Vì sao phải học đại học

Buổi talkshow được tổ chức long trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với sự tham gia của gần 4.000 SV [sinh viên] hai khóa 13 và 14.

TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch hội đồng trường phát biểu mở đầu sự kiện

Phát biểu mở đầu talkshow, TS. Lê Đắc Sơn - chủ tịch hội đồng trường ĐH Đại Nam nhấn mạnh: "Sự khác biệt giữa SV thành công và SV thất bại là động cơ học tập. SV có động cơ học tập biết mình cần gì và phải làm gì khi vào đại học... Hy vọng rằng, sau khi được diễn giả Lê Thẩm Dương truyền lửa, các em sẽ xác định được mục tiêu học đại học và hành động để thay đổi chính cuộc đời của mình".

Không học đại học vẫn thành công?

Bắt đầu buổi chia sẻ với thầy trò Đại Nam, diễn giả Lê Thẩm Dương cho biết hiện có rất nhiều quan điểm về việc học đại học, trong đó có quan điểm "không cần học đại học vẫn thành công" với việc đưa ra rất nhiều minh chứng điển hình như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg… Tuy nhiên, ông khẳng định đây là sai lầm nghiêm trọng "người ta không hiểu nên người ta nói vậy thôi". Diễn giả dẫn chứng Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay bầu Đức của Việt Nam là những trường hợp vô cùng cá biệt trên thế giới. Trên thực tế, họ là những người học nhiều nhất và chưa bao giờ dừng học tập.

Hội trường hơn 4.000 chỗ ngồi được phủ kín bởi màu áo cam truyền thống của DNU

"Nhân loại đã phải đổ cả máu và nước mắt để chứng minh và tôi chỉ là người đi nói lại với các bạn. Đó không phải là tri thức tôi phát minh ra. Không học đại học mà vẫn thành công ư? Đừng lầm tưởng nữa!…".

Thành công không trông chờ được vào may rủi

Diễn giả Lê Thẩm Dương cho biết thêm, đại học không phải con đường học tập duy nhất nhưng chất lượng cuộc sống của người có học và người không học có sự phân hóa rất lớn: "Các bạn đã trên 18 tuổi, tương lai trở thành ai là do quyết định của bạn".

Diễn giả Lê Thẩm Dương như được truyền lửa bởi gần 4000 thầy trò Đại Nam

Các nghiên cứu cũng cho thấy, 80% người nghèo khổ trong xã hội không tiếp tục học sau phổ thông; 90% người giàu là người có học vấn từ đại học trở lên. Con số thống kê này phản ánh rất đúng bản chất và tác động của tri thức với cuộc sống con người. Thành công của con người không trông chờ được vào may - rủi.

Tân SV DNU tự tin giao lưu cùng diễn giả Lê Thẩm Dương

Đọc sách là cưỡi lên vai người khổng lồ

Cũng theo diễn giả Lê Thẩm Dương, ở đời có 5 người thầy. Người thầy thứ nhất là thầy cô giáo trong trường, người thầy thứ 2 là chính mình, người thầy thứ 3 là bạn mình, người thầy thứ 4 là thần tượng, người thầy thứ 5 là Internet và sách. Trong 5 người thầy, người thầy thứ 5 là lợi hại nhất "đọc sách là cưỡi lên vai người khổng lồ".

"Tất cả các mệnh đề trên đều đi đến một mệnh lệnh là các bạn phải học. Nếu chưa có cơ hội học cả 5 người thầy thì học chính thầy cô trong trường của mình trước".

Hãy khôn ngoan trong việc định vị bản thân

Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chỉ những người không biết nhìn xa trông rộng mới "từ chối" học đại học hay nói cách khác các bạn đang không biết tự định vị chính mình.

"Hãy khôn ngoan trong việc định vị chính mình để hiểu mình rồi ra quyết định và xây dựng cơ sở hành động. Bạn sẽ phải học trên nền tảng, gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ, sở trường, đam mê…"

Cũng theo diễn giả Lê Thẩm Dương, mọi sự học sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không có khát vọng, không có niềm tin, không có đam mê. "Tân SV cần tìm kiếm niềm tin trước khi bắt đầu học đại học. Khi các bạn có niềm tin rồi thì triết lý khai phóng nó tự xuất hiện. Nó phóng toàn bộ năng lực của bạn ra, để bạn học không biết mệt. Khi các bạn ứng dụng được vào thực tiễn, các bạn sẽ xóa đi được hình ảnh con lừa cõng sách".

Tại sao phải học đại học?

Đến đây tôi tin các bạn đã phần nào hiểu được lý do tại sao mình phải học đại học. Từ các luận điểm và minh chứng, tôi xin khái quát như sau:

Thứ nhất, học đại học giúp các bạn hình thành phẩm chất đầu tiên bắt buộc các bạn phải có, đó là làm việc ở khu vực nhưng tư duy phải toàn cầu.

Hội đồng trường, ban giám hiệu trường ĐH Đại Nam chụp ảnh lưu niệm cùng diễn giả

Thứ hai, đại học giúp con người phát triển toàn diện và phương pháp hành động chuẩn mực.

Thứ ba, đại học dạy bạn tư duy hành động. Đó là tư duy tấn công chứ không phải tư duy phòng thủ.

Thứ tư, đại học mang lại cho các bạn một phẩm chất bắt buộc phải có đó là thay đổi, thay đổi và thay đổi.

"Cạnh tranh tạo ra cái vĩ đại. Vì vậy, hãy yêu lấy chính mình, hãy tôn trọng chính mình và trân trọng cơ hội học tập đang có. Tôi nhìn thấy các bạn SV Đại Nam đầy nội lực tiềm ẩn mà các bạn lại sử dụng nguồn lực sai thì tiếc quá…", diễn giả Lê Thẩm Dương nhắn nhủ.

Thứ hai, 21/12/2020 10:19

[có 68 đánh giá]

Đâu đó bạn vẫn thường nghe rằng: “Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.” Và hoài nghi về việc có nên chọn học đại học khi hằng năm tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng tăng, học phí ngày một đắt đỏ, tình trạng làm trái ngành với đồng lương bèo bọt là điều dễ thấy trong khi đó có rất nhiều người không học đại học rẽ hướng kinh doanh, tự thân học nghề rồi lập nghiệp lại có phần thành đạt giàu có trở thành ông chủ bà chủ. Phải chăng tấm bằng đại học đã thật sự mất giá trị trong cuộc sống hiện tại?

>> Học đại học, chỉ cần qua môn là đủ?

>> Áp lực “sốc đại học”

>> Mục tiêu học của việc học đại học

Là sinh viên mới ra trường nhìn lại quãng đường đã trải qua tôi vẫn cho rằng thật đúng đắn khi được học đại học và nếu được chọn lại lần nữa tôi vẫn chọn: Học đại học.

Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng là con đường ngắn nhất và ổn định nhất.

Bill Gates trong một bài phát biểu đã nhấn mạnh rằng: "Hãy ở lại trường hỡi các bạn sinh viên. Mặc dù tôi đã bỏ học và may mắn thành công khi theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực phần mềm. Nhưng một tấm bằng đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn nhất để thành công." Có thể sau này bạn sẽ gác lại tấm bằng đại học để đi theo một hướng đi mới hoặc là thử sức kinh doanh nhưng nếu có thất bại ít ra bạn vẫn còn có một nền tảng đằng sau để bắt đầu lại từ đầu.

Thực tế cho thấy những người không học đại học mà vẫn thành công thường họ là thiên tài mà thiên tài dĩ nhiên chỉ chiếm số ít và chúng ta không phải là một trong số họ. Hoặc số khác không phải thiên tài thì đơn giản họ có hậu thuẫn từ gia đình: nối nghiệp từ bố mẹ, được đầu tư tài chính để kinh doanh và phát triển hướng đi riêng của mình.

Thật ra là dù chọn con đường nào đi chăng nữa chủ yếu là do ý chí của bản thân, khoan hãy nhìn nhận vấn đề theo hướng tiêu cực chẳng phải có rất nhiều người thoát nghèo vượt khó đi lên nhờ đi học đại học và nỗ lực bản thân của mình hay sao. Xã hội không suy xét rà soát được bạn có học đại học hay không nhưng hầu hết người có học vị cao mang tầm ảnh hưởng lớn đều có trong mình ít nhất một tấm bằng đại học.

1 tiết học tại đại học

Nền tảng tri thức và những bài học có giá 0 đồng

Giáo dục là một trong những cách thức đơn giản nhất để tạo ra sự thay đổi. Kiến thức và kinh nghiệm là 2 thứ mà dù ít hay nhiều sinh viên đại học nào chắc chắn phải nhận được. Có thể các bạn nghĩ lượng kiến thức ngày ngày giảng viên nhồi nhét vào đầu chỉ thật sự phát huy tác dụng vào mỗi kỳ thi. Có ai thắc mắc rằng tại sao giáo trình có đủ thậm chí rất dày và nhiều chữ nhưng vẫn cần có giảng viên hướng dẫn không? đó chính là tầm quan trọng của sự truyền tải tri thức. Những kiến thức đó chỉ có thể học đại học bạn mới có cơ hội tiếp thu và mang nó làm hành trang trong cuộc đời mình.

Nền tảng tri thức

Có nhiều người lại mạnh dạn tuyên bố cho rằng: 4 năm học đại học tôi chẳng thấy mình rút ra được bài học gì chỉ thấy tốn tiền. Các bài học vẫn luôn hiện diện xoay quanh bạn trong các tiết học những chia sẻ, trải nghiệm truyền đạt kinh nghiệm sống mà giảng viên thể hiện trên lớp hoàn toàn miễn phí hãy góp nhặt nó, khi nhìn lại bạn sẽ nhận ra rằng mình đã thay đổi và phát triển như thế nào.  

Trường đại học là một xã hội thu nhỏ

Tạm thời rời xa quãng thời gian học cấp 3 có bố mẹ bảo bọc chào mừng các bạn đến với Đại học : nơi có sự kết hợp giữa trường học và trường đời. Những người bạn gặp trong lớp đại học đâu đó đại diện gần hết tất cả tính cách của những người trong xã hội và bạn sẽ gặp trong tương lai. Một lớp đại học sẽ hội tụ đủ các thể loại tính cách khác nhau: mọt sách, chăm học, ham chơi, kẻ thích gây sự chú ý, người mặc kệ mọi thứ lại có những người thuộc tầng lớp “con ông cháu cha” hay là vài bạn sinh viên tỉnh lẻ tự thân vận động. Tất cả những người bạn tiếp xúc trong lớp không phải là một xã hội thu nhỏ thì là gì và bản thân bạn có thể chọn lựa những cá nhân mà bạn cho là hợp cạ để gắn bó hết 4 năm đại học.

Trường đại học

Ở đại học việc xuất hiện các mặt tiêu cực là không thể tránh khỏi nhưng tất cả những điều đó đều là bước đệm giúp bạn đi vững hơn trên đoạn đường phía trước. Không còn là trang giấy trắng như thời cấp 3 đại học rèn luyện bạn trở nên dè chừng hơn cẩn thận hơn để phát triển tốt hơn nhưng bên cạnh đó bạn cũng nhận lại được rất nhiều và bạn nhận ra rằng những mối quan hệ có trong đại học thật sự quý giá.

Học đại học được nhiều hơn mất

Những năm tháng đại học sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên có ý nghĩa hơn, những người bạn luôn bên cạnh khi học đại học xa nhà. Những lần trải nghiệm thực tế ở trường ở khoa học được nhiều thứ thú vị hơn. Tập quen dần với một thành phố xa lạ khác quê hương để rồi sau này xem nơi đó như là nhà. Những quán cafe sinh viên hay các quán ăn vặt lê la cuối tuần với bạn bè chắc chắn còn đọng lại trong tâm trí kể cả sau này bạn ra trường và phải tất bật với cuộc sống mưu sinh.

Khoảng khắc tung cao chiếc nón cử nhân trên tay cầm tấm bằng đỏ chính là một cột  mốc của cuộc đời xác nhận bạn đã thật sự trưởng thành và đại học là một phần trong tiềm thức trong thanh xuân của mỗi bạn sinh viên.
Thật ra học đại học giống như là việc xây dựng một tòa nhà, nếu được xây từ những nguyên liệu tốt nhất và người xây là những người thợ lành nghề nhất thì căn nhà đó có trải qua bao nhiêu bão giông mưa nắng vẫn sẽ trường tồn. Bản thân bạn cũng vậy dù có vấp ngã hay thất bại thì những gì bạn nhận được khi học Đại học sẽ phần nào giúp bạn đứng dậy và đi tiếp hành trình trong tương lai.

Sắp ra trường cần tìm việc làm?

Tìm việc làm

Video liên quan

Chủ Đề