Tại sao ko nên ăn thịt chó

[Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.]

Hàng triệu con chó được tiêu thụ hàng năm ở nước ta đến từ đâu? Tuy hiện nay chúng ta có các trang trại nuôi chó lấy thịt, nhưng đó không phải là nguồn cung thịt chó duy nhất. Một lượng đáng kể thịt chó đến từ chó nhập lậu [chó nhập khẩu lậu từ nước ngoài] và chó bị trộm. Đơn cử như mỗi năm có khoảng 200.000 con chó được các tổ chức tội phạm vận chuyển từ Thái Lan vào Việt Nam, trong đó gần như toàn bộ là chó bị bắt trộm [theo thông tin từ cảnh sát Thái Lan].

Còn thịt chó nội địa Việt Nam thì có giai đoạn gần như đều là chó bị bắt trộm. Một lái buôn chó tại quận Tân Bình [TP HCM] từng cho biết: "Nguồn chó cung cấp trên thị trường hiện chủ yếu là chó bị bắt trộm, bị đánh bả, chó bệnh chết. Chó nuôi rất ít, nhiều lúc có cả chó dại người ta bán cũng mua về thịt và bỏ lại cho các nơi bán lẻ. Nhiều con bị ghẻ lở, nhưng sau khi cạo lông, bôi phẩm vàng đem trui lửa vàng ươm thì làm sao khách mua có thể phân biệt được chó bệnh".

Như vậy có thể thấy việc ăn thịt chó có ba vấn đề:

1. Rất không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

2. Khả năng cao đó là sản phẩm nhập lậu hoặc trộm cắp.

3. Gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần, tình cảm của nhiều người.

Phân tích điểm thứ ba, ta thấy không nên đánh đồng chó, mèo và các loài vật khác. Vì tuy rằng mọi loài đều biết đau khổ, đều nên được đối xử tốt, nhưng xét về ảnh hưởng đến người khác thì không giống nhau. Xin ví dụ để dễ hình dung, khi người thân của bạn bị xúc phạm và một người lạ bị xúc phạm, bạn sẽ cảm thấy rất khác nhau.

Hoặc ví dụ khác là việc chia rẽ tình thân như cha con, vợ chồng sẽ gây đau khổ cho các bên nhiều hơn rất nhiều so với việc tổn hại quan hệ bạn bè sơ giao. Nhiều gia đình, nhiều em nhỏ xem chó, mèo như những người thân của họ.

>> 'Văn minh không đến từ việc bỏ ăn thịt chó'

Ở một góc nhìn khác, việc nuôi chó mèo ở nước ta hiện nay thường mắc các lỗi như: nuôi chó thả rông cắn người, phóng uế nơi công cộng, gây tai nạn giao thông. Rõ ràng, đây không phải là việc làm đúng, vì nó gây hại đến cộng đồng. Tuy nhiên, đó là một vấn đề khác, cần được xử lý riêng. Ta không nên vì bức xúc một cái sai mà chấp nhận một cái sai khác. Vì làm như vậy là chúng ta đã phạm cùng lúc hai sai lầm, dẫn tới nhiều rối loạn và bất ổn hơn.

Có vài hành động mà chúng ta có thể làm để cải thiện các vấn đề trên:

1. Nếu không khẳng định được nguồn gốc thịt chó thì ta không nên ăn.

2. Nếu nuôi chó, ta cần rọ mõm, không thả rông.

3. Nên ủng hộ pháp lý đặc biệt đối với việc trộm chó và ăn thịt chó, vì nó gây đau thương và nhiều vấn đề hơn là trộm và ăn những thứ khác.

Mong nhận được chia sẻ của mọi người về chủ đề này.

    Đang tải...

  • {{title}}

>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.

Nhân

Dịch nCoV - tiếng kêu cứu từ những 'khu rừng lặng thinh'

'Người văn minh không ăn bất cứ con gì tìm được'

Thông tin về việc 'sử dụng thịt chó làm thực phẩm - thói quen nên từ bỏ' xuất hiện trên trang web của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Ban Quản lý an toàn thực phẩm [ATTP] TP.HCM vừa đăng tải bài viết trên website khuyến cáo một số người dân có thói quen ăn thịt chó vì cho rằng thịt ngon, có nhiều đạm. Khuyến cáo "nên từ bỏ ăn thịt chó" của Ban quản lý ATTP TP xuất phát từ một số nguyên nhân như: chó là vật nuôi được thuần hóa và gắn bó với cuộc sống của con người từ rất lâu; chó không những giúp người chủ trông nhà mà còn được xem như là "thành viên trong gia đình".

Bên cạnh đó, theo Ban quản lý ATTP, mặc dù pháp luật nước ta không cấm sử dụng thịt chó, nhưng cũng không đưa loài chó vào danh mục  vật nuôi để giết thịt làm thực phẩm cho con người. Và việc chăn nuôi, giết mổ, sử dụng thịt chó chưa qua kiểm dịch, kiểm soát, tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe do thịt nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là virus gây bệnh dại; nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là trứng và ấu trùng không phát triển thành giun trong ruột mà xâm nhập vào gan, phổi, các phủ tạng khác, thậm chí có thể xâm nhập vào cả não và mắt.

Phản đối vì chó mèo là bạn

Nguyễn Thị Ngọc Hiệp, hoa khôi du học sinh tại Nhật Bản năm 2017, cho biết người Nhật không ăn thịt chó. Ở Nhật, tỷ lệ người cao tuổi neo đơn rất cao, không có con cháu nên chó mèo [đa phần là chó] được ví như con cái, bạn bè. Rất dễ bắt gặp hình ảnh các cụ già dắt chó cưng đi dạo công viên, đường phố... Và họ nuôi chó cho đến già chết, đi chôn. Giống chó ở Nhật cũng đa dạng chủng loại, đa phần chó cảnh [nhỏ nhỏ xinh xinh] và giá thành cũng không hề rẻ. Trong suy nghĩ của người Nhật, chó không thể là thức ăn được. Họ cảm thấy kinh tởm khi nghe ai đó nói đã từng ăn thịt chó.

"Nhưng ở những nước như Hàn Quốc, Việt Nam..., do ý thức và văn hóa nên rất khó bỏ hẳn thói quen ăn thịt chó. Ở Việt Nam muốn thay đổi thì cần nhiều thời gian và tuyên truyền lâu dài".

Nguyễn Thơ, nhân viên truyền thông tại hệ thống siêu thị Giga mall, cũng cho biết: “Tôi luôn xem chó mèo là những người bạn. Chúng không phải là động vật nuôi để ăn thịt. Tôi ủng hộ nên từ bỏ ăn thịt chó mèo. Đó là điều chúng ta cần phải làm. Hãy trở thành những người văn minh, yêu động vật.”

Ăn thịt chó có thiếu văn minh? 

Lê Châm, nhân viên Công ty truyền thông 20She Store [TP.HCM], lại phản đối khuyến cáo này. Theo Châm, nếu khuyên bỏ ăn thịt chó thì phải cho lý do chính đáng. Nếu có chứng cứ khoa học chứng minh ăn thịt chó dễ gây bệnh thì nên từ bỏ. Nhưng hiện nay không có chứng cứ rõ ràng nào. Thịt chó lại là thịt bổ dưỡng ngon miệng. Tại sao lại không ăn? 

"Nói rằng ăn thịt chó có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng không ổn. Nếu nói như vậy các loại thịt khác cũng không an toàn. Quan trọng là chế biến như thế nào thôi", Lê Châm cho biết. 

Chu Minh Tiến [28 tuổi], làm trong ngành truyền thông tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM, cho biết: "Từ nhỏ tới lớn tôi sinh ra trong gia đình thường ăn thịt chó. Vì vậy, tôi cảm thấy đây là chuyện hết sức bình thường. Vấn đề là làm sao để biết được chó mình ăn có bệnh gì hay không? Chế biến có bảo đảm an toàn hay không? Còn những chuyện khác tôi không quá nặng nề".

Phạm Linh, phóng viên một tờ báo tại TP.HCM, cũng cho biết anh không đồng ý lắm với khuyến cáo này. Đặc biệt là những người chê trách người ăn thịt chó là thiếu văn minh.

Phạm Linh chia sẻ: "Việc yêu động vật, không thích người ăn thịt chó là quyền tự do của mỗi người, nhưng đừng cho rằng người ăn thịt chó là kém văn minh... Mỗi người có cách nhìn, quan điểm khác nhau, tại sao lại cãi nhau chuyện có nên ăn thịt chó?"./.

Theo thanhnien.vn

Thịt chó là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Người ta tính ra, cứ 100g thịt chó cho 20g protein, 28g lipit, canxi, photpho và sắt, và nhiều loại muối khoáng, vitamin khác…

Theo y học cổ truyền, loại thịt này có tính nóng, vị mặn, khi dùng loại thực phẩm này bồi bổ cho cơ thể sẽ giúp tăng cường sinh lý, tăng cường sức đề kháng, chữa bệnh phong thấp, tăng cường gân cốt, cơ bắp, bổ thận tráng dương,… Rất nhiều công dụng tăng cường sức khỏe, chữa các chứng bệnh mùa lạnh,…

Những món đại kỵ với thịt chó

Cá chép

Thịt chó có tính cam ôn giúp sinh thủy khí, thấp nhiệt. Cá chép có tính vị cam giúp hạ thủy khí, nếu kết hợp 2 món này lại với nhau dễ sinh chứng hàn, nhiệt, kiết lỵ,...

Ngoài cá chép, bạn cũng không nên ăn thịt chó cùng với các loại hải sản bởi dễ gây bệnh tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm đe dọa đến tính mạng.

Thịt dê

Nhiều người vô tư ăn thịt chó, thịt dê cùng lúc mà không biết hai thực phẩm này cực kỵ với nhau.

Thịt chó tính cam ôn, thịt dê lại tính đại nhiệt, khi ăn chung sẽ sinh ra chứng tích thực, khó tiêu rồi gây tả lỵ.

Tỏi

Tỏi cũng bị xem là đại kỵ với thịt chó. Theo các chuyên gia, tỏi đại tân, đại nhiệt, tương phản với thịt chó vị mặn, tính nóng. Khi ăn thịt chó cùng tỏi dễ sinh nhiệt gây nóng trong.

Nếu lỡ ăn phải, bạn có thể uống nước đỗ đen để hạ nhiệt.

Thịt gà

Một trong những thực phẩm kỵ với thịt chó chính là thịt gà. Người ta thường không ăn cùng lúc 2 thực phẩm này bởi thịt gà thịt chó đều có tính nhiệt, khi ăn cùng dễ tích nhiệt và gây ra đi kiết.

Giống như tỏi, nếu ăn thịt chó và thịt gà cùng lúc bạn có thể uống nước cam thảo để giảm nguy cơ đi kiết.

Nước chè

Rất nhiều người có thói quen, sau khi ăn thịt chó mắm tôm dùng nước chè để khử mùi tanh. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng việc kết hợp này lâu dài có thể sẽ dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe.

Vì trong thịt chó có chứa nhiều protein, còn trong nước chè lại chứa nhiều axit tannic. Nếu sau khi ăn thịt chó uống nước chè ngày thì axit trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong thịt chó tạo thành chất có tên gọi là tannalbin, loại chất này có tác dụng cầm, giữ làm cho ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm, khiến cho việc đi ngoài không thông, thậm chí gây táo bón. Như thế, chất độc và chất gây ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu gây nguy hại nghiêm trọng.

Những người không được ăn thịt chó

Người bệnh gút, huyết áp, tiểu đường

Thịt chó rất nhiều đạm, khi ăn vào sẽ khiến dư thừa chất đạm và gây ra các bệnh lý như gút, rối loạn mỡ máu, hay một số bệnh lý khác liên quan đến tim mạch. Với người bị bệnh gout, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, nếu ăn thịt chó, tình trạng bệnh sẽ càng tăng nặng.

Người bị bệnh mạch máu não

Người có bệnh mạch máu não ăn thịt chó rất có hại. Lý do là vì thịt chó thuộc tính nóng dễ dẫn đến huyết áp tăng cao, thậm chí có thể gây vỡ mạch máu não.

Phụ nữ có thai

Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên ăn thịt chó vì có thể khiến axit uric tăng lên dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật.

Người bệnh gan

Thịt chó là món ăn “khắc tinh” của người bệnh gan. Bệnh nhân viêm gan, gan nóng tuyệt đối không được ăn thịt chó vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Người có vết thương, mụn nhọt

Người có vết thương hở, lở loét thì tốt nhất không ăn thịt chó. Bởi thịt chó tính ôn nhiệt, nếu bị lở loét miệng mà ăn thịt chó, sẽ gây nóng trong làm bệnh nặng hơn.

Những người bị mụn viêm cũng không nên ăn thịt chó vì có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và lở loét nặng, vết thương khó lành.

Người thể trạng yếu, cảm mạo

Những người này tốt nhất không nên ăn thịt chó; do thịt chó có tính ôn nhiệt, làm tăng triệu chứng cảm mạo, phát sốt.

Mặc dù cũng chứa một hàm lượng đạm nhất định nhưng thịt chó vẫn chứa nhiều yếu tố độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến những người có thể trạng yếu.

Người âm hư, hỏa vượng

Nhiều người vẫn nghĩ ăn thịt chó để bổ thận tráng dương, tuy nhiên thực tế chưa có nghiên cứu nào công bố về tác dụng này. Vì vậy thịt chó không có tác dụng bồi bổ cho những người có thể chất âm hư.

Video liên quan

Chủ Đề