qua bài viết dưới đây!

Bệnh sởi ở trẻ em là gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus gây ra. Đặc trưng của bệnh sởi là nổi hạt Koplik trong niêm mạc miệng, phát ban sần trên toàn cơ thể. Bệnh sởi rất nguy hiểm bởi nó rất dễ để lại các biến chứng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ.

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh sởi

Vậy bệnh sởi có lây không? Câu trả lời là có, thậm chí bệnh sởi rất dễ lây lan và rất dễ có nguy cơ bùng phát thành dịch. Một phần nguyên nhân cấu thành dịch sởi diện rộng là bởi vì bệnh này có các triệu chứng khởi phát rất phổ thông nên người bệnh thường chủ quan nhầm lẫn với các bệnh khác.

Bệnh sởi chủ yếu tấn công vào trẻ nhỏ, đặc biệt là các trẻ dưới 1 tuổi và những trẻ chưa được tiêm vacxin phòng sởi. Ngoài ra, những người trưởng thành có miễn dịch kém, chưa được tiêm phòng cũng là nhóm đối tượng không ngoại lệ.

Nguyên nhân sởi ở trẻ em

Sởi do virus thuộc Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. Virus này ngụ tại dịch nhầy có trong mũi, họng của con người. Khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi sẽ khiến virus thoát ra ngoài không khí. Trẻ nhỏ hoặc người lành hít phải những giọt không khí này sẽ có 90% nguy cơ phơi nhiễm sởi nếu chưa được tiêm phòng.

Nguy hiểm hơn, virus sởi có thể tồn tại đến 2h bên ngoài vật thể.  Vì thế nếu người lành vô tình chạm vào những bề mặt bị nhiễm virus sau đó chạm vào mắt, mũi miệng cũng sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập gây nhiễm trùng đường hô hấp và chính thức bị sởi.

Dấu hiệu trẻ bị sởi

Việc nhận biết các dấu hiệu bị sởi ở trẻ là điều vô cùng cần thiết. Nếu trẻ bị sởi được phát hiện sớm sẽ có cơ hội điều trị bệnh nhanh, ngăn chặn biến chứng.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em biến nhất:

Trẻ sốt cao, nổi ban đỏ là dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em phổ biến nhất

Trẻ bị sốt cao, cơn sốt lên đến 39,40 độ C đe dọa đến tính mạng

Đường hô hấp của trẻ gặp vấn đề. Cụ thể: Mất tiếng, ho khan dai dẳng, sổ mũi, hắt hơi, viêm long đường hô hấp,…

Mắt trẻ bị viêm kết mạc. Cụ thể: Mí mắt sưng nề, nước mắt chảy dề, mắt đỏ đau khó chịu,…

Những dấu hiệu bé bị sởi phổ biến này thường gặp phải ở giai đoạn đầu khi trẻ mới bị mắc bệnh sởi [trước khi nốt phát ban sởi nổi lên].

Theo thông tin từ bộ Y Tế, biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em được phân thành 2 thể. Bao gồm: Thể điển hình và thể không điển hình.

Sởi ở trẻ em thể điển hình:

Ở thể điển hình, bệnh sởi ở trẻ em lại được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Kéo dài từ 7 đến 14 ngày, khoảng thời gian này các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em chưa được xuất hiện.

Giai đoạn 2: Khởi phát sởi

Kéo dài từ 2 đến 4 ngày, lúc này biểu hiện trẻ bị sởi bắt đầu rõ rệt hơn. Trẻ bắt đầu sốt cao kèm theo triệu chứng đau cơ, đau đầu và mệt mỏi kéo dài. Ở một số trẻ có dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên, viêm thanh quản hoặc viêm kết mạc,…

Một biểu hiện của biểu hiện sởi ở trẻ em trong giai đoạn này nữa là các hạt Koplik bắt đầu xuất hiện bên trong miệng. Các hạt Koplik có màu trắng nhỏ và quầng ban màu đỏ nằm trong niêm mạc má.

Giai đoạn 3: Toàn phát

Kéo dài từ 2 đến 5 ngày. Sau khi sốt 3,4 ngày trẻ nhỏ bắt đầu có dấu hiệu phát ban. Ban đầu, các nốt phát ban có màu hồng nổi mẩn ở sau gáy, trán và cổ. Sau đó, các nốt phát ban dần dần lan ra toàn cơ thể và lan ra tứ chi. Khi sởi ở trẻ phát ban toàn thân thì dấu hiệu sốt cũng bắt đầu giảm dần.

Giai đoạn 4: Phục hồi

Các nốt phát ban sẽ lặn dần, bắt đầu bong vảy và để lại sẹo. Ban sẽ lặn dần theo thứ tự mà chúng mọc ra, điều đó nghĩa là nốt ban sởi ở trẻ em sẽ lặn từ phần mặt rồi mới đến thân và chân tay. Lúc này, nếu trẻ không bị biến chứng do phát ban thì bệnh sởi ở trẻ sẽ tự khỏi. 

Sởi ở trẻ em thể không điển hình

Triệu chứng trẻ bị sởi ở thể không điển hình bao gồm các biểu hiện: Viêm long nhẹ, sốt nhẹ, phát ban nhẹ. Ở thể không điển hình, bệnh sởi ở trẻ em thường khó nhận biết bởi các biểu hiện này không đặc biệt nên thường được bỏ qua.  Nếu trẻ có dấu hiệu bé bị sởi này, cha mẹ cần kết hợp những yếu tố sau để dễ nhận biết hơn:

  • Bé nhỏ hơn 12 tháng tuổi chưa được tiêm vacxin hoặc đã tiêm nhưng chưa đủ mũi
  • Bé trên 12 tháng tuổi đã tiêm vacxin nhưng chưa đủ mũi
  • Bé vừa tiếp xúc với người bị sởi
  • Bé sống trong môi trường đang có dịch sởi

….

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sởi

Trẻ em bị sởi dễ gặp phải nhiều biến chứng

Không chỉ bị sốt cao, phát ban, trẻ em khi bị sởi còn có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Trẻ bị nôn ói kéo dài
  • Tiêu chảy ở trẻ xuất hiện
  • Nguy cơ bị mù lòa vĩnh viễn
  • Hệ miễn dịch suy giảm, còi xương
  • Viêm não, viêm màng não cấp tính
  • Viêm tai giữa, viêm dây thần kinh, viêm tủy, viêm cơ tim,…

Có thể nói rằng, bệnh sởi ở trẻ em là rất nguy hiểm. Nếu không may gặp phải những biến chứng trên trẻ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều về sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ cần nắm được cách phòng và chữa trị bệnh sởi ở trẻ để bé được an toàn hơn.

Cách phòng bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Tiêm vacxin phòng sởi cho trẻ là điều cần thiết
  • Tiêm vacxin phòng sởi đầy đủ là điều rất quan trọng. Miễn dịch sởi là miễn dịch bền vững có khả năng kháng sởi suốt đời.
  • Cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ, luôn đảm bảo sạch sẽ các bộ phận dễ lây nhiễm sởi như: tay chân, mắt mũi miệng,…
  • Giữ gìn sạch sẽ nơi ở bởi vì một môi trường ẩm thấp chính là điều kiện tuyệt vời để virus có thể sinh sôi, nảy nở.
  • Bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo trẻ có một cơ thể khỏe mạnh.

Tham khảo cách phòng bệnh sởi ở trẻ em bằng phương pháp tiêm vacxin tại: //dscare.vn/

Cách chữa bệnh sởi ở trẻ em

Hiện nay chưa có cách chữa bệnh sởi ở trẻ em nào được cho là biện pháp đặc trị hữu hiệu. Tuy nhiên cha mẹ có thể tham khảo những cách hỗ trợ điều trị, giảm bớt các triệu chứng sởi ở trẻ nhỏ như:

  • Trường hợp trẻ sốt cao có thể sử dụng thuốc hạ sốt chứa Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ
  • Thực hiện cách ly cho trẻ để tránh bùng phát và lây lan dịch sởi
  • Bệnh sởi không kiêng nước, kiêng gió mà cần được vệ sinh sạch sẽ toàn bộ cơ thể. Đồng thời cha mẹ đừng quên vệ sinh cả môi trường sống của con thật xanh – sạch.
  • Nắm được thông tin bị sởi nên ăn gì để trẻ kịp được bổ sung những dinh dưỡng cần thiết
  • Bổ sung vitamin A cho trẻ theo sự chỉ định của bác sĩ

Cha mẹ nên lưu ý, cách chữa bệnh sởi ở trẻ em tại nhà chỉ phù hợp với những trẻ bị nhẹ hoặc trẻ bị sởi nhưng trong giai đoạn phục hồi. Nếu trẻ bị sốt cao, khó thở, mệt mỏi, phát ban mạnh cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh sởi ở trẻ em thực sự nguy hiểm, vì vậy cha mẹ chớ được chủ quan. Hãy chủ động cho trẻ tiêm đủ vacxin phòng sởi. Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh sởi cha mẹ cần cho con thăm khám càng sớm càng tốt.

Video liên quan

Chủ Đề