Vì sao mất tim thai

Trong tuần này, hãy tìm hiểu kỹ năng sống sót mà con bạn có thể làm ngay bây giờ trong bụng bạn. Trong tuần thai thứ 13 này, bé đã phát triển đáng kể, dài 9cm và nặng khoảng 43g. Cùng iMediCare tìm hi...

Đọc tiếp

Khám thai là việc làm cần thiết giúp mẹ biết được tình trạng phát triển thai nhi, để kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của cả bé và mẹ. Vì vậy, mẹ đừng quên những mốc siêu âm thai quan trọng này nhé...

Đọc tiếp

Khi biết mình có bé, với những người đầu tiên làm mẹ, hẳn bạn sẽ khá băn khoăn và lo lắng không biết mình nên đi khám thai khi nào? Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Có rất nhiều câu hỏi mà nhiều ...

Đọc tiếp

Tim thai chậm là hiện tượng tim đập yếu hơn so với thông thường, dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non hoặc dị tật tim bẩm sinh khi sinh, mẹ nên siêu âm, khám và điều trị nếu có dấu hiệu tim thai chậm. ...

Đọc tiếp

Chưa thấy tim thai ở tuần thứ 8 khiến nhiều mẹ mang thai lần đầu dễ lo lắng thái quá về phát triển của thai nhi. Dưới đây là những thắc mắc phổ biến nhất cho mẹ về tim thai của bé. Dự đoán giới...

Đọc tiếp

Giới tính thai nhi luôn là một điều được nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm. Dựa vào nhịp tim thai nhi, bác sĩ có thể phán đoán được giới tính của thai nhi đấy nhé. Vậy nhịp tim thai nhi bé trai là bao nhiê...

Đọc tiếp

Tư thế nằm của thai nhi là yếu tố quyết định rất lớn đến việc mẹ bầu đẻ thường hay đẻ mổ. Khi mang thai, tư thế năm ngủ cũng rất quan trọng, nó giúp bà bầu ngủ ngon, lợi cho sức khỏe cho cả mẹ và thai...

Đọc tiếp

Cách đếm thai máy là một trong các kiến thức thai sản mà mẹ bầu cần phải nắm vững và hiểu rõ. Bé máy như thế nào là khỏe mạnh? Tín hiệu nào cho thấy con đang có điều bất ổn? Những hướng dẫn từ phương ...

Đọc tiếp

Bạn đang có bầu, bạn đang phân vân với câu hỏi nhịp tim bình thường của bà bầu là bao nhiêu? Với một phụ nữ bình thường, nhịp tim của bạn sẽ đập trung bình khoảng 70 nhịp/phút. Tuy nhiên, khi mang đến...

Đọc tiếp

Dự đoán giới tính thai nhi thông qua nhịp tim thai theo kinh nghiệm dân gian: nhịp tim nhanh trên 140 sinh con gái, tim thai đập đều, chậm mang thai con trai chỉ là dự đoán, chưa được khoa học chứng m...

Đọc tiếp

Bạn đang háo hức có em bé hay chuẩn bị mang thai thì hãy trang bị cho mình những kiến thức phòng bệnh tim mạch cho thai nhi một cách sẵn sàng và đầy đủ nhất. Chắc hẳn mẹ bầu bầu nào cũng khó tránh khỏ...

Đọc tiếp

Những mẹ bầu được chẩn đoán tim thai yếu luôn thắc mắc tim thai yếu nên ăn gì? Lựa chọn một chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng, tránh được những đồ ăn có hại sẽ giúp cải thiện tình trạng tim thai yế...

Đọc tiếp

Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc của mẹ nhé!

1. Tim thai phát triển như thế nào?

Trước khi giải đáp thắc mắc tại sao mất tim thai rồi lại có, mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu tim thai là gì và quá trình hình thành tim thai của bé mẹ nha!

Ngay từ ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai bắt đầu xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Sau đó, mạch máu này sẽ xoắn lại và phân chia dần, là tiền đề phát triển tim thai. Bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ, tim thai mới thực sự lớn dần.

Ở tuần thai thứ 7, tim thai phát triển và bắt đầu phân thành buồng trái và buồng phải. Đến tuần thứ 11, tim thai sẽ đập nhẹ và gần như hoàn thiện ở tuần thứ 12. Rồi dần dần tim thai đập rõ hơn và đến tuần thứ 16 của thai kỳ, tim thai đã có khả năng bơm máu cho bé với một lượng 24 lít/ngày, tăng dần theo sự phát triển của bé yêu. Lúc này, mẹ hoàn toàn có thể nghe được nhịp tim của bé nhờ sự trợ giúp của bác sĩ đấy ạ.

Sang tuần thứ 20 của thai kỳ, mẹ có thể sử dụng ống nghe y tế, ứng dụng nghe tim thai để nghe được tim thai của bé. Nhịp tim sẽ vào khoảng 170 nhịp/phút và sẽ chậm dần cho tới lúc bé chào đời.

Như vậy, mẹ có thể thấy rằng tim thai của bé được hình thành từ rất sớm, tuy nhiên sự phát triển của tim thai phụ thuộc vào cơ địa mỗi mẹ. Mẹ cần hết sức cẩn thận, quan sát kỹ lưỡng để bảo vệ tim thai vì có rất nhiều trường hợp thai chết lưu trong bụng mẹ.

Tim thai bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 16 của thai kỳ

2. Mất tim thai rồi lại có: điều kỳ diệu có xảy ra không?

Mẹ hẳn sẽ rất lo lắng và bất an nếu tim thai mất đột ngột do tim thai đại diện cho sự sống của bé yêu trong bụng mẹ. Vậy tại sao mất tim thai rồi lại có? Mẹ có thể tham khảo những nguyên nhân dưới đây nhé!

2.1. Nguyên nhân mất tim thai là gì?

Khi được bác sĩ thông báo mất tim thai, mẹ hãy cố dằn lại sự hoảng sợ và hết sức bình tĩnh. Có 3 nguyên nhân để lý giải hiện tượng có tim thai rồi lại mất, đó là:

  • Do thai chết lưu trong bụng mẹ

Đây là nguyên nhân chính dẫn tới mất tim thai. Thai lưu thường có biểu hiện đau bụng, chảy máu âm đạo… tuy nhiên nhiều trường hợp sẽ không xuất hiện triệu chứng nào. Lúc này, mặc dù rất đau buồn, mẹ hãy làm theo chỉ định đình chỉ thai nghén của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng mẹ nhé.

Hiện tượng có tim thai rồi lại mất
  • Do thai bị rối loạn nhịp tim

Đây là một trường hợp khá hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra trong một thời điểm nào đó của thai kỳ. Rối loạn nhịp tim ở thai nhi là hiện tượng nhịp tim tăng nhanh, chậm lại hoặc dừng đột ngột. Hiện tượng này mang tính tạm thời, lành tính, tuy nhiên vẫn có số ít trường hợp thai tử vong.

Mất tim thai rồi lại có do thai nhi bị rối loạn nhịp tim
  • Do sự cố máy móc

Trường hợp này xảy ra do trục trặc máy móc hoặc lỗi thiết bị khiến mẹ tưởng rằng tim thai bị mất. Bên cạnh đó, cũng có thể là do thai nằm ở vị trí khó siêu âm nên kết quả không chính xác. Đặc biệt là ở tuần 6 – 8 trong thai kỳ, khi tim thai còn rất yếu ớt thì có thể thiết bị không đủ nhạy để nghe thấy. Do đó, mẹ nên kiểm tra ở nhiều chỗ khác nhau để đối chiếu hoặc mẹ có thể đợi thêm 1 tuần rồi đi khám lại để kiểm tra.

Hai nguyên nhân sau chính là “điều kỳ diệu” khi mẹ bị mất tim thai rồi lại có đấy ạ. Tuy nhiên, trường hợp như vậy rất hy hữu. Dù vậy, ở bất kỳ trường hợp nào mẹ cũng nên giữ bình tĩnh và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ mẹ nhé!

Mất tim thai rồi lại có

2.2.Dấu hiệu của mẹ khi mất tim thai

Vậy tại sao có tim thai rồi lại mất? Hiện tượng mất tim thai đột ngột thường xảy ra khi thai chết lưu trong bụng mẹ. Một số dấu hiệu tiêu biểu giúp mẹ có thể nhận biết thai chết lưu để kịp thời đến bệnh viện như sau:

  • Máu chảy ra từ âm đạo: Nếu mẹ nhận thấy máu tiết ra từ âm đạo có màu sẫm thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng trong tử cung. Nhiễm trùng có thể làm suy giảm túi màng xung quanh em bé, điều này sẽ làm nhiễm trùng trong tử cung hoặc có thể khiến cho nước ối của mẹ bị vỡ.
  • Biểu hiện ốm nghén giảm đi
  • Không thấy bụng to lên
  • Đau bụng nhẹ đến nặng
  • Sốt cao.
  • Chóng mặt
  • Kiểm tra không thấy nhịp tim
  • Đau lưng dữ dội
  • Chuột rút

Đây là một số biểu hiện mẹ cần lưu ý. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ không hề xuất hiện triệu chứng nào khi bé mất tim thai đột ngột. Để chẩn đoán một cách chính xác, mẹ nên ngay lập tức đi khám và có biện pháp xử lý cần thiết nếu thai chết lưu.

Một số dấu hiệu khi mất tim thai

2.3.Mẹ nên làm gì khi mất tim thai

  • Hiện tượng mất tim thai đột ngột luôn làm mẹ lo lắng, hoảng loạn, bất an và hy vọng liệu có xảy ra trường hợp mất tim thai rồi lại có không. Lúc này, người thân trấn an mẹ đầu tiên phải bình tĩnh, vẫn có thể là do nguyên nhân từ máy móc hoặc thai bị rối loạn nhịp tim.
  • Mẹ nên đến các cơ sở y tế khác để kiểm tra lại và đối chiếu kết quả nếu nghi ngờ thiết bị đo không chính xác hoặc thai nhi nằm ở vị trí khó siêu âm nên máy không phát hiện được.
  • Tái khám 3 – 7 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì có nhiều trường hợp thai nhi bị rối loạn nhịp tim thì sẽ xảy ra trường hợp mất tim thai rồi lại có đấy ạ.
  • Tuy nhiên, trong trường hợp là thai chết lưu, thì không còn cách nào khác, mẹ cần can thiệp loại bỏ thai ra ngoài, kết thúc quá trình thai nghén theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ nên thực hiện toàn bộ quá trình hút thai lưu tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín do bác sĩ có chuyên môn thực hiện và đảm bảo thiết bị y tế đầy đủ và hiện đại để tránh tối đa các biến chứng về sau.
Mẹ nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ khi phát hiện mất tim thai

3. Làm thế nào để tim thai luôn khỏe mạnh?

Để tránh xảy ra việc mất tim thai rồi lại có cũng như bảo đảm sự phát triển toàn diện của bé trong bụng mẹ, thì trong suốt quá trình thai nghén, mẹ hãy lưu ý những điều sau nhé!

  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý: Có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hài hòa, phù hợp sẽ giúp mẹ tránh căng thẳng, lo lắng và luôn giữ một tinh thần vui vẻ để yên tâm dưỡng thai.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và axit folic: Một thực đơn ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ đảm bảo sức khỏe của mẹ mà con tốt cho sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, bổ sung axit folic sẽ làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Tránh rượu bia, tránh xa khói thuốc lá: Do nếu mẹ uống rượu thì một lượng cồn sẽ tích tụ trong cơ thể thai nhi và ngăn cản bé hấp thụ đủ dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết để hình thành nên các cơ quan trong cơ thể.
  • Không sử dụng chất kích thích: Chất kích thích sẽ gây thiếu oxy và dinh dưỡng khiến suy thai. Bên cạnh đó, sử dụng chất kích thích chính là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh và các biến chứng khác ở bé.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc tây, thuốc nam… chỉ sử dụng khi bác sĩ chỉ định: Mẹ chỉ nên sử dụng thuốc theo quy định của bác sĩ và bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể bằng thực phẩm lành mạnh như hoa quả hay rau củ thay vì thuốc nam hoặc thuốc tây mẹ nhé!
  • Khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa: Việc này sẽ giúp mẹ phát hiện những dấu hiệu xấu một cách nhanh chóng và chính xác đồng thời có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
Mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt để thai nhi luôn khỏe mạnh

4. Những câu hỏi thường gặp khi mất tim thai

Góc của mẹ xin giải đáp một số thắc mắc của mẹ liên quan đến mất tim thai đột ngột.

4.1.Mất tim thai có mang thai lại được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có mẹ nhé! Hiện tượng có tim thai rồi lại mất thường nguyên nhân là do thai chết lưu. Lúc này, mẹ cần can thiệp các biện pháp loại bỏ thai ra ngoài theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, sau khi thực hiện xong quá trình lấy thai ra ngoài, mẹ cần một khoảng thời gian để hồi phục sức khỏe. Thai càng lớn thì thời gian hồi phục càng nhiều.

Sau khi nghỉ ngơi đầy đủ, sau khoảng 3 – 6 tháng sau khi lấy thai lưu, mẹ có thể mang thai trở lại do tử cung và các cơ quan sinh sản đã tái tạo lại như lúc đầu. Nhiều chuyên gia cho rằng, thông thường, thai chết lưu ở lần mang thai trước ít ảnh hưởng đến lần mang thai sau nên mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều đâu nhé! Mẹ hãy an tâm dưỡng sức để chuẩn bị một sức khỏe và tinh thần thật tốt, vậy là đủ!

Sau khoảng 3 – 6 tháng sau khi lấy thai lưu, mẹ hoàn toàn có thể mang thai lại

4.2.Những trường hợp nào thường hay mất tim thai?

Nếu mẹ thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì nguy cơ xảy ra hiện tượng có tim thai rồi lại mất sẽ cao hơn nên mẹ cần đặc biệt chú ý nhé!

  • Mang thai quá sớm, dưới 15 tuổi hoặc quá muộn, trên 35 tuổi
  • Mẹ mang song thai hoặc đa thai
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá trong khi mang thai
  • Mẹ có sẵn các bệnh nền trước khi mang thai như bệnh động kinh, cao huyết áp, tiểu đường…
Tại sao có tim thai rồi lại mất

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ phần nào biết được những nguyên nhân tại sao mất tim thai rồi lại có cũng như một số thông tin về việc mất tim thai đột ngột. Mẹ hãy luôn cập nhật Góc của mẹ để đón đọc những bài viết mới nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề