Vì sao người nhật bỏ tết cổ truyền

Người nhật hàng năm bắt đầu năm mới được tính từ ngày đầu tiên [ 1/1 ] của năm mới nhưng , thực tế bạn có biết rằng trong khu vực châu á chỉ có duy nhất Nhật Bản đón năm mới bằng lịch dương「新暦」 không ? ở các nước láng giềng như trung quốc và hàn quốc thì đều đón năm mới bằng lịch âm 「旧暦」.

Otaku là gì? Người Nhật nghĩ gì khi nghe đến từ “Otaku”?

Người nhật hàng năm bắt đầu năm mới được tính từ ngày đầu tiên [ 1/1 ] của năm dương lịch, Nhưng nếu chương trình và các bạn tìm hiểu sâu hơn về các nước trong khu vự thị các bạn sẽ thấy Nhật Bản là nước duy nhất đón năm mới bằng Lịch dương, các nước khác như trung quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Lào, và cả Việt Nam đều đón năm mới bằng tết âm lịch.

  • Vậy tết nguyên đán là gì ?
  • Ở nhật ko ăn tết nguyên đán ư ?

① Tết nguyên đán là gì ?

Tết nguyên đán là tết mà mọi người chào đón bằng lịch âm, Lịch mặt trăng, Ngần như tất cả các nước trong khu vực châu á đều mừng năm mới bằng Lịch Âm, theo tiếng Trung Quốc là "Tết Nguyên Đán"

Lịch được lưu hành hiện tại thường chia làm 2 loại 1 là Lịch Âm và lịch Gregorian [Lịch Dương] do lịch Dương có 365 ngày và lịch âm có 364 ngày nên vì thế càng ngày càng có sự xô lệch khi chuyển từ lịch này sang lịch khác

Chính vì vậy nên nơi này chuyển từ ăn tết Lịch Âm sang ăn tết Lịch Dương đã trở thành nước duy nhất trong khu vực ăn tết Lịch Dương,

② Tại sao ở nhật mọi người lại ko chúc mừng tết nguyên đán

Mặc dù tất cả các nước đều đón tết nguyên đán nhưng tại sao chỉ riêng nơi đây lại ko ăn tết nguyên đán ? .

Trước đây, vùng này ăn Tết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873.

Từ năm 1873 mảnh đất này đã chuyển sang ăn tết Dương Lịch, và kể từ đó Nhật Bản đã chuyển hẳn sang ăn tết Dương Lịch, Nhờ việc thay đổi này mà chính phủ nơi này đã tiết kiệp được số tiền khá lớn cho tháng lương thứ 13 của các công chức, thêm vào đó là giảm bớt được số ngày nghỉ của công chức đồng nghĩa với tăng sản lượng cho quốc gia. Còn 1 yếu tố quyết định cho việc từ bỏ ăn tết âm lịch đó là nơi đây không muốn chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nữa, Theo vùng này thì văn minh phương tây phát triển hơn văn minh châu á, từ khu nhìn thấy chiếc tầu đen [Black Ships, 黒船, kurofune] của hải quân Mỹ lúc ghé vào cảng Uraga 14/7/1853, mảnh đất này đã muốn tách ra khỏi Châu Á và theo bước của văn minh phương tây

75 8 83 158 bài đánh giá

Khoảng một thập kỷ gần đây, cứ mỗi dịp cuối năm thì một số người đề nghị gộp Tết. Họ xem đó như là một phát kiến có thể thay đổi kinh tế đất nước và hùng hồn cho đó là sự hoà nhập mạnh mẽ với thế giới.

Thế giới ngày càng phẳng hơn khiến các dân tộc, quốc gia có cơ hội giao lưu với nhau nhiều hơn bất chấp khoảng cách địa lý. Nhưng xin lưu ý rằng, những giá trị bản sắc, mang tính hồn cốt của dân tộc chính là những nét riêng, không ai trộn lẫn vào ai.

Việt Nam, nằm trong khối văn hoá Á Đông, vẫn còn dùng lịch âm dương và ăn Tết Nguyên đán. Tôi cho đây là những giá trị cần gìn giữ. Bởi có một quốc gia nằm trong khối đồng văn với chúng ta đã từ bỏ Tết cổ truyền vì để "không lỡ làm lỡ nhịp giao thương với thế giới và không làm trì trệ nhịp sống của cả nước" và bây giờ đã hối tiếc, đó chính là Nhật Bản.

>> Người bất lịch sự mới hỏi chuyện riêng tư ngày Tết

Ngày 3/2/1872, tức năm Minh Trị thứ 5, Nhật Bản chính thức xóa sổ Tết âm lịch, quyết định đón năm mới theo lịch của người châu Âu - tức ngày 1/1 hàng năm theo lịch dương.

Kể từ sau khi bỏ Tết âm, người Nhật bắt đầu canh tân đất nước và họ đã chuyển mình mạnh mẽ, khiến thế giới kinh ngạc như chúng ta thấy bây giờ. Nhưng cái giá phải trả là những giá trị tinh thần mất đi không bao giờ tái tạo được. Sự thịnh vượng kinh tế cũng đi kèm sự tiếc nuối.

Trong một bài phỏng vấn hồi năm 2014, công sứ Nhật Bản, ông Hideo Suzuki đã chia sẻ:

"Nhật Bản đã bỏ âm lịch để sử dụng dương lịch vì những đòi hỏi của nền kinh tế khi đó. Nhưng như tôi đã nói, Nhật Bản lẽ ra vẫn có thể giữ Tết Nguyên đán như một nét văn hóa cổ truyền và là sợi dây liên kết cộng đồng. Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa. Điều đó tạo ra một xã hội mở, nhưng mặt khác nó khiến con người mất đi bản sắc, sự nhận diện ‘chúng ta là ai?’".

Người Hàn Quốc từng có "cuộc chiến" 100 năm để giành lại Tết Nguyên đán. Vốn là sau khi bị người Nhật thống trị, lịch âm là đối tượng được "ưu tiên xóa bỏ" hàng đầu. Tết âm lịch bị gắn với cái tên Gujeong hay "Tết lỗi thời". Việc ăn mừng dịp Tết âm lịch thời đó là điều cấm kỵ.

Trong bức thư được đăng trên nhật báo Dong-A Ilbo ngày 14/2/1924, một nhà văn Hàn Quốc đã phẫn uất vì không thể có một cái Tết Nguyên đán "theo đúng nghĩa" và mô tả 10 ngày Tết ăn theo lịch dương như thể là "ngày Tết của ai đó, chứ không phải của dân tộc mình".

Sau khi độc lập, người Hàn khôi phục lịch âm của mình và đấu tranh giành lại ngày lễ cổ truyền, đến năm 1989, ngày Tết âm lịch được coi là ngày lễ chính thức của Hàn Quốc, với cái tên Seollal, kèm theo 3 ngày nghỉ.

Quay trở lại vấn đề các ý kiến cho rằng người Việt nên ăn gộp vào Tết dương. Vấn đề đâu phải nói suông là xong? Chúng ta có thể điều chỉnh ngày tháng trên những tờ lịch, nhưng không thể tác động được vào thời tiết: hoa mai, hoa đào đã nở chưa? theo nông lịch, người nông dân lúc ấy còn đang đang hối hả chuẩn bị cày bừa, sạ vụ Đông Xuân. Người dân nhiều vùng còn phải đợi mùa bão lũ đi qua qua mới gieo trồng hoa màu bán kiếm tiền dịp trước Tết.

>> Mới vào Nam lập nghiệp không nhất thiết phải về quê ăn Tết

Người Mỹ có lễ Tạ Ơn chỉ khoảng một tháng trước Giáng Sinh nhưng họ vẫn giàu mạnh. Người phương Tây có kỳ nghỉ Đông mà họ vẫn phát triển kinh tế.

Tết Nguyên đán đơn thuần là ngày đoàn viên, thực hành đời sống tâm linh và là dịp để mỗi người nhìn nhận lại một năm đã qua. Dịp nghỉ này là quả bóng kích cầu mua sắm, tiêu thụ hàng hóa. Tôi cho rằng Việt Nam nên là nơi dung hòa văn hóa Đông - Tây thay vì lựa chọn và bài trừ như một số người đã nêu.

Tôi cho rằng vấn đề đáng lưu tâm bây giờ là làm nhiều không bằng làm ít mà năng suất cao. Ai dám chắc rằng nếu ăn gộp Tết thì kinh tế sẽ phát triển hơn trước? Đòi bỏ Tết Nguyên đán, không chỉ là bỏ đi văn hoá cổ truyền, mà đang cho thấy một số người trong chúng ta quá chú trọng đến "cần cù bù thông minh".

Tại sao không nghĩ ngược lại rằng nếu chịu khó tìm hiểu, học hỏi cái thông minh của người khác có thể chúng ta có quyền "lười biếng" nhiều hơn một chút.

Thanh Quang

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

    Đang tải...

  • {{title}}

Trước hết cần hiểu đúng về Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là Tết mà mọi người chào đón bằng Lịch Âm, Lịch mặt trăng. Gần như tất cả các nước trong khu vực Châu Á đều mừng năm mới bằng Lịch Âm, theo tiếng Trung Quốc là "Tết Nguyên Đán".

Lịch được lưu hành hiện tại thường chia làm 2 loại: Lịch Âm và Lịch Gregorian - Lịch Dương. Do Lịch Dương có 365 ngày và Lịch Âm có 364 ngày, nên vì thế càng ngày càng có sự xô lệch khi chuyển từ lịch này sang lịch khác.

Chính vì vậy, việc Nhật bản chuyển từ ăn tết Lịch Âm sang ăn tết Lịch Dương đã trở thành nước duy nhất trong khu vực ăn tết Lịch Dương.

Đương nhiên, tùy vào cách đón tết của mỗi nước, chúng ta không thể phủ nhận Tết Lịch Âm cũng biểu hiện cho một năm cũ đã qua, năm mới sắp tới. Nhìn chung, trong vai trò một quốc đảo, Nhật Bản vẫn rất độc lập và tách biệt với phần còn lại của châu Á.

Tại sao ở Nhật Bản mọi người lại không chúc mừng Tết Nguyên Đán?

Trước đây, Nhật Bản ăn Tết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873. Từ năm 1844 đến ngày 31 tháng 12 năm 1872 [ngày 2 tháng 12 năm Minh Trị thứ 5] người Nhật đón Tết theo lịch Thiên Bảo.

Ngày 3 tháng 12 năm Minh Trị thứ 5 được sửa đổi thành ngày 1 tháng 1 năm Minh Trị thứ 6 [năm 1873]. Việc sửa đổi này đã được chính phủ Nhật công bố vào ngày 9 tháng 11 năm Minh Trị thứ 5 [9/12/1872] và được áp dụng vào tháng sau đó.

Nhờ việc thay đổi lịch này mà chính phủ Nhật Bản đã tiết kiệm được tiền trả lương tháng 13 cho công chức [vì nếu tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận] và giảm bớt ngày nghỉ, tăng sản lượng quốc gia.

Trên thực tế, lý do Nhật Bản muốn dùng lịch phương Tây là vì tính chất thời điểm. Giới lãnh đạo Nhật đương thời muốn thoát khỏi vòng ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc, vì nhận thấy rằng văn minh phương Tây đã phát triển hơn châu Á về nhiều mặt. Nhật Hoàng ra lệnh đổi lịch nhằm khớp lại toàn bộ nền khoa học của Nhật Bản cho giống với phương Tây, thay vì để khớp với "lịch làm ăn" như nhiều người vẫn nghĩ.

Người Nhật có còn sử dụng Lịch Âm không?

Trước đây, người Nhật sử dụng lịch của người Trung Quốc [Âm Lịch]. Đến năm 1873, lịch phương Tây du nhập vào Nhật Bản và hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến, chẳng hạn trên tất cả các tờ lịch, cuốn lịch thì đều ghi số năm theo lịch phương Tây.

Tuy nhiên, người Nhật vẫn áp dụng cách đếm năm theo cách riêng của họ, đó là hệ thống đánh số các năm theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng đương thời. Cách đánh số này được áp dụng rất thông dụng trong các form mẫu, giấy tờ ở khắp nơi tại Nhật.

Ví dụ, năm 2011 gọi là năm Heisei 23, có nghĩa là năm thứ 23 trị vì của Nhật Hoàng hiện tại - Nhật Hoàng Akihito. Tuy nhiên, năm đầu tiên trị vì của một Nhật Hoàng không được ký hiệu là 1, tức là sẽ không có Heisei 1, mà được gọi là Gannen [ví dụ Heisei Gannen]

Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia trên thế giới đón Tết Âm Lịch. Thậm chí, tại Malaysia và Singapore, do có nhiều chủng dân cùng sinh sống nên người ta mừng năm mới tới 4 lần. Tại Thái Lan, Campuchia, Lào, người dân ăn tết theo Phật lịch, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 [Dương lịch] mỗi năm.

Người Nhật Bản từng muốn khôi phục Tết Nguyên Đán cổ truyền

Trong một lần trả lời báo giới Việt Nam, Công sứ Nhật Bản - Hideo Suzuki từng chia sẻ, vào thời kỳ công nghiệp hóa dưới thời Minh Trị, việc chuyển từ ăn Tết Nguyên Đán cổ truyền sang Tết Tây là rất cần thiết. Còn ngày nay, đang có một luồng dư luận tại Nhật cho rằng nên khôi phục Tết Nguyên đán cổ truyền.

Bởi theo dương lịch, ngày 1/1 hằng năm sẽ bắt đầu mùa xuân, nhưng trên thực tế, thời tiết tại Nhật vô cùng lạnh giá trong tháng 1. Vì vậy, rất khó cho mọi người cảm nhận một mùa xuân mới đang về.

Còn nếu theo Âm Lịch cổ truyền, mùa xuân sẽ đúng hẹn hơn, vì ngày đầu của mùa xuân thường rơi vào tháng 2. Khi đó, hoa mận đã nở khắp nơi và khoảng 1 tháng sau [tháng 3 dương lịch], sắc xuân sẽ tràn ngập tại Nhật Bản với hoa anh đào nở.

Vị công sứ Nhật Bản từng nhấn mạnh:

"Nhật Bản đã bỏ âm lịch để sử dụng dương lịch vì những đòi hỏi của nền kinh tế khi đó. Nhưng như tôi đã nói, Nhật Bản lẽ ra vẫn có thể giữ Tết Nguyên đán như một nét văn hóa cổ truyền và là sợi dây liên kết cộng đồng. Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa. Điều đó tạo ra một xã hội mở, nhưng mặt khác nó khiến con người mất đi bản sắc, sự nhận diện "chúng ta là ai?".

Đây là một vấn đề lớn, thậm chí về khía cạnh an ninh quốc gia. Một quốc gia có thể có trong tay những máy bay chiến đấu hiện đại nhất, tinh xảo nhất, nhưng nếu những người điều khiển máy bay không có ý chí mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền quốc gia thì các máy bay hiện đại ấy chẳng có tác dụng gì.

Bên cạnh đó, con người chỉ có sức mạnh khi họ đoàn kết và cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng để đoàn kết mọi người. Đây là lý do nhiều người Nhật Bản muốn khôi phục lễ hội đón năm mới cổ truyền, với mong muốn giúp làm tăng sức mạnh cộng đồng".

Video liên quan

Chủ Đề