Tại sao cứ ăn vào là đau bụng

Có rất nhiều người bị đau bụng sau khi ăn. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có nguy hiểm hay không? Biểu hiện này thường mắc các bệnh như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Đau bụng sau khi ăn

Thông thường cơ thể sẽ phản ứng ra những dấu hiệu đau bụng nhưng ở mức độ nhẹ nhàng. Những biểu hiện đau bụng nhẹ thường lành tính, nhưng khi đau dữ dội, quằn quại thì bạn nên nghĩ ngay đến những loại bệnh nào đó. Đặc biệt đau bụng sau khi ăn thường liên quan đến các bệnh về đường tiêu hóa.

Đau bụng sau khi ăn là gì?

Đau bụng sau khi ăn nghĩa là khi bạn vừa ăn xong, chưa kịp nghỉ ngơi thì vùng bụng của bạn xuất hiện những cơn đau. Cơn đau có thể âm ỉ hay quằn quại, dữ dội và có thể kèm các biểu hiện khác như đầy hơi, ói mửa, đi ngoài.

Bạn thường cảm thấy đau bụng sau khi ăn

Nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn

Bạn thường xuyên đau bụng sau khi ăn xong thì nguyên nhân có thể là bạn đã mắc một số bệnh sau:

Bệnh này thường do axit trong thành dạ dày kích thích, gây ra các các chứng ợ nóng và đau bụng sau khi ăn. Hiện tượng này sẽ làm cho dịch vị tiết trong dạ dày trào ngược lên và có thể lên đến thực quản gây cảm giác bỏng rát, nôn ói.

Những người có tiền sử đau dạ dày thì sẽ thường có biểu hiện đau vùng bụng trên rốn, dọc xương sườn, và thường đau bụng sau khi ăn. Kể cả khi đói và khi ăn no thì cũng có những dấu hiệu đau vùng dạ dày. 

Đại tràng co thắt, hay còn gọi là bệnh rối loạn chức năng đại tràng. Đây là bệnh lý mà niêm mạc đại tràng hoàn toàn bình thường nhưng cơ đại tràng lại co thắt bất thường dẫn tới đau bụng sau ăn. Ngoài đau bụng, người bệnh còn có thêm triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát,... Đặc biệt là khi ăn uống các đồ ăn kích thích như rượu bia, cà phê, đồ ăn tanh sống,...thì càng đi ngoài nhiều hơn.

►►  Tìm hiểu ngay: Đại tràng co thắt là gì? Những triệu chứng đặc trưng nhất giúp bạn phát hiện bệnh

Nếu bạn bị đau trong một thời gian dài mà không có biểu hiện thuyên giảm và kèm theo tiêu chảy, đi tiêu ra máu, sốt nhẹ, sụt cân thì nên đến bệnh viện để kiểm tra vì rất có thể bạn đã có dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.

Đau bụng sau khi ăn kèm đi ngoài lỏng, tiêu chảy, sốt, giảm cân phải đi khám ngay

Sau khi ăn bạn cảm thấy đau bụng có thể là do một phần thức ăn không được dung nạp và tiêu hóa. Đây là hội chứng rối loạn tiêu hóa hay hội chứng không dung nạp thực phẩm.

Triệu chứng đau bụng sau khi ăn                 

Đau bụng sau khi ăn thường có triệu chứng đau quặn thắt ruột, có thi đau đột ngột hoặc âm ỉ, lâm râm 3-4 phút trước khi đau dữ dội. Khi đau thì người bệnh sẽ có nhu cầu đi đại tiện. Vị trí đau có thể là vùng bụng dưới phía bên trái cũng có thể xuất hiện phía bên phải, đôi khi sẽ đau lên trên vùng rốn.

Đau bụng sau khi ăn thường có nhu cầu đi tiêu

Rối loạn tiêu hóa làm cho người bệnh sẽ bị táo bón hoặc đi tiêu lỏng, đôi khi còn bị xen kẽ từng đợt tiêu chảy và táo bón. Người bệnh đau bụng sau khi ăn, khi đi tiêu sẽ làm giảm cảm giác đau bụng và có khi khỏi hẳn cảm giác trên, nên thường sẽ không để ý và không cần điều trị.

Biến chứng đau bụng sau khi ăn

Những nguyên nhân đau bụng sau khi ăn thường do các bệnh về đường tiêu hóa,  biến chứng sẽ làm những bệnh đó nặng thêm và có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, đại tràng, nặng hơn có thể dẫn đến ung thư dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, ung thư đại tràng…gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Giải pháp đau bụng sau khi ăn

  • Những cơn đau bụng nhẹ thông thường thì bạn có thể chườm nóng vùng dạ dày và mát xa vùng bụng. Khi bị đau bụng thì nên ăn những thực phẩm nhẹ nhàng cho tiêu hóa như cháo hay các thực phẩm dễ tiêu hóa và nấu loãng như súp.
  • Nên tránh xa các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, chất béo hay các chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, thuốc lá…

Đau bụng sau khi ăn nên ăn những thức ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa

  • Áp dụng gừng giúp giảm đau bụng: Bạn có thể lấy gừng tươi giã nát hòa lấy nước uống hoặc có thể cắt lát mỏng đắp lên vùng bụng bị đau. Nếu đầy hơi khó tiêu thì bạn có thể nhâm nhi vài lát gừng chấm muối cũng rất hiệu quả.
  • Cần bổ sung nước vì đau bụng đi ngoài táo bón uống nước cũng giúp dễ đi tiêu hơn. Nếu đi tiêu lỏng thì bạn cần uống nước để không làm mất nước và dễ tiêu hóa hơn.
  • Ăn sữa chua cũng là một cách để bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa ổn định, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Để hạn chế đau bụng sau khi ăn thì cần ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các thực phẩm hỗ trợ điều trị để giúp cải thiện bệnh nhanh chóng. Chúc bạn sức khỏe!

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Global News trích dẫn lời giải đáp và lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng cho điều này.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Andrea D’Ambrosio của Dietetic Directions [Canada], nguyên nhân làm bụng khó chịu và đau sau khi ăn là do một vài loại thực phẩm bạn ăn vào và cơ thể phản ứng lại với thức ăn đó.

Những lý do làm cho bụng có vấn đề gồm:

Táo bón

Đồng nghiệp D’Ambrosio, Andy De Santis De Santis, cho biết một chế độ ăn ít chất xơ và giàu chất béo như bánh burger hoặc pizza dễ gây nên táo bón.

Dạ dày bị kích thích

Theo chuyên gia dinh dưỡng D’Ambrosio, dạ dày bị kích thích, tạo nên một cảm giác khó chịu là do một vài loại thức ăn hay do sự căng thẳng.

Bệnh trào ngược dạ dày

Chuyên gia dinh dưỡng De Santis cho biết những thực phẩm cay, cà phê, và rượu là những nguyên nhân gây nên bệnh này và có thể làm cho bệnh nặng thêm.

Ngộ độc thực phẩm

Theo chuyên gia dinh dưỡng De Santis, ngộ độc thực phẩm thường do thực phẩm như trứng và thịt sống hoặc chưa được nấu chín bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn này có thể lây lan sang các thực phẩm khác nếu vệ sinh tay không kỹ và thói quen chế biến kém vệ sinh.

Dị ứng thức ăn

Khi bạn bị dị ứng thức ăn nghiêm trọng, hệ miễn dịch của cơ thể bạn phản ứng lại vì lầm tưởng thức ăn đó có hại, có thể gây ra phát ban, sưng, và khó thở. Ngoài ra, những triệu chứng rối loạn tiêu hóa cũng có thể xảy ra, theo chuyên gia dinh dưỡng De Santis.

Những thực phẩm dễ gây dị ứng là trứng, đậu nành, lúa mì, sữa, các loại đậu, sò,….

Không dung nạp thực phẩm

Chuyên gia dinh dưỡng De Santis giải thích hội chứng không dung nạp thực phẩm xảy ra khi cơ thể bạn khó khăn để tiêu hóa một thành phần nào đó của thức ăn. Thường nhiều người hay bị hội chứng không dung nạp Lactose. Đây là một sự rối loạn tiêu hóa do không có khả năng tiêu hóa Lactose - một loại carbohydrate chính có trong các sản phẩm từ sữa.

Làm cách nào để giúp giảm các rối loạn trên

Chuyên gia dinh dưỡng De Santis cho biết nhiều rối loạn tiêu hóa xảy ra có thể rất phức tạp và có thể cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên môn để điều trị.

Nếu bạn cảm thấy chưa nặng lắm thì đầu tiên bạn nên xác định xem thực phẩm nào có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu và đau. Sau đó, bạn nên thay đổi chế độ ăn.

Ăn uống lành mạnh và dinh dưỡng cân đối giúp bạn tránh được các triệu chứng và bệnh tiêu hóa trên.

Tin liên quan

Đau bụng sau ăn có thể do ăn quá nhanh, không dung nạp thực phẩm, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, sỏi mật, viêm tụy.

Đau sau ăn thường là đau dạ dày hoặc bụng trên. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể là triệu chứng của một số bệnh rối loạn tiêu hóa. Đau bụng sau khi ăn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân từ ăn quá no đến viêm tụy hoặc viêm tuyến tụy nằm sau dạ dày. Tuy nhiên, việc xác định chính xác nguyên nhân đôi khi có thể khó khăn, đặc biệt nếu có nhiều yếu tố. Sau đây là một số lý do phổ biến.

Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh

Dạ dày thường chỉ có thể chứa khoảng một hoặc hai chén thức ăn. Rắc rối thường bắt đầu khi mọi người cố gắng vượt quá khả năng khiến dạ dày phải căng ra để nhường chỗ cho thức ăn thừa. Điều này có thể gây khó chịu hoặc đau đớn. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn nuốt thêm không khí, gây đầy hơi dẫn đến đau bụng sau bữa ăn.

Để tránh ăn nhiều hơn mức cần thiết, bạn nên hạn chế sự xao nhãng vào giờ ăn. Uống từng ngụm nước ngắt quãng để no lâu và không ăn quá nhiều. Để giảm tốc độ ăn trong khi ăn, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên bạn nên cắn một miếng, đặt nĩa xuống ngay lập tức và nhai hoàn toàn trước khi nhấc nĩa lên lần nữa.

Khó tiêu

Đau hoặc nóng rát ở giữa bụng trên được gọi là đau thượng vị hoặc khó tiêu. Khó tiêu hay rối loạn tiêu hóa có thể gây ra cảm giác no sớm trong bữa ăn, bụng phình to, buồn nôn.

Khó tiêu thường xảy ra khi uống quá nhiều cà phê hoặc rượu, ăn quá nhanh hoặc quá nhiều, ưu tiên thức ăn béo, cay hoặc nhiều dầu mỡ hoặc những thức ăn có chứa nhiều axit [như cam và cà chua]...

Đau bụng sau khi ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ảnh: Freepik

Không dung nạp thực phẩm và dị ứng

Nhiều người nhầm lẫn giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm. Điều này phần lớn là do một số triệu chứng như co thắt dạ dày, tiêu chảy và nôn mửa...

Không dung nạp thức ăn là do cơ thể không thể tiêu hóa được một thành phần nào đó trong thức ăn. Ví dụ, thiếu enzyme lactase gây ra chứng không dung nạp lactose hoặc các vấn đề với sữa. Trong trường hợp này, tiêu thụ các khẩu phần nhỏ hơn hoặc sản phẩm không chứa lactose có thể giúp ngăn ngừa đau bụng.

Những người bị dị ứng thực phẩm phải tránh hoàn toàn một số loại thực phẩm hoặc thành phần vì chúng có thể gây ra phản ứng miễn dịch bất thường, trong một số trường hợp, có thể đe dọa tính mạng. Dị ứng với trứng, sữa, đậu phộng, động vật có vỏ và lúa mì là phổ biến nhất.

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] là một tình trạng sức khỏe trong đó axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, ống dẫn đến miệng. GERD gây ra ợ chua, đau khi nuốt, thức ăn không tiêu trong cổ họng hoặc miệng, nhiều người có triệu chứng trào ngược theo thời gian.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích [IBS] là tình trạng sức khỏe khiến người bệnh bị đau bụng dai dẳng. Hội chứng ruột kích thích thường có các triệu chứng như tiêu chảy và khó chịu ở bụng, táo bón, phân lỏng xen kẽ và táo bón kèm theo khó chịu ở bụng.

Tùy thuộc vào từng người, cảm giác khó chịu có thể được mô tả chính xác hơn như đầy hơi, nóng rát, chuột rút, chướng bụng, đầy hơi hoặc đau buốt. Thức ăn, căng thẳng, táo bón và tiêu chảy là tất cả những yếu tố có thể gây ra.

Đau do IBS có thể xảy ra ở phần trên, giữa và dưới của bụng. Nó cũng có thể lan đến các phần trên của thân. Khoảng 30% những người bị đầy hơi khó tiêu cũng mắc IBS.

Sỏi mật

Sỏi mật là những chất lắng đọng nhỏ, cứng, giống như tinh thể, có thể hình thành trong túi mật hoặc ống dẫn mật. Chúng có thể xảy ra khi có quá nhiều cholesterol trong mật, túi mật hoạt động bất thường hoặc do các nguyên nhân khác.

Sỏi mật đôi khi gây đau sau khi ăn, đặc biệt nếu bữa ăn nhiều đồ ăn hoặc nhiều chất béo. Một số người bị đau túi mật khi bụng đói. Nếu túi mật bị viêm, có thể gây nghiêm trọng và bạn có thể cần phẫu thuật.

Nếu cơn đau xuất hiện ở giữa hoặc bên phải của bụng trên, sau xương ức ở lưng trên hoặc vai phải kèm với các triệu chứng khác của sỏi mật như buồn nôn và nôn nên đi khám để có đánh giá mức độ điều trị phù hợp.

Viêm tụy

Viêm tụy có thể gây đau sau khi ăn. Nó thường bắt đầu ở bụng trên và lan ra sau lưng gây buồn nôn. Ngoài buồn nôn bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt nếu gặp phải các triệu chứng tim đập nhanh, đau dữ dội ở bụng, khó thở... Những dấu hiệu này đều có thể báo hiệu rằng bạn đang bị nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn nguy hiểm trong tuyến tụy, túi mật hoặc ống tụy.

Loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là vết loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng - phần đầu tiên của ruột. Những vết loét này có thể gây ra cơn đau xuất hiện ở giữa xương ức và rốn. Đau cụ thể sau khi ăn có thể là một vết loét dạ dày hoặc một trong những vết loét trong dạ dày. Nhiều vết loét do vi khuẩn H. pylori gây ra, nếu không điều trị kịp thời, vết loét dạ dày có thể dẫn đến một số bệnh ung thư đường ruột.

Theo các chuyên gia, nếu thỉnh thoảng bạn bị đau có thể không có bất kỳ nguyên nhân nào đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị đau sau khi ăn, hoặc cơn đau nghiêm trọng phải hẹn gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình ngay lập tức. Chẩn đoán đúng là bước đầu tiên để lập kế hoạch điều trị.

Anh Chi [Theo Verywellhealth]

Video liên quan

Chủ Đề